Giao thông Hà Nội
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao của cả nước nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng .
Mục lục |
[sửa] Lịch sử phát triển giao thông Hà Nội
[sửa] Giao thông đường bộ
[sửa] Hệ thống xe buýt
Mặc dù Hà Nội đã phát triển nhanh hệ thống xe buýt để phục vụ tới 300 triệu lượt người trong 2005, số người lựa chọn đi xe buýt chỉ chiếm gần 18 % số người tham gia một cuộc điều tra của Sở Giao thông Công chính thành phố. Hơn 60 % trả lời họ lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển hàng ngày, và khoảng 13 % nói họ chọn xe đạp hoặc đi bộ. Sở không công bố bao nhiêu người tham gia cuộc điều tra.
[sửa] Hệ thống đường sắt
Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng.
Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng.
Từ năm 1900 Hà Nội đã có đường sắt nội đô dùng cho tàu điện do Pháp xây dựng. Tồn tại trong 9 thập kỷ đến năm 1991 thì tàu ngừng hoạt động, đường ray đã được bóc đi vì phương tiện giao thông này gây tắc đường, một phần do đường ray và phần vì tốc độ tàu chạy chậm. Trong vài ban năm gần đây các tuyến xe bus liên tục được phát triển.
[sửa] Cầu ở Hà Nội
Hà Nội hiện có ba cây cầu bắc qua sông Hồng, theo thứ từ lần lượt từ hướng bắc xuống nam là: cầu Thăng Long, cầu Long Biên và cầu Chương Dương.
[sửa] Dự án
- Cầu Vĩnh Tuy đang được xây dựng và sẽ là cây cầu thứ tư bắc ngang sông Hồng
- Cầu Thanh Trì
- Cầu Tứ Liên
- Cầu Nhật Tân
Trong thành phố có các cầu nhỏ, chủ yếu bắc qua hệ thống sông Tô Lịch cũ.
[sửa] Hệ thống vận tải hàng hóa trên bộ
[sửa] Giao thông đường thủy
[sửa] Giao thông đường không
Hà Nội có hai sân bay: sân bay Nội Bài (quốc tế+quốc nội) và sân bay Gia Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch).
Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội 8 km.
[sửa] Quy hoạch và phát triển giao thông
[sửa] Bộ máy nhà nước các cấp
Sở Giao thông Công chính là đầu mối quản lý nhà nước cấp địa phương cho cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội.