Wikipedia:Quyền về hình ảnh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hướng dẫn này, bài về các loại thẻ quyền cho hình ảnh và bài quyền về hình ảnh có mục đích làm cho tình trạng tương đối rối rắm của các quyền về hình ảnh dễ hiểu hơn cho các thành viên Wikipedia và tạo khả năng cho những người "không phải là luật sư" trong số thành viên có thể nhanh chóng đánh giá là việc truyền lên những hình ảnh nhất định có được phép về mặt luật pháp hay không.
Những hình đăng tải tại Wikipedia phải phù hợp với mục đích giáo dục phổ thông của Wikipedia. Vì thế Wikipedia tiếng Việt không hoan nghênh việc truyền lên và đăng tải những hình ảnh mang tính chất cá nhân tại trang cá nhân của thành viên. Ngoài ra nếu một hình không được dùng đến trong các bài viết thì có thể sẽ bị biểu quyết để xóa đi.
Khi sử dụng hình ảnh tại Wikipedia về nguyên tắc cần làm rõ 2 vấn đề:
- Việc công bố một hình ảnh của mình có được phép hay không?
- Hình ảnh của người khác có được bảo hộ về tác quyền hay không?
Chú thích về các nguồn hình ảnh tự do có thể được sử dụng cho chúng ta có trong trang Wikipedia:Nguồn hình ảnh thuộc về phạm vi công cộng
|
[sửa] Sử dụng hình tự chụp
[sửa] Hình ảnh nhân vật
Việc công bố có thể bị giới hạn bởi quyền cá nhân của người được chụp. Mỗi một con người về nguyên tắc đều có quyền tự quyết định là hình ảnh về mình nói chung có được phép công bố hay không và trong phạm vi nào.
Ngoại lệ: Cá nhân đang ở trong các buổi hội họp công cộng (thí dụ như biểu tình, lễ hội) hay tình cờ đứng trong quang cảnh được phép có thể được nhìn thấy trong các hình ảnh tương ứng mà không cần phải có sự đồng ý của họ. Thế nhưng những người có liên quan này không được phép là mục đích của tấm ảnh. Theo đó thì được phép chụp hình một nhóm đông những người hâm mộ bóng đá trên khán đài nhưng không được phép lấy một người hâm mộ bóng đá riêng lẻ ra mà không có sự đồng ý của người đó để chụp một tấm hình chân dung. Ngoài ra luật pháp đã quy định là không được phép làm tổn hại đến các lợi ích chính đáng của người được chụp hình thông qua những hình ảnh được phép như vậy.
Nhân vật nổi tiếng (nhân vật tuyệt đối của lịch sử đương đại, thí dụ như chính trị gia nổi tiếng) và nhân vật "đứng trong ánh sáng của công chúng" một thời gian ngắn (nhân vật tương đối của lịch sử đương đại, thí dụ như một người vừa mới cứu người khác khỏi chết đuối) có thể được ghi hình và truyền bá lại mà không cần có sự đồng ý của họ. Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng chỉ được phép khi các nhân vật trên hình ảnh đó thật sự là đang có một chức vụ công cộng.
Theo luật Đức thì ngoài ra cũng không được phép nhìn trộm qua tường hay vượt qua các chướng ngại vật khác hay sử dụng những phương tiện giúp đỡ như ống kính chụp ảnh từ xa, thang hay cả máy bay để xâm phạm vào phạm vi riêng tư được bảo vệ của một nhân vật (nổi tiếng).
[sửa] Tác phẩm nơi công cộng
Hình ảnh chụp những tác phẩm như tượng đài hay kiến trúc hiện đại hiện diện lâu dài trên đường phố và quảng trường công cộng đều có thể được phép công bố không cần phải lo ngại. Nếu tác phẩm được bảo hộ về tác quyền được công bố trong không gian công cộng thì nên chú ý đến việc ghi chú nguồn gốc và một số giới hạn nhất định của quyền được sửa chửa. (Cho đến nay trong Wikipedia tiếng Đức có sự đồng thuận là việc này không phải là một điều trở ngại cho việc đăng tải những hình ảnh này.) Điều này không có giá trị cho những tác phẩm nghệ thuật chỉ được công bố (triển lãm) trong một thời gian ngắn nhất định trong công cộng.
[sửa] Công trình xây dựng
Việc công bố hình ảnh về các công trình xây dựng ở Đức (cũng như ở Áo và Thụy Sĩ) nói chung là được bảo hộ bởi quyền tự do chụp toàn cảnh (Panoramafreiheit) nhưng giới hạn nhìn từ bên ngoài. