Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions Thảo luận:Sự kiện 30 tháng 4, 1975 – Wikipedia tiếng Việt

Thảo luận:Sự kiện 30 tháng 4, 1975

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Yêu cầu mọi thành viên ký tên, bằng cách dùng 4 dấu ~, sau các thảo luận của mình.

Mục lục

[sửa] Vi phạm bản quyền?

Tôi thấy đoạn viết trên hoàn toàn không vi phạm bản quyền. Bản thân báo Hà nội mới cũng đăng lại từ nguồn khác. Chúng ta chỉ trích dẫn một phần tác phẩm của tác giả như một sự dẫn chứng. Nếu cần thiết có thể thêm một đoạn ở đầu là "đoạn văn này trích từ ....." Nếu cần thiết có thể xem lại bản quyền tấm ảnh "SG tản cư" ở dưới không biết người đưa ảnh đó đã xin phép tác giả chưa hay người đó tự chụp. bàn luận không kí tên vừa rồi là của 203.113.160.252 (thảo luận • đóng góp)

Trang của Hà Nội mới nói rằng "Bản quyền ©2003 thuộc về báo Hànộimới". Vì văn bản ở đây được phân phối theo Giấy Phép Văn Bản Tự Do [1], chúng ta không nên sao chép từ những nguồn dưới bản quyền. Trái lại, hình SG tản cư [2] đang ở trong phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ. Thân. Dung Nguyen 01:18, 18 tháng 4 2005 (UTC)
Để chắc chắn chúng ta có thể liên lạc với nơi cung cấp thông tin để hỏi về nguồn gốc và xin phép nếu có thể. Tôi đã từng email cho Tổng cục du lịch VN để xin phép sử dụng lại một số ảnh nhưng không được phép. Hình mà bạn nói thì lấy từ Wikipedia tiếng Anh, hình này thuộc quyền sở hữu công cộng ở Mỹ nên có thể dùng lại được. Bạn có thể nhấp chuột vào hình để xem chi tiết. Nguyễn Thanh Quang 01:22, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Bài trên cũng không phải thuộc bản quyền của Hà nội mới. Hà nội mới cũng chỉ đăng lại của người khác. Tôi còn thấy nó được đăng trên nhiều báo khác. Có thể nói nó thuộc phạm vi công cộng ở VN. Còn về việc bạn gửi email cho Tổng cục du lịch, nếu họ có mail cho phép bạn đăng ảnh bạn cũng không có quyền đăng. Vì ở VN, email không phải là công điện, bạn không thể dùng email thay cho công văn xin phép được. Nếu quá rầy rà vào chuyện bản quyền thế này thì tôi hiểu làm sao đến bây giờ lượng thông tin trên Wiki vẫn quá nghèo nàn. Chúng ta trích dẫn tư liệu để mọi người tra cứu chứ chúng ta không kiếm lợi từ những văn bản đó. Mặt khác những văn bản đó đã được công cộng hóa từ rất lâu rồi. bàn luận không kí tên vừa rồi là của 203.113.160.252 (thảo luận • đóng góp)

Chúng ta nên tuân thủ luật pháp bản quyền để tránh những phiền toái không muốn. Mặc dù trang mà bạn sao chép đã sao chép từ một nguồn khác, đó là vấn đề của họ. Đây là một bách khoa chứ không phải nơi dự trữ của văn bản dưới bản quyền. Nếu ta sao chép từ những nguồn có dưới bản quyền và bị kiện thì sẽ bị mất hết công sức còn gì. Dĩ nhiên, việc dùng các nguồn đang dưới bản quyền làm tham khảo khi viết bài thì không sao. Dung Nguyen 01:39, 18 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi nghĩ cẩn thận vẫn hơn. Tuy nhiên nếu bạn đã kiểm tra và bảo đảm những thông tin thế này thuộc sở hữu cộng đồng thì tôi cho rằng dù sao cũng cần thêm một số thao tác như: soạn lại cho phù hợp với phong cách bách khoa toàn thư, trung lập hoá (nếu cần thiết), và wiki hoá, v.v. chứ không nên chép nguyên văn. Thân mến, Nguyễn Thanh Quang 01:43, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi thấy đoạn văn bản trên có quan điểm trung lập nên mới đưa vào đây. Hầu hết lời văn mang tính liệt kê sự kiện. Tất nhiên các sự kiện này được ghi nhận từ phía Miền bắc đúng như subtile đã nêu. Tất nhiên còn có cách ghi nhận sự kiện khác từ phía VNCH, mong bác nào đấy kiếm được cho vào phần Từ phía Việt nam cộng hòa. Như vậy, người đọc chắc chắn sẽ hài lòng vì thông tin chúng ta đưa ra có nguồn tư liệu xác thực. Vậy tôi kiến nghị cho hiện trở lại bài viết. 203.113.160.252

Theo tôi thì bạn có thể đưa vào nhưng nên soạn thảo lại sao cho súc tích và khách quan hơn chứ không nên chép nguyên văn nội dung, đồng thời wiki hoá để đỡ mất công cho tất cả mọi người. Nguyễn Thanh Quang 20:55, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Theo tôi bài này phải viết lại hoàn toàn Lý do: dùng quá nhiều từ vi phạm nguyên tắc TRUNG LẬP. Có thể giữ nguyên ý nhưng cách viết phải đổi hoàn toàn. Thí dụ khi viết về tướng Cao Kì. Tôi hoàn toàn đồng ý ông ta là một tay tổ "nói cho người khác làm" còn bản thân thì chạy trốn. tôi ở Sai gon từ nhỏ cho đến năm 1990 chưa thấy có 1 tướng lãnh quân sự nào ... bảnh đến mức như vậy (xin lỗi cho đến tận giờ tôi vẩn muốn đi rửa lỗ tai cho đỡ mỗi lần nghe hay đọc tin về ông trùm "nướng dân đen trên nòng súng" này). Nhưng dầu sao thì theo cách viết phải ghi các dữ kiện ra chứ không ghi theo kiểu "bình luận" như trong các báo. Võ Quang Nhân 19:08, 23 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi thấy bài này hoàn toàn không vi phạm bản quyền. Đồng ý là VOV có đăng bài này, nhưng bản thân VOV cũng đã trích dẫn từ những nguồn khác. Bạn có thể tìm thấy đoạn văn trên ở rất nhiều báo chí VN. Về tính trung lập, đoạn văn trên cũng không vi phạm, nó không kêu gọi mỗi người nhìn nhận sự việc theo một quan điểm nào đó, nó thuần túy chỉ mươu tả lại không khí Hà nội lúc đó, dưới tác động của các tin tức từ phía nam gửi ra. Cùng với Sài gòn, nơi diễn ra sự kiện, Hà nội là một trong 2 trung tâm quan trọng nhất của cả nước, tình hình ở HN đóng vai trò rất lớn trong sự kiện này. Theo tôi đoạn văn trên cần được khôi phục, để bạn đọc sau này thấy được không khí chính trị trong cả nước vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975. bàn luận không kí tên vừa rồi là của 203.113.160.252 (thảo luận • đóng góp)

Tôi nghĩ là phần Từ phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có rất nhiều thông tin quan trọng (đây là một điều tốt và không ngạc nhiên vì đa số các người viết từ Việt Nam có nhiều tài liệu tại đó để tham khảo). Sự thiếu để ý về vấn đề vi phạm bản quyền đã làm cho một số người copy nguyên văn những tài liệu này. Sự thiếu hiểu biết về cách làm việc Wiki đã làm một số người dùng các từ, các lời văn không trung lập (nhiều đoạn văn đọc chỉ thấy cho thông tin của một bên, một khía cạnh... như một đoạn tuyên truyền - propaganda) không nên có trong một bách khoa từ điển như Wikipedia. Dĩ nhiên đây là một chủ đề controversial và mỗi người có một cách nhìn và một ý kiến, nhưng tôi tin là chúng ta sẽ dần dần sửa đổi bài này và làm nó đọc hay và tốt hơn.
Trong khi đó, tôi không hiểu vì lý do nào, phần Từ phía Việt Nam Cộng Hòa lại quá thiếu về thông tin.
Mekong Bluesman 14:01, 3 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi có biết ít nhiều về thông tin phiá VN công hoà nhưng tôi vấn không thể nào c'o các văn bản (nó đã bị hủy) vả lại tôi không ưa chính trị. chỉ khi nào sai sót tôi sẽ cố gắng điều chỉnh chi tiết cho trung lập. Làng Đậu

[sửa] Phần Kết quả

Trích một câu nói của một người không phải là kết quả. Nó cũng không trung lập nữa, vì chỉ trình bày lối nhìn của 1 người. Trong vài ngày nữa, nếu người viết của phần này không cho thêm tin tức, thông tin, lập trường, sự kiện... tôi sẽ xóa bỏ phần này. Mekong Bluesman 13:37, 3 tháng 7 2005 (UTC)

theo tôi, đây là một sự kiện chính trị, quân sự lớn của đất nước, chúng ta không thể dùng lời lẽ chủ quan của chúng ta để rồi tự cho rằng đấy là trung lập được. Để nhận định về kết quả của một sự kiện lớn như vậy ta nên trích lời của những nhân vật lớn. Nếu nhân vật đó đã từng tham gia vào sự kiện đó là tốt nhất. Trên đấy tôi trích lời của đại tướng Văn Tiến Dũng, một người nổi tiếng đã tham gia vào sự kiện. Các bác có thể trích thêm lời các nhân vật khác, có quan điểm đối lập... chứ các bác tự viết theo ý các bác rồi tự cho là trung lập thì tôi cho rằng hơi chủ quan đấy. bàn luận không kí tên vừa rồi là của 220.231.113.45 (thảo luận • đóng góp)

Kết quả, theo sự hiểu biết thông thường, là các sự vật được tạo ra sau một tiến trình và thường có một hay nhiều nguyên nhân. Lời nói, lời tuyên bố rất, rất ít khi là kết quả... dù là trích lời một người, một phe hay 30 người, 60 phe.
Khi tôi viết đề nghị trên, tôi đã viết: nếu người viết của phần này không cho thêm tin tức, thông tin, lập trường, sự kiện... tôi sẽ xóa bỏ phần này. Xin đọc lại.
Mekong Bluesman 4 tháng 7 2005 16:48 (UTC)

Rõ ràng lời trích của Đại tướng khi ông tổng kết lại kết quả sau sự kiện 30.04.05. Đại tướng Văn Tiến Dũng phát biểu rất nhiều, nhưng chỉ có đoạn trích trên là quan điểm của ông về kết quả sự kiện. Tôi không hiểu, khi đánh giá kết quả của một sự kiện lớn như thế này, ta không dựa vào nhận định của các bộ óc chính trị, quân sự, lịch sử lớn thì ta dựa vào ai. Tôi nói là các bác có thể tìm thêm những ý kiến đối lập để cung cấp cho người đọc cái nhìn từ nhiều phía. Nếu mỗi người tự viết quan điểm của mình vào, mỗi người một quan điểm thành ra cãi nhau ầm ỹ, sao còn gọi là từ điển nữa. bàn luận không kí tên vừa rồi là của 220.231.113.15 (thảo luận • đóng góp)

ha ha lấy cái gì để đảm bảo là anh bạn dựa vào đúng là của "nhận định của các bộ óc chính trị, quân sự, lịch sử lớn"? Và dựa trên tiêu chuẩn nào để biết đó là "nhận định của các bộ óc chính trị, quân sự, lịch sử lớn"? hay chỉ là do bạnđánh giá ... Khi đánh giá nên dựa vào yếu tố naò? vài bài báo tâng bốc tgrong nước hay phải dựa vào dữ kiện lịch sử và đánh giá của nhiều nơi phiá trong và ngoài nước. Bài này hoàn toàn không trung lập vì văn phong chớ không phải vi trích dẩn!
Rất tiếc tôi chỉ cố gắng điều chỉnh câu văn và xóa bớt những câu có tính lăng nhục cá nhân còn những gì thuộc về dữ liệu tôi không thể kiểm lại và cũng không có khả năng này nên để nguyên cho ai nắm nhiều tư liệu làm việc tiếp.
Làng Đậu 14:58, 6 tháng 8 2005 (UTC)

Rõ ràng là người trong cuộc, là một nhà quân sự, nhận định của Đại tướng Văn Tiến Dũng chắc chắn là chính xác hơn những gì tôi và bạn tự nghĩ ra. Để trung hòa tôi lấy thêm lời cả Nhà văn Dương Thu Hương, nói có vẻ theo chiều ngược lại để mọi người tự suy ngẫm. bàn luận không kí tên vừa rồi là của 220.231.126.183 (thảo luận • đóng góp)

Người viết trên viết: nhận định của Đại tướng Văn Tiến Dũng chắc chắn là chính xác hơn những gì tôi và bạn tự nghĩ ra. Đây không phải là việc ý của Đại tướng Văn Tiến Dũng hay ý của một người khác (tôi, bạn, ông X...). Đây là việc ý của Đại tướng Văn Tiến Dũng ý của các người khác (trong và ngoài cuộc) phải được nêu ra để độc giả có một lối nhìn tổng quát hơn về một sự kiện.
Người viết trên cũng viết: tôi lấy thêm lời cả Nhà văn Dương Thu Hương, nói có vẻ theo chiều ngược lại để mọi người tự suy ngẫm. Đây là một điều rất hay và nên làm vì nó thích hợp với tiêu chuẩn của Wikipedia. Chỉ có một điều nhỏ mà tôi, không phải người Việt nhưng là người nghiên cứu và học hỏi văn hóa Việt qua nhiều thập niên, thấy nên được nhắc đến. Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như sau bất cứ cuộc chiến nào, có rất nhiều người còn giữ lối nhìn bao gồm hai phe. Cuộc chiến có thể chỉ có hai phe, nhưng quan điểm về nguyên nhân và hậu quả của nó có rất nhiều lối nhìn khác nhau.
Trong cuộc đời không phải chỉ có toàn trắng hay toàn đen. Có rất nhiều màu xám ở giữa.

Mekong Bluesman 02:34, 11 tháng 8 2005 (UTC)

Tại sao không thấy nhận định của tướng Trần Độ và gần đây nhất lời nói của Võ văn Kiệt về cuộc chiến, chả nhẻ mấy ông này không có đầu óc ? Và Tại sao lại không trích dẫn thêm một nhận định nào đó của 1 tướng lãnh đạo quân sự Hoa Kì trong cuộc chiến? Vấn đề trích dẫn sẽ dể cho thấy tư tưởng của người trích dẫn chứ khó cho thấy được tính trung lập bởi vì người trích dẫn có thể tìm lựa người thích hợp (cho mụch đích riêng) và, ngoài ra, 1 câu trích dẫn chỉ cần bị cắt xén trong 1 bài văn dài với đủ ngữ cảnh sẽ dể bị hiểu méo mó đi hoặc hiểu sai vì thiếu thông tin dẫn nhập của tác giả. Nếu muốn trung lập theo kiểu này thì nên trích dẫn từ nhiều nguồn và nhiều xu hướng chứ không thể không chỉ trong nước nhất là nên tránh báo chí vì báo chí thường là công cụ của một phía. Đây chỉ là nhận định chung của tôi chứ không nhất thiết chỉ áp dụng cho bài này mà cho tất cả các bài có liên quan đến quan điểm chính trị xã hội và nhân văn.

[sửa] Dinh Độc Lập

Trong phần này vẩn còn thiếu sự kiện ngày (2x tháng 04 năm 1975) Đại Úy Không Quân Trần Thành Trung tức (Sau đó được phiá cộng sản thăng chức Trung tá) xuất phát từ Tân sơn Nhất bằng Khu Trục cơ phản lực đã ném bom vào Dinh Dộc lập. Tuy nhiên, quả bom này đã không trúng ục tiêu và chỉ làm hư hỏng nhẹ phía sau vườn của dinh thự.

Làng Đậu 14:18, 29 tháng 8 2005 (UTC)

[sửa] Trưng cầu ý kiến các ban

Tôi thấy bài này nên làm lại từ đầu vì tác giả chủ yếu chép lại theo nhiều tài liệu mà không có trọng tâm, và nó có liên quan mật thiết đến bài "chiến tranh Việt Nam" nên tôi có ý định biên tập lại như sau và sẽ viết chứ không dịch lại hay đưa lại để khỏi vướng những vấn đề bản quyền:

  1. Phần định nghĩa giữ nguyên, sửa đổi nhỏ nếu cần.
  2. Phần "chiến dịch mùa xuân" bài cũ quá yếu vừa sai lạc chủ đề chủ yếu là dịch lại hoặc chép lại theo tư liệu (70% là nói về vấn đề nghi binh tại chiến dịch Tây Nguyên, có nhiều tính đề cao tuyên truyền không đúng thực chất và theo tôi có nhiều điều chưa đúng với sự thực). Nên tôi sẽ viết lại toàn bộ mà lấy cốt lõi theo như phần "cuộc tấn công cuối cùng" trong bài "chiến tranh Việt Nam" tất nhiên sẽ chi tiết hơn vào các chiến dịch Tây nguyên, Huế- Đà Nẵng, Hồ chí Minh. Đưa phần di tản vào phần chiến dịch mùa xuân này nhưng chủ yếu nói về việc người Mỹ di tản. Bỏ đoạn nói về tướng Kỳ vì nó không thích hợp với mục từ.
  3. Bỏ phần "Dinh Độc lập" vì phần này không đúng nội dung bài viết mà chỉ nói sơ qua trong việc Cộng sản chiếm dinh thôi.
  4. Giữ phần kết quả sửa đổi nếu cần (Phần này sẽ gây tranh luận nhiều nhất- theo tôi nghĩ)
  5. Gộp phần thống nhất vào phần kết quả
  6. Phần Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để lại và sửa nếu cần.

Các bạn thấy thế nào --58.187.55.118 02:27, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)User:Tô Linh Giang.

Tán thành! Nguyễn Hữu Dng 02:35, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Tôi cũng đồng ý. Nhưng Tô Linh Giang phải cho tôi một chút thời giờ để ... thở. Tôi chạy theo không kịp Tô Linh Giang vì vẫn hãy còn đọc bài Chiến tranh Việt Nam. ;-) Mekong Bluesman 03:16, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Phản đối. Tôi nghĩ nếu viết như hiện nay thì bài viết đã không còn hợp với tên Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 nữa mà trở thành 1 phần của bài Chiến tranh Việt Nam. Đề nghị nhóm viết bài có thể tóm lược lại hòan cảnh lịch sử và mô tả tập trung diễn biễn 30 tháng 4. Những phần liên quan đến chiến dịch cụ thể thì tạo những bài viết riêng về nó. Vietbio 08:37, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)

Vietbio đưa ra một nhận xét tốt. Nhưng tất cả còn tùy thuộc vào cách viết của Tô Linh Giang và viết những gì. Sau khi Tô Linh Giang viết xong, chúng ta sẽ giải phẫu bài này: thêm, xóa bỏ hay chuyển sang một bài hay một đề tài khác. Thí dụ, Sự kiện 30 tháng 4, 1975/Chiến dịch quân sự. Mekong Bluesman 15:43, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)

Bài thực ra đã định hình rồi. Rõ ràng bài chia làm 2 mảng độc lập: Chiến dịch Mùa xuân năm 1975Sự kiện 30/4 (với diễn biến chính và kết quả). Còn phần Thống nhất và XHCN thì hòan tòan ko thuộc bài này. Nó nên nằm ở bài Lịch sử Việt Nam thì hợp lý hơn. Vietbio 08:26, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)

