Mật
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về mật với nghĩa dịch tiêu hoá. Xem thêm mật (định hướng).
Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có xương sống. Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn.
[sửa] Sinh lí học
Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol.
Mật từ động vật bị giết mổ có thể được trộn với xà phòng; hỗn hợp này có thể dùng để tẩy vết bẩn trên vải dệt.
Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D, E và K.
[sửa] Xem thêm
Các ngành của sinh học |
---|
Giải phẫu học | Sinh học vũ trụ | Hóa sinh | Tin sinh học | Thực vật học | Tế bào học | Sinh thái học | Sinh học phát triển | Di truyền học | Sinh học biển | Sinh học người | Vi sinh vật học | Sinh học phân tử | Nguồn gốc sự sống | Cổ sinh vật học | Miễn dịch học | Sinh lý học | Phân loại học | Động vật học | Trang chính Sinh học |
Thể loại: Stub | Sinh học | Hệ tiêu hoá | Sinh lý học