Đông trùng hạ thảo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensic thuộc nhóm Ascomycetes trên cơ thể sâu Hepialus fabricius. Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensic.
Tên gọi "đông trùng hạ thảo" là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.
Mục lục |
[sửa] Nguồn gốc
Vị thuốc này thực chất là hiện tượng loài sâu đất Hepialus fabricius bị kí sinh bởi nấm thuộc chi Cordyceps. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á.
Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mặc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến một giai đọan nhất định, nấm phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử.
Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh-Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.
[sửa] Mô tả
Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
[sửa] Công dụng
Lưu ý:
Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn tình dục, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ.
[sửa] Sử dụng
Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu.
Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.
[sửa] Thông tin thêm
Lê Quý Đôn từng viết trong sách (?) rằng: "trên núi Tản, có mọc nhiều loại thuốc quý, trong đó có Đông trùng hạ thảo...". Tuy nhiên,những người làm về đông y tại Việt Nam cho rằng muốn mua được đông trùng hạ thảo thật thì phải sang Trung Quốc vì đông trùng hạ thảo hiện nay được coi là quý hiếm hơn cả nhân sâm, lộc hươu, giá của nó vì thế rất đắt và có thể bị làm giả. Tại một của hàng Đông dược có uy tín ở Côn Minh, Trung Quốc, giá cho 5 g đông trùng hạ thảo lên tới gần 500 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng Việt Nam, năm 2005).
[sửa] Liên kết ngoài
- Chinese Cordyceps (Cordyceps sinensis)
- Thần dược Đông trùng hạ thảo trên Vietsciences