[sửa] Xã hội chủ nghĩa tại Việt nam

Sau chiến thắng trong chiến tranh người dân và những người Cộng sản Việt Nam say sưa với chiến thắng bắt tay xây dựng mô hình Chủ nghĩa xã hội duy ý chí khi mà mô hình này không còn sức hấp dẫn. Nhân dân sau chiến tranh đòi hỏi một sự chấn hưng nhưng mô hình làm cho họ ngày càng khốn khó và bất bình hơn. Là một nước nông nghiệp mà luôn thiếu đói. Kinh tế, văn hoá, xã hội mọi mặt đình đốn và suy tàn. Là người chiến thắng trong chiến tranh nhưng các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã không rút ra được những bài học xương máu của chiến tranh để đất nước bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh nhân dân chống lại mình tại Campuchia và phải chiến đấu quân sự trên hai mặt trận Bắc và Tây Nam, uy tín giảm sút trên trường Quốc tế. Lòng người oán thán cộng thêm những khó khăn của cuộc sống và những chia rẽ vốn có của cuộc chiến tranh dòng người khổng lồ bỏ nước ra đi (xem thuyền nhân) Sau 10 thống nhất Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đổi mới ra đời là một nhu cầu cấp thiết và sống còn nó đòi hỏi phải xem xét lại toàn bộ những định nghĩa, học thuyết quan niệm của xã hội. Những người Cộng sản Việt Nam được sự đồng tình của xã hội đã tiến hành đổi mới với những thành công bước đầu. Đất nước lấy được đà phát triển đời sống nhân dân đã bắt đầu được cải thiện mà vẫn giữ được sự ổn định chính trị cần thiết. Việt Nam đang hoà nhập vào dòng chảy của tiến bộ nhân loại. Mặt khác xã hội Việt Nam vẫn còn những thách thức rất lớn, nhu cầu phát triển tiếp theo yêu cầu phải có những bước đi mạnh dạn, sáng tạo và thích hợp tất cả những cái đó đang ở phía trước những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam.

Tôi để nó tạm đây rồi xem dùng nó vào việc gì được. Vietbio 08:59, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)

[sửa] NOPV

Tự nhiên sau khi sửa lại thấy thừa cái NOPV(lạ thật). Không biết đã bỏ đi được chưa??  :-)) Vietbio 09:05, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)

[sửa] Nhất trí với Vietbio

Khi viết trưng cầu ý kiến các bạn tôi chỉ có ý viết lại phần diễn biến sao cho đúng logic trọng tâm của vấn đề và tránh cách viết Propaganda thôi. Chứ chưa xem đến cơ cấu bài sẽ thế nào. Nay sau khi viết xong tôi thấy đúng như những nhận xét của Vietbio và tán thành cách sử lý của Vietbio:

  • Cắt bỏ phần diễn biến. Biến nó thành bài "Chiến dịch..."
  • Cắt bỏ phần "Xã hội chủ nghĩa...
  • Tóm tắt ý "Thống nhất" vào phần kết quả
  • Với những sửa chữa như vậy tôi thấy đã bỏ được phần NOPV rồi. Thank You very much.

--58.187.32.89 09:20, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang

Vẫn cần anh Tô xem và sửa lại phần Diễn biến của bài này, cũng như để ý đến bài Chiến dịch Hồ Chí Minh. Vietbio 10:05, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)

Vietbio ơi! Tôi Rất vui mừng với sự làm việc chung không hẹn mà rất ăn ý, hiệu quả của chúng ta. Theo ý tôi bài của chúng ta khá tốt rồi nhưng nếu như nó có thêm hình ảnh nhất là hình ông Dương Văn Minh đọc đầu hàng hoặc hình ông ta xung quanh là các sĩ quan Cộng sản thì tốt biết mấy. Vietbio và các bạn hay lang thang trên mạng có thể tìm được chúng không? --Tô Linh Giang 15:20, ngày 15 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang

[sửa] Hình ảnh tư liệu

Các bạn ơi! Tôi muốn hỏi điều này. Trong bài chiến dịch Hồ Chí Minh ở phần liên kết ngoài có link (Chiến dịch Hồ Chí Minh kỳ cuối) của www.baocantho.com.vn/vietnam/chinhtri/22986. Tôi thấy có ảnh Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, đang trong vòng vây các sĩ quan Cộng sản có người còn tay cầm súng ngắn. Sĩ quan bên phải ở tiền cảnh nay là trung tướng Phạm Xuân Thệ tư lệnh một quân khu- người bắt ông Minh ra đài phát thanh và soạn lời văn đầu hàng. Đây là ảnh tư liệu cực kỳ quý báu. Ngày xưa ở Việt Nam việc đăng các ảnh này thực tế là thoải mái. Không biết bây giờ ta lấy ảnh này có nói rõ trích nguồn nào nào... thì có vi phạm bản quyền không. Nếu không lấy được thì thật đáng tiếc. --Tô Linh Giang 01:34, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang.

