Nhiệt độ nóng chảy
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng.
Khi nói tới như nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn), nó được coi là nhiệt độ đóng băng hay điểm đóng băng.
Không giống như điểm sôi, điểm nóng chảy là tương đối không nhạy cảm với áp suất.
Có một số chất, như thủy tinh, có thể làm cứng lại không qua giai đoạn kết tinh; thì được gọi là chất rắn vô định hình. Các chất rắn vô định hình không có điểm nóng chảy cố định.
[sửa] Ví dụ
Điểm nóng chảy của nguyên tố thủy ngân là 234,32 K (−38.83 °C hay −37.89 °F). Chất có điểm nóng chảy (dưới áp suất khí quyển) cao nhất hiện nay được biết là than chì (hay còn gọi là graphit), có điểm nóng chảy 3.948 K.
[sửa] Xem thêm
Các chủ đề chính trong trạng thái vật chất |
---|
Các pha của vật chất | Chuyển pha | Tinh thể học | Vật lý vật chất ngưng tụ | Phát quang | Vật lý chất rắn |