Hạt nhân Linux
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhân Linux là hạt nhân của Linux, được lập trình bằng ngôn ngữ C và được Linux Torvalds phát triển, mô phỏng lại hạt nhân Unix.
[sửa] Lịch sử
Xem thêm: Lịch sử Linux
Dự án đước khởi xướng vào năm 1991 bằng một bài viết nổi tiếng trong nhóm tin Usenet comp.os.minix, trong đó có đoạn viết:
- "I'm doing a (free) operating system (just a hobby, won't be big and professional like gnu) for 386(486) AT clones..." [1]
- ( "Tôi đang xây dựng một hệ điều hành tự do (chỉ là sở thích và sẽ không lớn và chuyên nghiệp như gnu) cho 386(486) ..." )
Vào thời điểm này, dự án GNU đã hoàn thành nhiều cấu thành thiết yếu cho một hệ điều hành tự do, tuy nhiên phần hạt nhân (lõi - Linux Kernel) GNU Hurd của hệ điều hành này vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài ra hệ điều hành BSD vẫn chưa được tự do hóa do các trở ngại về mặt pháp lý. Những điều này đã tạo ra một chỗ đứng thuận lợi cho hạt nhân Linux, nó nhanh chóng giành được sự quan tâm của các nhà phát triển cũng như người dùng. Trước đây, các hacker của Minix đã đóng góp các ý tưởng cũng như mã nguồn cho hạt nhân Linux và cho đến ngày hạt nhân Linux nhận được đóng góp của hàng ngàn lập trình viên trên khắp thế giới.
Phần hạt nhân (lõi hay kernel) của Linux có thể hiểu đơn giản là một tập hợp các chương trình thường trú trong bộ nhớ. Nó là phần chính của hệ điều hành, phụ trách hầu hết các chức năng chính của hệ điều hành như quản lý bộ nhớ, thực thi nhiệm vụ và truy nhập phần cứng...