Tôi đã đọc cái website đó và họ có nói BẢN QUYỀN CỦA BÁO CẦN THƠ / GHI RÕ NGUỒN "BÁO ĐIỆN TỬ CẦN THƠ" KHI PHÁT HÀNH LẠI THÔNG TIN TỪ WEBSITE NÀY nên tôi nghĩ là chúng ta có thể dùng hình đó nếu ghi rõ nguồn như họ yêu cầu. Mekong Bluesman 01:48, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Mekong ơi! Nếu ông A lấy của ông B, ông B lấy của ông C...ông Z. Và cũng chỉ cần ghi rõ nguồn tư liệu thì ghi chú thế nào ông A hay ông Z. Thank You 58.187.38.229 08:44, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
Tô Linh Giang bảo là cái hình đó không phải là của Báo Cần Thơ sao?! Nếu như vậy thì không nên dùng nó. Mekong Bluesman 09:27, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)

Mekong ơi đúng là cái ảnh đó tôi download từ Báo Cần Thơ thật nhưng chắc chắn là họ dùng lại của nguồn khác (Chính họ cũng ghi chúSách Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975 NXB TT) mà vậy giải quyết thế nào? Thôi tôi cứ để tạm đây đã, các Sysop thấy nó không đủ độ tin cậy thì bỏ nó đi sau vậy. Nếu thế thì thật tiếc.User:Tô Linh Giang

Luật bản quyền, theo tôi hiểu, rắc rối lắm. Vì các máy tính của Wikipedia nằm tại Hoa Kỳ nên luật bản quyền của Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực. Quyển sách đó xuất bản tại Việt Nam nên thuộc luật bản quyền của Việt Nam. Một người có chủ quyền của cái ảnh đó có thể không kiện được nhà xuất bản quyển sách nhưng vẫn có thể kiện Wikipedia được, dựa theo luật của Hoa Kỳ. Mekong Bluesman 10:38, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)

[sửa] Nguồn?

"Để không gây các rắc rối với Hoa Kỳ, tránh động chạm đến tự ái dân tộc của họ, quân Bắc Việt dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để cho người Mỹ di tản hết thì họ mới vào" ==> xin hỏi thông tin này là từ đâu. Theo những tài liệu trong nước thì trong những ngày đó không có chuyện phía Giải phóng "dừng lại" mà ngược lại đều nhận được chỉ thị tiến vào Sài Gòn càng nhanh càng tốt. bàn luận không kí tên vừa rồi là của Truong Son (thảo luận • đóng góp)

Đây là thông tin chính xác đã được đăng tải trong dịp kỷ niệm 30 năm 30.4 trên các phương tiện thông tin. Tôi xin khất một thời gian sẽ định vị nguồn chính thức.Tô Linh Giang 07:48, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Các bạn có thể tham khảo thông tin này tại bộ phim tài liệu Vietnam - The 10,000 day war của Michael Mclear trong chương "Đầu hàng" phần mục "di tản" có trích dẫn cả bằng hình nguyên văn lời của Frank Snepp nhân viên CIA Saigon người chứng kiến trong cuộc của sự kiện: "Trong sự kiện di tản người ra khỏi thành phố Sài gòn, Cộng sản đã kéo dài thời gian, họ muốn sự kết thúc không phức tạp, họ nhanh chóng hoãn cuộc tiến công cuối cùng để cho tất cả người Mỹ ra đi...". Đây là bộ phim được công chiếu trên TV trung ương VTV1 nhân kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh và đã được sao thành 10 đĩa VCD để bán trên thị trường, đoạn phim trên nằm trong đĩa thứ 9 Nếu các bạn ở Việt Nam quan tâm có thể liên hệ theo số điện thoại di động sau để có nó 0953313359 (hỏi Dũng). Trong VCD thứ 9 này khi mô tả cuộc tiến công của CS ngày 28.4 cũng có đoạn nói "Bỗng nhiên họ dừng lại..." mà không nói nguyên nhân.
Còn chính xác dừng lại 1 ngày là tôi lấy theo bài hồi ức của một tướng QĐND tham gia trận đánh: "Chúng ta dừng lại 1 ngày cho người Mỹ đi hết..." (viết lại theo trí nhớ của tôi) tôi đã quên tên, chức vụ hình như chính uỷ hoặc phó tư lệnh quân đoàn 4 (không nhớ rõ)trên trang Web của VN nhưng tôi đã cố tìm lại mà không tìm thấy nữa. Tô Linh Giang 17:25, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)

  • Thứ nhất, ông Frank Snepp là người của CIA thì tiếng nói của ông không phải là tiếng nói của Cộng sản, trừ khi ông có thể chứng minh rắng thông tin này ông đã đọc, đã nghe từ một nguồn thông tin cộng sản đáng tin cậy. Đây chỉ có thể được coi là một phỏng đoán của ông Frank Snepp.
  • Thứ hai, Tô Linh Giang có thể upload đoạn băng này lên rồi cho đường link để làm bằng chứng được không?

