Thảo luận:Văn học Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục lục |
[sửa] Thông báo
Các thành viên có thể bổ sung vào các bài từ nguồn giáo trình điện tử sau: http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/
陳庭協 07:47, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)
[sửa] Phác thảo bố cục
Để tiện cho các thành viên, tôi đã phác thảo sơ bố cục của trang. Các thành viên hãy chỉnh sửa và hoàn thiện bố cục cho trang để ai đó nhập dữ liệu vào. Sự phân loại trên mang tính tương đối, cách phân loại này hiện đang được áp dụng phổ biến trong các giáo trình văn học tại Việt Nam. Trần Đình Hiệp 06:56, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Sao không có văn học sau 1975 nhĩ? Nguyễn Hữu Dụng 06:59, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Có nhưng copy nhầm, đã sửa.Trần Đình Hiệp 07:12, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Bố cục có cần phải dài một cách không cần thiết khi mục nào cũng có "Hoàn cảnh lịch sử", "Tình hình văn học", "Tác phẩm và tác giả" như thế không? Theo tôi có thể bỏ đi các tiểu mục đó hoặc tổ chức lại theo cách khác. Nguyễn Thanh Quang 13:30, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Các thành viên đang tìm một cách khác nhưng chưa ra, nếu không ra nữa sẽ theo bố cục này. Mathanhloi 13:36, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] Nhận xét
- Tôi nghĩ là 3 phân loại "thần thoại", "truyền thuyết" và "truyện cổ tích" nên được làm thành một.
- Có rất, rất, rất nhiều ca dao không có một từ Hán-Việt.
Mekong Bluesman 09:37, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- "Ca dao" là 1 thuật ngữ Hán-Việt có nghĩa là: "Ca dao" is a Sino-Vietnamese term. Nguyễn Hữu Dụng 02:17, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Cám ơn Nguyễn Hữu Dụng đã giải thích. Khi Avia cho thêm "1" (Tsk, tsk, tsk! Avia lười, Avia hư! Nên viết là "một") và ca dao được thêm hai dấu " thì những người như tôi hiểu ngay. (Lúc trước khi đó, vì một lý do không giải thích được, tôi đã nghĩ là Trần Đình Hiệp nói là ca dao dùng các thuật ngữ Hán-Việt, how wrong I was!). Mekong Bluesman 02:39, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Đúng là tôi thiếu một chữ số 1 (một), Avia đã thêm nên tôi thấy ổn rồi. Trần Đình Hiệp 03:04, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Tương lai theo tôi sẽ chia thành nhiều mảng nhỏ, hiện tại nếu tôi rảnh, tôi cứ tạm cập nhật theo ý chủ quan của tôi. Mekong Bluesman và các thành viên khác giúp tôi cập nhật thêm và chỉnh sửa, bố cục...để mang tính Bách khoa hơn. Một số tài liệu tôi có nhưng chưa đủ, một số cách nhìn nhận vấn đề (theo tài liệu) có thể đã bị lạc hậu...Trần Đình Hiệp 10:04, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi thấy anh Trần Đình Hiệp làm một bản sơ thảo rất đầy đủ và công phu. Tôi đề nghị nên có thêm phần tổng quan, trong đó đề cập các nét đặc thù của văn học Việt Nam, hay các vấn nạn/khó khăn đặc biệt mà các nước khác ít có, chẳng hạn như
- Văn-học-sử Việt Nam chịu nhiều thăng trầm theo lịch sử, nên tài liệu mất mát rất nhiều. Trước thời đại Bắc-thuộc ta không rõ có văn chương không, vì người Trung Quốc--theo chính sách thống trị họ vẫn làm một khi chiếm nước nhỏ-- đốt hết sách hoặc chở về TQ. Nếu còn, ta chỉ còn văn chương truyền khẩu từ thời đại nầy . Sau đó mỗi khi chinh chiến lại bị đốt, phá, hoặc chở về Tàu. Sau nầy nhiều tác phẩm chỉ còn lại tên, không còn lưu truyền.
- Văn chương VN bị phát triển gián đoạn mỗi khi ta thay đổi chử viết, ít nhất là 3 lần khác nhau (có thể là 4 nếu trước thời đại Bắc-thuộc ta có chử viết riêng). Điển hình như qua mười thế kỷ Bắc-thuộc, văn chương Việt nam chịu ảnh hưởng khá sâu xa của văn hóa và văn chương Trung Quốc, chưa đạt được đỉnh cao riêng của nó , lại bị chiến tranh làm gián đoạn. Việc này tái diễn qua thời tự trị, Pháp thuộc và độc lập, với chử nôm, chử quốc-ngữ, văn chương Việt Nam chuyển mình biến dạng mỗi khi chữ viết thay đổi.
