Thảo luận Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôi thấy nếu có trang này thì không ai sẽ nhắn tin với những sysop nữa. Vì thế chúng ta sẽ không thấy câu "bạn có lời nhắn mới" khi có thông điệp mới. Nguyễn Hữu Dụng 19:57, 8 tháng 5 2005 (UTC)
Trang này có thể được dùng để nhắn tin chung cho tất cả thành viên ban quản lý. --Nguyễn Dương Khang 10:46, 11 tháng 5 2005 (UTC)
[sửa] Buồn
Tính trung lập không nên tách rời khỏi tính nhân văn.
-
- Thông cảm 100% đáng buồn. Nhưng nhân văn thường lại là nguồn gốc của sai lạc nếu khÔng cẩn thận. 70.248.182.207 07:06, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi xin kể 2 câu chuyện có thật:
- Nghe thằng em họ (3 tuổi) nói " ĐM ..." tôi cho 1 bạt tai nhè nhẹ, nó khóc váng lên, Bà ngoại tôi ra vỗ về và nói" kệ , cho em tập nói, con đừng có la mà tội"...
-
- Sai sót là ở chổ người lớn không làm gương đứa bé tự thân bé nó đâu có biết. Nó chỉ bắt chước. (buồn) cái đáng buồn là "cháu hư tại ... mọi người" (kể cả bà vì bà nuông cháu quá .. ai làm bà cũng thế đừng nghĩ chi bà mình hay bà nơi khác) 70.248.182.207 07:06, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Nghe mẹ bảo ra nghe điện thoại đứa bé chẳng hiểu ông bà ngoại nói gì bèn trả lại cho mẹ và nói" Nó nói gì con không hiểu". Ông bà nghe được ngồi chảy nước mắt...
-
- Đứa bé mấy tuổi? Nếu nó còn nhỏ thì còn dạy được tập nó kiên nhẫn nghe, bảo ông bà là cháu chưa biết nghe diện thọai đừng buồn.(nhớ mua cái speaker phone cho dể)
Nhưng nếu nó lớn cố tình không nghe thì theo tôi, tÔi trừng phạt nó (dĩ nhiên là sau lưng ông bà) và nói cho nó thấm đòn rằng: Ông bà là cội nguồn không có họ thì không có ba mẹ và khÔng có con. Nếu nó vẩn ngổ nghịch thi hãy thực thi các lễ nghi cúng tổ cho thường lựa lời khéo mà van vái trước mặt nó để nó nhge! Hoặc làm bộ than khóc một mình (cố ý là nó không nghe thấy) tình cảm sẽ đánh thức nó. 70.248.182.207 07:06, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)
-
- Khó đó, nhưng nếu để cái buồn nó lấn tâm nhiều quá cÙng không giải nổi chuyện chi. Nghĩ xem trong các câu truyện triết lý sỐng có phương nào hiệu nghiê.m.
- sorry, free 1 bàn tay thôi nên gõ khó. chúc an bình 70.248.182.207 07:06, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)
[sửa] Thêm chức năng "Đồng bộ hóa Thảo luận với Lịch sử"
Xin đề nghị các quản lý viên bổ sung một chức năng tiện ích cho hệ thống Wikipedia là "Đồng bộ hóa Thảo luận với Lịch sử", tức là dùng ngày tháng (lúc ký tên) của phần thảo luận để cho biết là vào thời điểm đó thì tình trạng của bài chính như thế nào, đồng thời dễ dàng theo dõi những thay dổi trước và sau khi ý kiến đó được đưa ra. Ngược lại, cũng có thể dùng ngày tháng bên phần lịch sử để cho biết đến thời điểm đó đã có những thảo luận nào (bổ sung cho thông tin về tình trạng bài chính).
Sở dĩ tôi đưa ra ý kiến đó là vì thiết nghĩ ý kiến thảo luận cũng mang tính lịch sử, một người mới đến, nhìn vào danh sách thảo luận dài dằng dặc cùng với với lịch sử sửa đổi triền miên, ắt chẳng khỏi bối rối không biết là vào lúc tranh luận về vấn đề này, tình trạng trang chính ra sao, những người tham gia đã thay đổi (hay phá hoại) ra sao. Hiển nhiên là với điều kiện hiện tại, người ta vẫn có thể "cố gắng" làm bằng tay: tra ngày tháng bên này, rồi chuyển sang bên kia kiếm thời điểm tương ứng. Nhưng thiết nghĩ đây là một tiện ích vừa tiện lợi, vừa không quá khó về mặt kỹ thuật, nên xin các quản lý viên để tâm tới giùm. Tôi cũng biết là những người quản lý ở đây không thể sửa đổi trực tiếp bộ máy bên trong Wikipedia, nhưng nếu thấy được, mong các bạn đề xuất một bản chắp vá (patch) lên cho Wikipedia.
Kính chào.
^^ Lê Harusada 03:39, 11 tháng 9 2006 (UTC)
- Một ý hay, hình như tôi nghe nói nhóm phát triển của MediaWiki đang cải tiến chức năng thảo luận sao cho giống với forum hơn và thêm nhiều tiện ích hơn, không rõ là có tiện tích đồng bộ timestamp của thảo luận bài đó cùng với một instance của bài không? MXN hình như tham gia nhóm phát triển của MediaWiki có lẽ nắm rõ hơn. Nguyễn Thanh Quang 04:35, 11 tháng 9 2006 (UTC)
-
- Tôi chưa tham gia nhóm phát triển MediaWiki, nhưng xem thông tin này để biết về chức năng này. Theo blog của David McCabe, một trong hai sinh viên tham gia vào chương trình Mùa hè Mã nguồn năm nay, phần mở rộng LiquidThreads (LQT) của anh ấy đã được viết xong, nhưng nó vẫn chưa ổn định lắm, cho nên David đang sửa LQT và sẽ xong cỡ chừng vài tuần nữa (?). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:09, 11 tháng 9 2006 (UTC)