Newone 11:11, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Tôi có đoạn phim trên nhưng tôi không biết cách nào để upload lên được cả, tôi chỉ có thể upload được ảnh còn hình và tiếng thì không. Trong khi tranh luận về việc CIA và chiến dịch Phượng Hoàng tôi đã cố thử để đưa lên đoạn phim nhưng chẳng có cái gì cả. Tôi sẽ thử một lần nữa nhé, khi nào được tôi sẽ viết tiếp vào đây.--Tô Linh Giang 12:21, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Theo đúng logic của cuộc sống thì tất nhiên quân Cộng sản nên dừng lại cho Người Mỹ đi hết và những lãnh đạo của Cộng sản là những người kinh qua nhiều kinh nghiệm đấu tranh 20 năm, họ đã kiên trì quân sự kết hợp chính trị, ngoại giao loại dần người Mỹ ra khỏi cuộc chiến một cách rất khó khăn, tất nhiên họ đều hiểu không nên chạm tự ái của Hoa Kỳ. Thử tưởng tượng xem sẽ rắc rối thế nào nếu quân Cộng sản vào sớm và Hoa Kỳ đang di tản?: không nhẽ không can thiệp gì để máy bay trực thăng Mỹ lên xuống tự do. Mà can thiệp thì có thể sẽ có thể bắn nhau với lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Tuy Mỹ đã rút khỏi chiến tranh nhưng khi thể diện nước lớn bị thách thức thì có thể có phản ứng rất không có lợi cho Cộng sản. Điều này thì ai cũng hiểu và đó là tất nhiên thôi. Chỉ có điều vì lý do tuyên truyền hay lý do nào đó người ta có thể không nói công khai lên.--Tô Linh Giang 13:03, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Tô Linh Giang có thể gửi email cho tôi để tôi upload thử được không? Và theo tôi, trước khi có bằng chứng rằng đây đúng là ý của bên cộng sản thì nên để trong bài dưới dạng nhận định từ bên tướng lĩnh Hoa kỳ thì đúng hơn?

Newone 09:23, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Tôi vừa định gửi Email cho bạn và Attach file tôi cắt đoạn phim (File Escape.MPG 3,57 MB) nhưng gửi thư cho thành viên Wikipedia trong trang chính của Vi.wikipedia thì tôi không thấy có nút nào, chỗ nào để Attach file đính kèm. Vậy bạn phải cho tôi địa chỉ Email của bạn tôi sẽ gửi bằng Yahoo mail. Hoặc hướng dẫn cho tôi cách attach file bằng cách gửi thư bằng Wiki, hãy viết vào trang thảo luận của Thành viên:Tô Linh Giang .--Tô Linh Giang 10:44, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)

[sửa] Danh xưng chính thức

Danh xưng chính thức của Quân giải phóng lúc đó là gì? Để bài viết trung lập, mong các bạn sử dụng đúng danh xưng chính thức thời đó, ví dụ như Quân lực Việt Nam Cộng hòa linhbach 10:06, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Có thể gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam hoặc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Truong Son 15:45, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Việc dùng danh xưng đúng là một việc làm cho tôi rất phân vân khi hiệu đính loạt bài về chiến tranh Việt Nam. Các bạn cũng có lý khi cho rằng để đảm bảo trung lập thì cần gọi đúng danh xưng chính thức. Đó là một quan điểm. Nhưng chúng ta cũng cần phải thấy một khía cạnh khác là ngay danh xưng đã nói lên quan điểm chính trị của một phía và nó có thể không chấp nhận được với phía bân kia. Tôi lấy ví dụ tên "quân giải phóng miền nam Việt nam" là tên chính thức đó hàm ý nói rằng đây là quân đội chính nghĩa để "giải phóng" miền nam khỏi "đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai". Tôi không đi vào tranh luận tính chính nghĩa đúng sai của việc này nhưng cái tên như vậy đã là không chấp nhận được với một số người của phía đối địch vì vậy mới là vấn đề. Tôi biết có những người nghe thấy chữ "quân giải phóng" là đã phản ứng rất quyết liệt rồi. Do đó theo tôi khi viết nên cố gắng dùng một tên có tính "trung tính" nhất, cách mà tôi dùng là theo nguyên tắc như vậy (theo thiển ý của tôi). Tôi tránh dùng các từ mà các phía lâm chiến gọi nhau như "ngụy quân, ngụy quyền", "quân đội sài gòn", "cộng quân", "Việt Cộng" còn cách gọi quân Bắc Việt Nam, quân Nam Việt nam, quân Cộng sản là trung tính chấp nhận được và cách này hay được các hãng thông tấn nước ngoài sử dụng và nó không hàm ý chính trị gì chỉ có điều nhiều người trong nước có thể chưa quen và cho là chưa trung lập. Xin ý kiến đóng góp thảo luận của các bạn Tô Linh Giang 02:27, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi tán thành ý kiến này. Nguyễn Hữu Dng 21:42, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
  • Gọi "quân Cộng sản" thì chẳng khác gì gọi "Cộng quân" cả ?
  • Vậy nếu như một phía lại không chấp nhận cách gọi "quân Nam Việt Nam" với lí do "họ coi đó không phải là đại diện của miền Nam" thì sao. Bên nào cũng có lí do để phủ nhận danh xưng của đối phương. Chẳng lẽ chúng ta thiên vị bên này hoặc bên kia sao ?
  • Cách gọi "quân Bắc Việt" thực chất là có hàm ý chính trị vì Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ có người miền Bắc mà có cả người miền Trung và miền Nam.
  • Nếu tiếp tục lập luận như vậy thì nên gọi "Quân đội giải phóng Nga" (ROA) của tướng Vlasov trong WW2 là gì ?