- etc..
- Hổm rày tôi đang soạn một bài về văn học đời Trần cho wiki, chưa biết cho nó vào đâu khi viết xong, , haha , bây giờ đã có mái nhà để “gửi gấm.” Xin đa tạ, đa tạ !!! --Huỳnh Tường Minh 12:04, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Tôi đưa bản bố cục sơ thảo vậy thôi, cần mọi người thêm, bớt.. cho nó hay ho và wiki thêm một tý. Huỳnh Tường Minh và các anh chị khác cứ việc thêm bớt, bổ sung, chỉnh sửa...và nhất là thêm tay, thêm chân cho trang này sớm tương đối ổn định. Thực ra trang này cũng chỉ giới thiệu vài nét chính thôi chứ các bài liên quan khối lượng mới nhiều. Tôi chưa thể nghĩ ra, những tác phẩm sẽ làm thế nào để tự tải lên wiki được đây.Trần Đình Hiệp 12:58, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] 1&2
Hiệp coi lại thử Mục 1 (văn học dân gian) và 2 (đời Lý)... có ổn chưa nhé? Nếu ông băn khoăn ở chỗ tác phẩm tự tải thì tôi lại băn khoăn ở chỗ tên gọi: Lịch sử VHVN (văn học sử) hay Văn học VN (chú trọng nhiều đến tác phẩm)???
- Lịch sử Việt Nam đã có bài riêng, bài này chủ yếu nói về Văn học Việt Nam. Một số nét chính về lịch sử sẽ được nhắc lại và thường sẽ có câu đại loại: xem bài viết về Lịch sử Việt Nam hoặc đời Lý...Một số tác phẩm cũng sẽ đề cập như Chiếu dời đô; Hịch tướng sĩ...Tất cả các tác phẩm chỉ liệt kê và có thể nói sơ lược tên tác phẩm, tác giả. Còn nội dung tác phẩm, tiểu sử tác giả sẽ được liên kết đến một trang khác, có thể là Wikisource.Trần Đình Hiệp 03:28, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Có hai ý: Mục1 Văn học dân gian không thể bằng 2,3,4,5... vì về mặt hình thức (và ngôn ngữ...) văn học dân gian được xem như là dòng văn học tồn tại độc lập với với văn học viết. Lịch sử Việt Nam khác với Lịch sử Văn học Việt Nam chứ? Nhưng nếu H chỉ cần để lấy thông tin thì khỏi mắc công trả lời lại hỉ... :)
- Khác, khác và khác...khi trang này có nhiều thông tin, tôi có thể đề xuất bố trí hẳn trang riêng về Văn Học Việt Nam giống như trang Sinh học cho oai. Nhưng Văn Học Việt Nam thì nhiều mà chỉ mới ngần này thông tin đã đòi hỏi thì không nên.Trần Đình Hiệp 09:45, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] Văn học đời nhà Lý
Phần bắt đầu từ "...Văn học dân gian là nền tảng ..." đến cuối Mục 1 viết khá đầy đủ, nhưng tôi thấy nên cho vào bài định nghĩa Văn học dân gian , còn phần đầu của bài nầy nên dành để nói về những nét đặc thù của văn học dân gian hay văn chương truyền khẩu của Việt Nam chứ không nên giới thiệu chung và đinh nghĩa mỗi thể loại văn chương ở đây . Phần văn học đời Lý có nhận định tốt thì nên ghi chú sách tham khảo, vì có sách nhận định khác như vậy. --Huỳnh Tường Minh 16:37, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Anh HTM có thể sửa đổi theo ý anh để chúng ta có kết quả cuối cùng tốt nhất. Phần Văn học đời Lý, khi nào xong Mục "tác giả, tác phẩm", tôi sẽ dẫn nguồn tham khảo cụ thể. Nếu có sách nhận định khác như vậy, mong được anh bổ sung thêm. Nghe nói anh đã hoàn thành "văn học đời Trần"? Mong đợi. MT
Bởi thế nó đang cần sự tham gia của nhiều người. Thân mến.Trần Đình Hiệp 02:41, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Sau đây là hai nhận định về văn học đời Lý :
- Trong Việt-Nam Văn-Học Sử-Yếu, (Trung tâm Học-liệu, Bộ Giáo Dục VNCH, Sàigòn, 1968, Tr. 231) học giả Dương Quảng Hàm phê bình rằng văn học đời Lý không có tác phẩm nào quan trọng, tuy có nhiều văn tài xuất thân từ Nho-học hoặc Phật-học.
