Xuân nhật hữu cảm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xuân nhật hữu cảm I, II (春日有感) là hai bài thơ của Trần Quang Khải, được viết vào thời nhà Trần. Hiện còn hai bản lưu truyền của Ngô Tất Tố. [1] Bài thứ nhất đại ý nói mùa xuân, một người đóng chặt cửa, ngồi nhìn mưa bụi bay trên hoa mai, nghĩ đến ba phần ngày xuân đà bỏ phí hết hai, nay năm mươi biết sức đã suy, nhưng hào khí ngày nào vẫn còn, dùng vào chi hơn là đè ngọn gió Đông mà làm một bài thơ. Bài thứ hai nói cảnh đêm xuân gần tàn, dưới bóng trăng mờ thấy hơi lành lạnh ngọn gió đưa đến, sáng ra mấy chùm bông liễu trên không bay lạc vào gác, vài cành trúc đập vào hiên như muốn quấy rầy giấc ngủ, xa xa hình như đang mưa, trong gió đưa lại hơi mát làm mọi sự tươi tỉnh. Người sực nhớ giật mình, thấy mình không còn xuân trẻ, nay chỉ có ba chén rượu giải sầu, nhưng khi say cầm vỗ lại thanh gươm thời trẻ, thấy nhớ ngọn núi xưa nơi đã tung hoành một thời.
|
|
Văn học dân gian
Văn học viết
Tác giả và tác phẩm |
[sửa] Nguyên bản Hán văn và phiên âm, bài I
|
|
[sửa] Nguyên bản Hán văn và phiên âm, bài II
|
|
[sửa] Chú thích
- ^ Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần (VHĐT), Ngô Tất Tố, NXB Đại Nam, Khai Trí, Sàigòn, 1960, trang 94-95.