Bệnh trái rạ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bệnh trái rạ, còn được gọi là bệnh thủy đậu, là một bệnh do virus varicella zoster gây ra.
Bệnh có thể bùng phát thành dịch vào cuối năm và mùa xuân. Virus gây thủy đậu lây truyền theo đường không khí khi chúng ta hít phải nước bọt hoặc mụn nước của người bệnh . Một sô trường hợp bà mẹ mang thai có thể truyền cho bào thai. Bệnh biểu hiện bằng sốt cao mệt mỏi, đau cơ sau đó nốt thủy đậu xuất hiện toàn thân. Đó là các mụn nước kích cỡ bằng hạt gạo, hạt bắp, lúc đầu trong bóng sau vài ngày hơi đục rồi tự vỡ ra. Khoảng 1 tuần sau thì lành vết thương và không để lại sẹo nếu không có bội nhiễm. Bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu có biến chứng thần kinh như viêm não vô trùng, viêm tủy cắt ngang, tỷ lệ tử vong trong các trường hợp này tới 25 phần trăm. Các biến chứng khác như viêm phổi, hội chứng Rey sau dùng Aspirin ở người đang bị thủy đậu. Thai nhi lây bệnh từ me thì có thể gây thai chết lưu hoặc sanh thiếu tháng, dị tật chi, não, mắt.
Di chúng có thể để lại là tồn tại virus trong các hạch thần kinh gây bệnh "giời leo" sau này. Các biện pháp phòng ngùa bao gồm cách ly người bệnh ít nhất 6 ngày từ lúc phát trái rạ. Cách hiệu quả nhất là tiêm ngùa vaccin. Trẻ 9 đế 12 tháng tuổi tiêm 1 liều dưới da. Trẻ 13 tuổi trở lên và người lớn 2 liều cách nhau 4 đến 8 tuần.