- Trong Việt-Nam Văn-Học: Văn Học Đời Lý (NXB Xuân Thu, Houston, TX, 1976) học giả Ngô Tất Tố phê bình rằng văn học đời Lý chỉ "lơ thơ," tổng kê chỉ có 4 bộ sách (Ngọc Điệp, Hình thư, Chư Phật Tích Duyên, Tăng Gia tạp Lục) và 7 bài văn (xem trang 16-17). Xem đến đoạn sau, ông phê bình còn gay gắt hơn, nguyên văn như sau
- ..."Hãy coi cái tôn-hiệu của Lý Thái Tổ thì biết. Trong lúc Thái-tổ mới lên ngôi vua, quần thần dựng tôn hiệu là Phụng thiên chí lý, ứng vận tự tại, thánh minh long hiện, duệ văn anh vũ, sùng nhân quảng hiếu, thiên hạ thái bình, khâm minh quang trạch, chương minh vạn bang, hiệu ứng phù cảm, uy chấn phiên man, duệ mưu thần trợ, thánh trị tắc thiên, đạo chính hoành đế"
-
- "Thật là lủng-củng lôi thôi, từ xưa đến nay chưa có vị hoàng đế nào tên tự dài dợ quái gở như thế. Hợp cả sức học của triều thần để đặt cho vua một cái tên, mà còn bất thông, đủ rõ trình độ Hán-học hồi nầy là thế nào" (Ngô Tất Tố, sđd, tr. 21-22)
-
- Tuy nhiên, cũng theo cụ Ngô, thì văn học đời Lý dưới thời Thái-tổ đáng gọi là ấu trĩ, nhưng qua đến đời Thái-tôn thì mới phát triển, và từ Nhân-tôn trở về sau thì coi như là thịnh.--Huỳnh Tường Minh 19:23, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nhà Lý bắt đầu khoảng 1000 năm trước đây (1009) nên cách viết (nhất là tên, hiệu hay bất cứ cái gì về hay của vua) phải có tính chất "tôn thờ" như vậy (đúng chữ và nghĩa tiếng Hán hay không là một việc tôi chưa muốn nói). Dương Quảng Hàm, tôi đoán là trong khoảng 150 năm cách đây, đã phải chê là "dài" và "quái gở".
Vậy mà tại thời điểm này, tại chính nơi này vẫn có nhiều người muốn viết như vậy! Hay gần như vậy!
Hãy hình dung một bài về vua Lý Thái Tổ mà trong đó mỗi câu nhắc đến vị vua này đều dùng cái tôn hiệu bên trên của ông ta...
Mekong Bluesman 20:38, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
- Hỡi ôi, thì Việt Nam hiện nay cũng vẫn thời phong kiến mà!
- Tôi chỉ xin đính chính với bác Mekong 1 điểm: người chê tôn hiệu của vua Lý "dài dợ quái gở" là Ngô Tất Tố. Và bổ sung thông tin: Dương Quảng Hàm là người của thế kỷ 20, chưa đến 150 năm. Avia (thảo luận) 03:32, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ, việc tôn trọng sự thật lịch sử không phải ở chỗ muốn hay không muốn. Ngô Tất Tố có thể chê tôn-hiệu Lý Thái Tổ (cũng như từng chê Lão Tử mơ muội, ngây thơ...) nhưng có thể làm thay đổi được cái "dài dợ" kia không? G.G 03:44, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Có khác gì Elizabeth II ngày nay đâu. Nguyễn Hữu Dụng 20:47, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
- Đúng! Nhưng Nguyễn Hữu Dụng chưa thấy tên hiệu hoàn toàn của ông Shah của Iran gần đây đâu. Trong bài bên English Wikipedia chỉ nói nó là His Imperial Majesty Shahanshah Aryamehr, nhưng sự thật là nó dài lắm - viết 1/2 trang 8×10, tôi còn nhớ. Khi nào tôi tìm ra tôi sẽ viết nó lên đây. Mekong Bluesman 21:54, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
Tôi không theo dõi được dòng thảo luận nầy --heheh, chắc trời lạnh quá óc bị đông luôn. Có ai đang muốn viết tôn hiệu cho ai vậy ? Tôi đọc đi đọc lại vẫn không thấy chỗ nào đáng gọi là "dài dợ quái gở" tại nơi nầy, thời điểm nầy cả ? --Huỳnh Tường Minh 03:44, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
-
- Ngài Đại đế, Đại anh hùng, Đệ nhất Vương miện Khổng lồ của Vũ trụ và Phản vũ trụ, Tổng Toàn quyền Ngân hà, Thượng Thủ tướng Thái Dương Hệ Mekong Bluesman I ... để trả lời Huỳnh Tường Minh. Mekong Bluesman 04:09, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
[sửa] Thiền Uyển Tập Anh
-
- Trong bài đầy có ghi rằng Thiền Uyển Tập Anh là tác phẩm đời Lý, nhưng trong những tài liệu của tôi về văn chương đời Lý thì không thấy tác phẩm này, và theo tài liệu từ Việt Nam thì tác phẩm này sáng tác đời Trần, vào năm 1337, hơn 100 năm sau khi nhà Lý không còn.(xem tại đây [[1]] ) Xin bạn nào cho tài liệu tham khảo (nếu được) về tác phẩm này là từ đời Lý...Xin cám ơn trước . --Huỳnh Tường Minh 21:21, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Theo tôi 1 cách "dể(hay khó)" là tìm biết vị sư tên gì là tác giả của Thiền Uyển Tập Anh thì có có thể biết tác phẩm đó có mặt từ khi nào ... Rất có thể vị sư đã sáng tác ra trong thời gian sớm (đời Lý chẳng hạn) nhưng vì lý do là nhà tu nên tác phẩm đó chỉ truyền đi giới hạn (trong phạm vi chùa địa phương chẳng hạn) cho đến đời Trần mới được nhiều người biết tới. Nhưng dây chỉ là thí dụ thôi không chắc xác thực. Thật sự, TS Lê Mạnh Thát đã có 1 công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ về tác phẩm này xin xem ở đây, ông là nhà nghiên cứu Phật học lớn, hy vọng tài liệu ông viết có thể có độ tin tưởng cao.
- Thiền uyển tập anh ra đời vào khoảng 1337 --> Úng với đời Trần chớ không phải Lý
- Đó là xác nhận của TS Phật học Lê Mạnh Thát; tôi không dám phán rằng ông này đúng 100% hay bao nhiêu % trong mọi chuyện nhưng 1 chuyên gia đã có nhiều nghiên cứu thì chắc thông tin là đáng tin cậy.
- Mong tác giả bài viết Văn học Việt Nam có thể đưa ra luận giải (dưa vào tại liệu nào ?) nào xác đáng hơn để bảo vệ quan điểm Thiền uyển tập anh có từ đời Lý còn không chúng ta nên điều chỉnh lại.
- LĐ
Có tài liệu trên mạng, giáo trình của khoa Sư phạm Đại Học Cần Thơ, về văn học Việt Nam trung đại, đời Lý - Trần.(xem tại đây [[2]]) Phần giới thiệu văn học đời Lý có thể hiểu (infer) là Thiền Uyển Tập Anh (TUTA) viết vào đời Lý. Nếu ai (gồng mình) đọc hết bài biên khảo của TS Thát ở trên thì hiểu là sách viết đời Trần nhưng nói về nhân vật đời Lý --Huỳnh Tường Minh 01:41, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Huỳnh Tường Minh đọc có quá...nhanh không. Tôi chỉ thấy chỗ đó nhận định: ...Theo sách Thiền uyển tập anh, đời Lý có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác...(đâu có nói TUTA ra đời thời đó đâu?)
- Nguồn này không biết có tin cậy không khi viết: Sách này bắt đầu được biên tập vào khoảng trước năm 1134 cho đến đầu thế kỷ thứ mười ba thì hoàn tất.