Truong Son 13:08, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Cách giải thích từ "quân Bắc Việt" của Truong Son có vẻ hợp lý.
Tôi thấy (tất cả) các bài viết của Tô Linh Giang chưa tuân thủ tốt Thái độ trung lập, bên cạnh tinh thích hợp của lối hành văn với Wikipedia. Rất tiếc là tôi chưa có thời gian và hứng thú sửa đổi. --Docomo (thảo luận) 13:28, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Ngoài ra việc dùng các tên gọi không chính thức gây khó khăn cho tra cứu, vì nó không có định nghĩa rõ ràng như tên gọi chính thức. Việc gọi tên không chính thức tôi thấy nhiều khi thể hiện quan điểm của người viết, bạn phải áp đặt một quy tắc nào đó trong việc chọn tên. Việc gọi tên chính thức là cách dễ dàng tránh đưa ra quan điểm riêng nhất. VLVN Cup 13:39, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Tôi sẽ không nói Truong Son sai, tôi cũng sẽ không nói cách viết của Tô Linh Giang là hoàn toàn đúng (vì tôi vẫn còn sửa nó). Nhưng mọi người nên viết một bài dài như các bài Chiến tranh Việt Nam (bài Sự kiện 30 tháng 4, 1975 này ngắn hơn) và sẽ hiểu là không lúc nào trong bài cũng cần viết toàn thể "Việt Nam Dân chủ Cộnh hòa" hay "Quân lực Việt Nam Công hòa" hay "Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam"...

  • Quân Cộng sản hay Việt Cộng, theo tôi, là các tên dùng thông dụng không có nghĩa gì hơn là các lực lượng của phía Việt Nam theo chính sách cộng sản.
  • Quân Bắc Việt, quân Nam Việt... là các đại danh từ chỉ các quân đội đến từ các vùng đó. Dĩ nhiên là các người tạo thành các quân đội đó có thể đến từ nhiều vùng khác nhau. Trong quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam có nhiều người mang các quốc tịch khác, quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương có Légionnaires hoàn toàn không Phải là người Pháp, trong Đệ nhị thế chiến quân đội hoàng gia Anh có các nhóm đến từ Canada, Ireland, Úc, Ấn Độ...

Cách viết phải chính xác, nhưng chính xác trong context. Khi tôi viết, thí dụ, về tình hình chính trị tại Liên Xô trong thập niên 1960, tôi không cần lúc nào cũng phải nhắc lại "Hội đồng chủ tịch toàn Liên Xô", hay "Đảng Cộng Sản (Liên Xô)"... Sau khi nhắc vài lần tôi có thể viết là Đảng mà người đọc vẫn hiểu.

Mekong Bluesman 15:38, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Tớ thấy danh xưng Cộng sản chưa thật sự phù hợp khi nói về các lực lượng của Mặt trận Giải phóng và của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lý do thì đã có nhiều, nhưng tớ xin đưa ra thêm một lý do nữa. Danh xưng Cộng sản và danh xưng Quốc gia là của "phe kia" tự đặt cho họ và tự đặt cho mình. Danh xưng chính thức của họ không phải như vậy, và họ cũng không tự gọi mình như vậy. Nếu lo ngại gọi họ là Giải phóng Quân sẽ gây phản ứng cho những người không ủng hộ họ, thì thử hỏi,khi gọi VNCH là những người Quốc gia có gây phản ứng ngược lại? Tóm lại, tớ đề nghị gọi theo danh xưng mà các bên tự nhận. Quân đội Nhân dân Việt Nam, Việt Nam cộng hòa, Quân Giải phóng v.v..Có thể viết tắt cho gọn. QDNDVN, VNCH.

Thêm nữa, tớ đề nghị không dùng danh xưng quân Miền Nam, quân Miền Bắc. Cách gọi đó tạo cảm giác gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, nhất là trong bối cảnh chúng ta chưa hoàn toàn thoát ra khỏi cái bóng của cuộc chiến.

Tớ định gửi mấy dòng này lên thảo luận: danh xưng chính thức. Nhưng do chưa dùng thành thạo, có thể sai địa chỉ. Nếu có sai sót, xin chuyển hộ tớ, xin cảm ơn. Thành viên:Vo quoc tuan

Static Wikipedia (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu