Dao động điều hòa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dao động điều hoà là các dao động được mô tả bằng hàm điều hoà (hàm số sin, hoặc cosin) theo thời gian hay theo vị trí.
Ví dụ:
- x = A sin(wt + p)
Trong đó
- x: li độ, tức là độ lệch khỏi vị trí cân bằng của vật dao động
- A: biên độ dao động, tức là li độ cự đại
- w: tần số góc, giúp xác định đựơc số lần dao động trong một đơn vị đo thời gian
- p: pha ban đầu , phụ thuộc vào vị trí của vật tại thời điểm ứng với mốc thời gian được chọn.
Đối với nhiều hệ thống cơ học, khi xét trường hợp lý tưởng không có lực ma sát, còn gọi là hệ thống tự do, chúng có thể dao động tuần hoàn sau khi nhận tác động từ bên ngoài, được phân tích thành chuỗi Fourier của các dao động điều hoà. Thực tế, các hệ cơ học đều chịu tác động của lực ma sát, và dao động có biên độ giảm dần.