- Bài viết VHVN sẽ là bài viết của một tập thể. Phần văn học đời Lý là của một thành viên (ẩn danh) nên Thiền uyển tập anh có từ thời nào có lẽ thành viên đó có quan điểm riêng. Tôi cũng sẽ nghiền ngẫm lại Thiền uyển tập anh và có thể đưa ra quan điểm của mình. Vấn đề điều chỉnh, tất nhiên sẽ có sau khi có sự đồng thuận của các thành viên. Tôi đang đọc chỗ này. và chỗ này Trần Đình Hiệp 02:01, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
- Tôi xin viết lại cho rõ: Nếu đọc bài giới thiệu nêu trên, người ta có thể infer (suy luận, kết luận, hay hiểu) rằng TUTA được soạn vào đời Lý, tuy bài giới thiệu không viết là TUTA ra đời thời đó. Tôi không viết là chính tôi đã lập luận như vậy. --Huỳnh Tường Minh 02:44, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Vâng, tôi hiểu ý anh. Trần Đình Hiệp 02:47, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Xin phép anh Minh, thực ra câu in nghiêng trên tui trích từ nghiên cứu của TS Thác, ; thế thì cái kẹt là giả thiết mà tui đưa ra là: Anh có chắc cách nghĩ nó ra đời thời Lý là có lí do không ...ta không thể cho giả thiết mà không có lí do trong khi đó, trong đoạn trích Truyền bản đời Trần cho thấy nhiều bằng về chứng nội dung là từ đời Trần; nếu tìm được một chi tiết nào đó trong các phần phản biện chứng minh được rằng có 1 vị sư nào đó đời Lý (hay trước đó) có đóng góp bài cho TUTA thì anh thắng 100% còn tìm bằng chứng yếu hơn thì sẽ khó thuyết phục (nhất là tui)-- Kẹt cái là giả thiết có thể TUTA đã được lưu truyền kiểu "dòng kín" trước khi phổ biến vẩn chưa bị đánh đổ! Nhưng theo không nên lạc quan trên những giả thiết chưa có căn cứ mặc dù nó chưa bị đánh đổ. Như vậy, hiện tại tôi cho rằng nó có mặt vào đời Trần. Còn trước đó thì để hồi sau phân giải (chờ anh tung chưởng "Giáng Long Tại Điền" đó) LĐ
- Haha, tôi nhận thua trước, vì tôi đồng ý với anh LĐ 100%. --Huỳnh Tường Minh 17:49, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] Nhắn tìm
Không biết anh Baodo đi đâu vắng nhỉ?Trần Đình Hiệp 02:33, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] Câu đối và Thư pháp
Không thấy nhắc gì tới "câu đối" mặc dù nó 1/2 là văn chương bác học nhưng 1/2 còn lại nó nằm trong văn học dân gian đi chung với các loại câu đối vè văn biền ngẫu. Thư pháp thì không là văn nhưng nó sinh ra từ văn học
- Câu đối và Thư pháp nằm trong phần văn học viết (từ đời Lý đến nay).Trần Đình Hiệp 02:22, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] Các thể loại văn chương
Tôi thử phác thảo theo đề nghị TDH. Mong được các thành viên thảo luận. G.G 02:20, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
- Tôi xin đề cập tính logic của bố cục. Phần Văn học dân gian được chia làm nhiều thể loại và ứng với mỗi thể loại như vậy có phần giới thiệu khái quát rất hay. Tuy nhiên, trong phần Văn học viết thì lại đi nhiều theo hướng lịch sử của từng giai đoạn và quá trình phát triển. Theo tôi, những phần đang viết thuộc Văn học viết nên chuyển sang bài độc lập Lịch sử Văn học Việt Nam còn phần này nên để nói về các thể loại và đặc trưng của Văn học viết VN. Vietbio 23:58, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Mỗi cách phân loại đều có điểm ưu và khuyết. Riêng phần Văn học viết nếu chia theo thể loại có sự khó khăn, theo tôi là sẽ rất phức tạp và chưa chắc chuẩn vì mỗi thời kỳ, có thể có mỗi cách phân chia khác nhau. Bên cạnh đó phải kể đến sự ảnh hưởng của văn học nước ngoài, các trào lưu sáng tác, những ngôn ngữ và những khái niệm mới xuất hiện v.v...Ngay trong các giáo trình hiện nay, sự phân loại hay nói cách khác là cây thư mục thể loại văn chương vẫn (chưa) là hoàn thiện. Vietbio có thể thấy, bắt đầu phần văn học viết, có một khoảng trống, ý đồ (ai đó) sẽ viết về sự xuất hiện các loại chữ viết và sự phân loại văn chương, đến giờ (theo tôi) chưa mỹ mãn lắm. Như tôi đã đề cập ở hàng đầu trang thảo luận này, ban đầu ta tạm chấp nhận để cập nhật thông tin, sau khi kha khá tôi (hay ai đó) sẽ đề xuất trình bày lại toàn bộ trang này theo kiểu tương tự như vậy, lúc đó Vietbio sẽ có ...thêm việc đó. Tôi tin, lúc đó tình logic hay mọi vẫn đề khác sẽ được giải quyết thấu đáo. Vietbio nghĩ thế nào?Trần Đình Hiệp 02:14, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Cho tui chen vô chỗ này chút, NNTT biểu tui viết các thể loại văn chương rồi không vừa ý, vào đây chê hả? Thiệt là tệ hết sức.G
-
- Chê? là may lắm đó. Đồ thành viên lười biếng. Hãy bật máy tính lên và bổ sung cho trang VHVN.NNTT 09:00, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi thấy ý kiến anh Vietbio đúng, và nên tổ chức lại cho dễ đóng góp. Một cách làm lại có thể như sau (chỉ là liệt kê ví dụ, chưa đầy đủ)
- Một bài (bài nầy) bố cục theo 3 thể loại (1) Văn chương truyền khẩu (2) Văn xuôi (3)Thi ca, điểm danh các tác giả và tác phẩm xuất sắc hay tiêu biểu
-
- Văn chương truyền khẩu : (như đã có)
- Văn xuôi:văn chương cử nghiệp(phú, lục), các trường phái (lãng mạn, hiện thực, trào phúng, phê phán, tuyên truyền, đấu tranh, v.v.) các hiện tượng đặc biệt (Nam Đồng Thư Xã, Tự Lực Văn đoàn, Nhân Văn Giai Phẩm, Văn chương lưu vong, v.v.)
