Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, nhiều khi còn được gọi là hệ ngôn ngữ Thái-Kadai, là một tổng hợp bao gồm vào khoảng 70 ngôn ngữ tập trung tại Đông Nam Á và miền nam của Trung Quốc. Đã có một thời hệ này được xem là một nhóm thuộc hệ Hán-Tạng. Ngày nay, hệ thống này được xem là một hệ riêng biệt và bao gồm 3 nhóm chính: Nhóm Hlai, Nhóm Kadai và Nhóm Kam-Tai.
- Nhóm Hlai: bao gồm 2 ngôn ngữ tại miền nam của Trung Quốc.
- Nhóm Kadai: bao gồm vào khoảng 10 ngôn ngữ dùng bởi các giống dân sống tại biên giới Việt Nam và Trung Quốc.
- Nhóm Kam-Tai: bao gồm vào khoảng 60 ngôn ngữ, có điển hình là tiếng Thái và tiếng Lào và được chia ra làm 3 phân nhóm.
[sửa] Sơ đồ của Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai
Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai
- Nhóm ngôn ngữ Hlai
- Nhóm ngôn ngữ Kadai
- Nhóm Bu-Rong
- Nhóm Ge-Chi: tiếng Cờ Lao, tiếng La Chi... tại Việt Nam.
- Nhóm Yang-Biao: tiếng La qua, tiếng La Ha... tại Việt Nam.
- Nhóm ngôn ngữ Kam-Tai
- Nhóm Be-Tai
- Nhóm Be: tiếng Lingao tại Trung Quốc.
- Nhóm Tai-Sek
- Nhóm Sek: tiếng Saek tại Lào.
- Nhóm Tai
- Nhánh Trung ương: tiếng Nùng, tiếng Tày, tiếng Mán Cao Lan... tại Việt Nam.
- Nhánh phía Tây-Bắc: tiếng Turung tại Ấn Độ.
- Nhánh phía Bắc: tiếng Choang (Zhuang) tại Trung Quốc, tiếng Thái Mèn tại Lào, tiếng Nhắng tại Việt Nam...
- Nhánh phía Tây-Nam: được chia ra làm nhiều nhánh nhỏ được điển hình bằng tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Shan của Myanma và các tiếng Thái tại Việt Nam như tiếng Thái Mãn Thanh.
- và 7 ngôn ngữ trong nhóm chưa được xếp loại.
- Nhóm Kam-Sui: bao gồm vào khoảng 10 ngôn ngữ tại miền nam Trung Quốc.
- Tiếng Lakkia tại Trung Quốc.
- Nhóm Be-Tai