Telua
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Telua là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Te và số nguyên tử bằng 52.
Nó có màu sáng óng ánh bạc của á kim, trông giống thiếc. Telua có quan hệ hóa học gần gũi với selen và lưu huỳnh. Nó hay được dùng trong pha chế hợp kim và chất bán dẫn.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng quát | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên, Ký hiệu, Số | telua, Te, 52 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phân loại | Á kim | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm, Chu kỳ, Khối | 16, 5, p | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng riêng, Độ cứng | 6 240 kg/m³, 2,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bề ngoài | màu óng ánh bạc xám |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất nguyên tử | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng nguyên tử | 127,60 đ.v. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính nguyên tử (calc.) | 140 (123) pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính cộng hoá trị | 135 pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính van der Waals | 206 pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu hình electron | [Kr]4d105s25p4 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
e- trên mức năng lượng | 2, 8, 18, 18, 6 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) | ±2,4,6 (axít trung bình) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu trúc tinh thể | hình lục phương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất vật lý | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái vật chất | rắn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm nóng chảy | 722,66 K (841,12 °F) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm sôi | 1.261 K (1.810 °F) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ tự hiện tượng từ | không từ tính | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thể tích phân tử | 20,46 ×10-6 m³/mol | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt bay hơi | 52,55 kJ/mol | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt nóng chảy | 17,49 kJ/mol | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Áp suất hơi | 23,1 Pa tại 272,65 K | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vận tốc âm thanh | 2.610 m/s tại 293,15 K | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Linh tinh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ âm điện | 2,1 (thang Pauling) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt dung riêng | 202 J/(kg·K) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn điện | ? /Ω·m | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn nhiệt | 2,35 W/(m·K) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Năng lượng ion hóa |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất đồng vị ổn định nhất | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú. |
Mục lục |
[sửa] Thuộc tính
Telua là nguyên tố hiếm, có tính chất hóa học giống ôxy, lưu huỳnh, selen và poloni (các nguyên tố của nhóm nguyên tố 16).
Ở dạng tinh thể, Telua có màu sáng bạc và khi ở trạng thái nguyên chất, nó có óng ánh kim loại. Nó giòn, dễ vỡ, dễ nghiền thành bột. Telua vô định hình có thể được tạo ra từ kết tủa trong axít chứa Telua (Te(OH)6). Tuy nhiên có tranh cãi rằng dạng kết tủa có thể không thực sự vô định hình mà gồm các vi tinh thể.
Telua là một chất bán dẫn loại p, có độ dẫn điện phụ thuộc hướng sắp xếp của các nguyên tử trong tinh thể. Liên hệ hóa học với selen và lưu huỳnh, độ dẫn điện của Telua tăng nhẹ khi được chiếu sáng. Chất bán dẫn Telua có thể được pha thêm đồng, vàng, bạc hay kim loại khác.
Telua cháy trong không khí tạo lửa xanh lá cây-xanh lam và sinh ra ôxít Telua. Khi nóng chảy, Telua ăn mòn đồng, sắt và thép không gỉ.
[sửa] Ứng dụng
- Pha chế hợp kim: cho thêm vào chì để tăng độ cứng, độ bền và chống sự ăn mòn của axít sunfuríc. Cho thêm vào đồng và thép không gỉ để dễ chế tạo. Cho thêm vào gang để dễ làm nguội.
- Dùng trong đồ sứ.
- Hợp chất Telua với Bismút (???) được dùng trong các thiết bị nhiệt điện.
- Dùng trong ngòi nổ.
- Dùng với cadmi (????) để làm pin mặt trời có hiệu suất sinh điện cao.
[sửa] Lịch sử
Telua (tiếng Latin nghĩa là đất) được khám phá năm 1782 bởi Franz-Joseph Müller von Reichenstein ở Rumani. Năm 1798 nó được đặt tên bởi Martin Heinrich Klaproth người đã chiết tách được chất này.
Những năm 1960, các ứng dụng nhiệt điện và công nghệ chế tạo thép thuận tiện đã nâng nhu cầu sử dụng Telua.
[sửa] Độ phổ biến
Telua thỉnh thoảng có thể tìm thấy nguyên chất, nhưng thường hay thấy trong các hợp chất với vàng, hay các kim loại khác. Do cùng chuỗi hóa học với Selen và lưu huỳnh, Telua cũng tạo hợp chất tương tự với các kim loại, hyđrô and hay các iôn kiểu này, gọi là teluarít (??). Các teluarít vàng và bạc được coi là các quặng tốt.
Nguồn thu Telua chủ yếu từ bùn dính tại các điện cực anốt trong lúc điện phân tinh lọc các xốp đồng.
[sửa] Đồng vị
Telua có 30 đồng vị đã biết, với khối lượng nguyên tử từ 108 đến 137. Trong tự nhiên tồn tại 8 đồng vị Telua (bảng bên) .
[sửa] Cảnh báo
Nồng độ Telua 0,01 mg/m3 hay ít hơn trong không khí gây nên mùi giống mùi tỏi. Telua và các hợp chất của nó được coi là độc và cần phải cẩn trọng khi làm việc với chúng.