- Thi ca: thi tính, thi tưởng, các trường phái (lãng mạng tiền chiến, tượng trưng, thơ Mới)
-
- Một bài khác (bài Vietbio đề nghị) viết về văn-học-sử, hay lịch sử phát triển văn học Việt Nam,điểm danh các tác giả , tác phẩm, và bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của văn học VN qua mỗi triều đại
-
- Lịch sử Văn học VN thời cổ-đại và Bắc-thuộc, chính sách đồng hóa của TQ và ảnh hưởng văn hóa và văn chương TQ
- Lịch sử Văn học VN thời trung-đại qua các triều đại tự trị, các nỗ lực khuyến khích văn học (Trung-thư Tòa, Hàn - Lâm Viện, Quốc tử giám, Văn Miếu) các tổ chức khoa cử, các cố gắng vượt thoát ảnh hưởng TQ, tiến trình phát triển và suy tàn của văn chương chữ Nôm, tàn phá của chiến tranh và thất thoát tài liệu
- Lịch sử Văn học VN cận đại, các biến cố lịch sử ảnh hưởng đến hình thành phát triển văn chương quốc ngữ, các ảnh hưởng của văn học Pháp, thi văn quốc cấm thời Pháp thuộc, thi văn lưu vong, chỗ đứng của văn chương Việt nam trên thế giới
- Tuy tôi không liệt kê ra hết, nhưng thấy các đề tài đều có thể cho vào một (hay cả hai) bài kể trên --Huỳnh Tường Minh 07:44, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
- Hình như nó quá rắc rối, anh HTM ơi! Trong mỗi thời kỳ văn học, chúng ta có thể không sử dụng nguyên mẫu: "sử-văn-tác giả..." nhưng cũng có thể tha hồ làm cho nó 'tự phong phú theo cách của mỗi người, okey? G.G 10:10, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Anh G.G nói đúng quá, ban đêm tôi thức, viết, bôi, xóa, lưu, đến sáng nhìn lại thấy nó rối bòng bong --Huỳnh Tường Minh 13:01, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- G.G là một trong những thành viên nữ hiếm hoi tại đây, gọi chỉ là anh coi chừng bị giận đó. Nguyễn Hữu Dụng 19:51, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Cám ơn anh Nguyễn Hữu Dụng, sorry chị G.G --Huỳnh Tường Minh 19:57, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- He he, gọi cổ bằng chị càng chết nữa! :-D Avia (thảo luận) 09:39, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- G.G đang đi lên núi rồi, Avia muốn tôi thử không: Bà G.G ơi, mụ G.G ơi...mụ G.G xấu xí ơi. Đó thấy chưa, cô ta đâu dám lên tiếng. (Đọc nhanh để tui xoá nhé).Trần Đình Hiệp 09:45, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- He he, gọi cổ bằng chị càng chết nữa! :-D Avia (thảo luận) 09:39, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thành viên Huỳnh Tường Minh muốn biết về cách xưng hô chính xác với G.G ( hoặc hỏi thêm thông tin nữa) đến hỏi Thành viên Casablanca1911. Casablanca1911
Ngạc nhiên chưa??? G.G 06:28, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Xin được vui mừng thông báo với mọi người là phát ngôn viên của tôi mới có thêm tên mới. :-) Casablanca1911 04:02, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] Xếp thể loại
Đã xếp Thể loại:Văn học Việt Nam thì không cần Thể loại:Văn học nữa vì thể loại sau đã bao hàm thể loại trước. Nguyễn Thanh Quang 00:26, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Đã xóa.Trần Đình Hiệp 01:24, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)
[sửa] Tích hợp
Một thành viên nào đó (ẩn danh) đã chọn lọc khi đưa vào từ tích hợp. Tôi nghĩ đó là một thành viên thuộc thể loại: Cao thủ võ lâm và tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi cụm từ này. Tôi tạm mổ xẻ theo ý tôi nhé.
Tích nghĩa: Chứa góp, tích tụ, tích luỹ ,tích lâu…
Hợp nghĩa: Góp lại...
