Y tế công cộng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Y tế công cộng là khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội.
Y tế công cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ nhưng có thể chia ra các phần: dịch tễ học, sinh thống kê và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội và sức khỏe nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công cộng.
Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe. Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp thì chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hơn so với phòng bệnh từ trước, chẳng hạn như khi bùng phát bệnh lây nhiễm. Chương trình tiêm chủng vắc-xin và phân phát bao cao su là những ví dụ về các biện pháp dùng trong y tế công cộng.
Nhiều quốc gia đã có cơ quan chính phủ riêng, thường là bộ y tế, để đưa ra câu trả lời cho vấn đề sức khỏe cộng đồng tới mọi gia đình.
Mục lục |
[sửa] Khái niệm
Ở Việt Nam,ngành y tế công cộng còn mới và thường bị nhẫm lẫn với ngành y học dự phòng hay vệ sinh-dịch tễ (trước kia). Hiện nay có xu hướng sử dụng thuật ngữ "y tế công cộng" hơn vì :
- Đây là thuật ngữ đang được thế giới sử dụng rộng rãi ( tiếng Anh : public health).
- Bao hàm ý nghĩa liên ngành chứ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực y tế.
[sửa] Lịch sử của y tế công cộng
Y tế công cộng là khái niệm hiện đại, mặc dù nguồn gốc có từ xa xưa. Từ thời kì sơ khai của nền văn minh con người, tình trạng ô nhiễm nước và thiếu nguyên tắc trong việc bố trí rác thải có thể tạo ra véc-tơ lây truyền bệnh dịch. Những chính phủ đã thiết lập nên nơi có quyền lãnh đạo và phát triển chính sách sức khỏe cộng đồng và những chương trình chống lại các nguyên nhân gây bệnh nhằm bảo đảm sự ổn định, an toàn, phồn vinh của quốc gia.
Từ trước thời La Mã, người ta đã biết nhiều về y tế công cộng: những hành động can thiệp hợp lý của người làm công việc rác thải là rất cần thiết cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực thành thị. Người Trung Quốc đã biết phát triển thói quen phòng dịch sau khi trải qua một trận dịch đậu mùa khoảng năm 1.000 trước công nguyên.
Cùng với sự phát triển của công cuộc công nghiệp hóa và chủ nghĩa thực dân là những cuộc di cư ồ ạt từ nông thông ra thành phố, những vụ dịch lớn liên tiếp nổ ra, dân chúng đông đúc sống trong những điều kiện vệ sinh tồi tàn, làm việc kiệt sức vì quá giờ trong những điều kiện không an toàn của các xí nghiệp bùng phát khắp nơi... đã cộng lại với nhau tạo ra những thảm họa. Đặc biệt nhất vẫn là tại những hải cảng, nơi bệnh tật được truyền từ nơi này qua nơi khác thông qua mọi đường truyền.
Biên niên sử nước Mỹ vào những thế kỷ 17-18 đã ghi lại hết đợt dịch này đến vụ dịch khác. Chúng đã để lại dấu ấn lên từng gia đình, từng cộng đồng, và thậm chí lên cả lịch sử. Thủ đô có lần phải dời khỏi Philadenphia do sự tàn phá của dịch sốt vàng năm 1793, Tuy vậy vụ dịch này đã giúp thành phố lần đầu tiên phải thành lập ban sức khỏe ngay trong năm đó. Đây cũng là đáp ứng có tính tập thể sớm nhất với các vụ dịch. Vì khoa học thời đó chưa xác minh chính xác được tác nhân gây bệnh là gì, thì chính việc rút ra khỏi vùng dịch cho tới khi nó giảm đi và cô lập những người bị bệnh hoặc người vừa nhiễm bệnh chính là sách lược được dùng. Sách lược này dựa chủ yếu trên một loạt các phản ứng sợ hãi, truyền thống, và cả sự suy đoán khoa học. Hoạt động của sách lược như vậy đã giúp con người chống trả có hiệu quả hơn với bệnh tật tuy nhiên lại gây các hậu quả khác khá nặng nề về mặt xã hội
[sửa] Lịch sử phát triển y tế công cộng ở Việt Nam
Từ ngày thành lập nước năm 1945, Việt Nam đã khẳng định y học dự phòng luôn là ưu tiên hàng đầu : phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống vệ sinh dịch tễ học theo mô hình Liên Xô nhấn mạnh vào việc phòng và chống các bệnh truyền nhiễm bởi lúc đó bệnh truyền nhiễm đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc bệnh tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế được thông qua các biện pháp đặc hiệu như dùng vắc-xin và không đặc hiệu như tuyên truyền .
Trong khi đó, những tiến bộ trong cách đề cập dịch tễ học đang diễn ra tại những nước phương tây, chủ yếu là các nước nói tiếng Anh, đang ngày một mạnh mẽ. Những tiến bộ đó chỉ được đưa vào một cách không chính thức thông qua các cuốn sách dịch tễ học được những người có dịp đi học, công tác tại các nước phát triển mang về và đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu và dần đưa vào giảng dạy đầu những năm 1980.
[sửa] 9 chức năng cơ bản của Y tế công cộng
-
- 1. Theo dõi và phân tích tình hình sức khoẻ
- 2. Giám sát dịch tễ học / phòng ngừa và kiểm soát dịch
- 3. Xây dựng chính sách và kế hoạch y tế công cộng
- 4. Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khỏe cộng đồng
- 5. Quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khỏe công cộng
- 6. Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong y tế công cộng
- 7. Tăng cường sức khỏe, sự tham gia của xã hội trong công tác chăm sóc sức khỏe và làm cho người dân có ý thức thực hiện được đó là quyền lợi của mình
- 8. Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng
- 9. Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp y tế công cộng mang tính chất đổi mới
[sửa] Những chương trình y tế công cộng
Ngày nay, hầu hết chính phủ các nước nhận thấy tầm quan trọng của những chương trình y tế công cộng trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng ốm yếu, và sự lão hoá, mặc dù y tế công cộng mặc dù nói chung, y tế công cộng nhận được ít hỗ trợ từ các quỹ chính phủ hơn so với y học lâm sàng.Trong những năm gần đây, những chương trình y tế công cộng đã cung ứng vắc-xin tiêm chủng đầy đủ, góp phần tăng cường sức khỏe một cách không thể tin nổi,bao gồm có việc xóa sổ bệnh đậu mùa, một bệnh dịch thảm họa của nhân loại trong hàng nghìn năm.
Một trong những kết quả quan trọng nhất của y tế công cộng là đương đầu với HIV/AIDS.
[sửa] Liên kết ngoài
- Trường đại học Y tế công cộng
- Hội y tế công cộng Việt Nam
- Public Health Agency of Canada
- Natural Resources Defense Council: Toxic chemicals and health
- Antony van Leeuwenhoek (1632-1723)
- Introduction to Virology
- John Snow: Mode of Communication of Cholera
- U Leicester Online Tutorials
- Centers for Disease Control: Public Health Information Network
- National Association of County and City Health Officials The national organization representing local public health officials; based in Washington, DC.
- Association of State and Territorial Health Officials Organization representing heads of state public health agencies.
- Globalization and Health A peer reviewed, open access journal
- Trust for America's Health A Washington-DC-based health research and policy organization
- Public Healthy.com Information on Public Health training, practice and research in the UK
- Population Health Forum
- The Solid Facts, the Social Determinants of Health
- Johns Hopkins School for Public Health