Tích hợp: sẽ được hiểu là một sự tích tụ, tích luỹ từ lâu đời, đến nay và sẽ còn tích tụ. Không phải sản phẩm văn học nào cũng là tác phẩm, chỉ những sản phẩm nào tụ lại, là những gì tinh hoa, tuyệt tác.. Như vậy, đối với văn học nói chung (có quá khứ, hiện tại và tương lai ) nó sẽ là dấu ba chấm (…), với hàm ý rằng, văn học sẽ không chỉ dừng lại ngang đó, nó vẫn tiếp tục sinh sôi, nảy nở.v.v…
Tôi không thích cụm bao gồm: với nghĩa chứa tất cả ở trong đó. Vì một sản phẩm văn học phải có sự chọn lọc, phải có sự tinh tế riêng… thì mới được gọi là một tác phẩm. Nếu không, mọi người đều có thể là nhà văn, nhà thơ…mọi bài thơ con cóc đều là tác phẩm (?! ).
Bao gồm, chứa đựng nghe sao có tính đóng (khép), hơn mở, nó không mang tính chọn lọc (sản phẩm văn học). Tôi liên tưởng tới một cái bao (?), chỉ biết chứa và đựng, chỉ có một cái miệng bao và luôn bị buộc chặt lại và có khi nó sẽ đầy…
Ý tại, ngôn ngoại. NNTT 03:12, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Anh Hiệp không tìm được sách nên tự diễn giải lấy phải không? ;) Nếu nói tích là tích tụ, tích luỹ thì cũng có "ân oán tích tụ", không hẳn những gì tích tụ là tinh hoa, tuyệt tác. Nói chung là tôi vẫn chưa bị thuyết phục.
- P.S. Tại sao không tìm các tài liệu văn học sử hay phê bình văn học của Việt Nam xem họ viết thế nào. Nguyễn Thanh Quang 11:09, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nguyễn Thanh Quang lại lôi kéo các vấn đề khác vào trang này rồi. Theo tôi, trang này chỉ nên hiểu theo Văn học thôi. Tôi đã nói là mổ xẻ theo ý tôi rồi mà, đâu phải sách vở?....Còn tài liệu, tôi biết chắc là có đấy. Hãy đợi thành viên ẩn danh nói hay hơn. NNTT 11:17, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tại sao không cho mục thảo luận vào đây? Liên hệ đến bài mà! Theo tôi, nên để nguyên chữ tích hợp vì những nguyên do sau đây:
-
- Tích hợp khác bao hàm, nếu người muốn đổi tích tụ thì nên chọn từ khác hay hơn, nhưng phải đồng nghĩa với từ gốc của người viết là "tích hợp". Nếu không thì nên để người khởi thảo quyền tự do nghệ thuật của họ, hoặc nếu không hài lòng thì thảo luận về hướng này. Thay "bao gồm" không ổn.
- Tại sao dùng một động từ kép giản đơn như "tích hợp" lại phải tra từ điển Hán-Việt, tra tác phẩm văn hoá? Học đến mức tự lập từ viết được mới nên viết bài, có phải? Nếu tuân thủ những quy luật văn phạm, hoà hợp đúng ngữ pháp/từ loại Hán-Nôm thì viết sao cũng được, từ vị thêm phong phú. Nghĩa của tích hợp như TĐH và G.G. đưa ra hoàn toàn vô khiếm.
- Đồng hoá hết tất cả loại từ đồng nghĩa là một việc không nên làm: Hán-Việt, thuần Việt có thể đi song tồn trong một bài để câu văn đúng vần, dễ nghe - thậm chí trong một đoạn văn - với điều kiện là người viết biết phân biệt rõ Hán, thuần Việt.
- Có nhiều bài Wiki dùng từ, lập mục từ sai nặng nề về văn phạm thì không ai đi sửa, nếu tôi thắc mắc thì lại nhận được những câu giải đáp không khách quan, cho là ngoại hạng, người phàn nàn quá thiên về lí thuyết. Giá mà lúc nào cũng có sự tranh luận trên một cơ sở chuẩn mực, với một thước đo khách quan ít thay đổi nhỉ. Mang tiếng người đi chẻ tóc mãi cũng chán, mặc dù tiếc là ít gặp cọng tóc thật sự, toàn là những que gỗ đâm ngay vào mắt, không muốn thấy cũng không được --Baodo 11:48, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
- Tôi xin rút lui khỏi thảo luận này. Nguyễn Thanh Quang 11:54, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi không thông thạo về Văn học Việt Nam lắm, nhưng với nội dung bài này, về mặt chủ quan tôi thấy với từ bao gồm thì đó chỉ mang nghĩa sự thống kê các thành phần tạo nên VHVN, còn với từ tích hợp thì nó có cả nghĩa trên đồng thời nói lên sự liên quan và đan xen lẫn nhau giữa hai thành phần trong VHVN. Như là chúng ta dễ dàng tìm thấy chất liệu trong văn học dân gian mà một số tác phẩm trong văn học viết đã khai thác được. Casablanca1911 11:44, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Nhân tiện thấy mọi người bàn luận về từ "tích hợp" tôi cũng xin góp một vài ý kiến. Tôi thường thấy từ "tích hợp" dùng trong lãnh vực công nghệ thông tin; ví dụ: Hệ điều hành Windows XP được tích hợp khả năng ghi đĩa CD, điện thoại di động được tích hợp khả năng nghe nhạc xem phim, hoặc cạc đồ họa và âm thanh được tích hợp vào bo mạch chính... Các bạn có thể vào google tìm chữ tích hợp xem nó được dùng như thế nào. Còn trong lãnh vực văn học, thú thật đây là lần đầu tôi nghe chữ tích hợp. Không dám nói là sai, nhưng nghe hơi ngường ngượng! Hơn nữa, tôi thấy nên sửa lại câu nhập đề vì tôi thấy nó không thích hợp, nhất là đối với đối tượng người đọc là người Việt Nam. Có thể giới thiệu như: 'Văn học Việt Nam là thành tựu ngôn ngữ của người Việt.' chẳng hạn. Hai Lúa 18:44, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Có hai vấn đề bạn muốn thảo luận, xin phép được trao đổi lại:
- Về chữ tích hợp, bạn có thể đọc lại những thảo luận trên.
- Về phần dẫn nhập, bạn có thể sửa đổi. Tuy nhiên, mong bạn lưu ý là văn học (nói chung) thường đi đôi với thành tựu ngôn ngữ. Cách dẫn nhập như bạn gợi ý thường gặp rất nhiều trong các sách tham khảo, bạn thấy không thích hợp vì cách này không theo một mô hình quen thuộc chăng? Mong bạn đóng góp nhiều cho thể loại này.
[sửa] Thay đổi
-
- "Lắm lời" thiệt đây: vậy xin cho hỏi cấu trúc của "kệ" là gì? Tại sao thích học đòi trò chẻ tóc kiểu của Baodo vậy? -- Nobody
Cấu trúc của kệ và thơ dĩ nhiên là có điểm tương đồng, nhưng về mặt hình thức (tên gọi) đã có sự khác biệt. Huống chi 'đối tượng mà kệ hướng tới lại có sự khu biệt hoàn toàn so với thơ (hiểu theo nghĩa thông thường)?. Anh LĐ có thể thấy là một trò học đòi nhưng Gr lại nghĩ đó là một cách tìm hiểu độc lập, nghiêm túc không lệ thuộc và ỷ lại (theo khả năng của G) vào người đi trước. Có thể Gr sai.
Tôi không còn muốn thỉnh cầu nữa!!! G.G 01:38, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
-
- hê hê,... sao lại có vẻ [...] thế! Cho hỏi nhỏ nhé, G.G. hiểu kệ (kệ-đà, già-đà) ra sao vậy? Cái này có liên quan đến tiếng Phạn và Phật giáo Ấn Độ, có lẽ tôi biết ;), nhưng muốn nghe sự phân tích giữa kệ và thơ (tổng quát) từ G.G. chút. Nếu ngại thì liên lạc off-line cũng được. Thân mến --Baodo 11:53, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Cứu bồ nè. Anh Baodo chỉ có thể nói chưa đủ, còn nếu nói sai thì tui sẽ kiện đó.
- Kệ 偈: gāthā; gọi đầy đủ là kệ-đà, cũng được gọi là kệ tụng, tụng: Là những bài ca, bài thơ chứng đạo của những Tỉ-khâu, những Thiền sư, những Ma-ha Tất-đạt (s: mahāsiddha), thố lộ cảm giác sung sướng, nhẹ nhàng khi đã vượt qua ải trần lao, đã hoàn thành những công việc mà con người phải làm. Trong những tập công án như Bích nham lục và Vô môn quan, những bài kệ của những vị biên soạn chính là cái tinh hoa, là cái then cửa để thiền sinh có thể mở được những công án khó chinh phục. Những bài kệ này có thể xem là tuyệt đỉnh của nền văn học Trung Quốc nói chung – không chỉ giới hạn trong thiền đạo...(Công nghệ copy và dán thôi).NNTT 03:55, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)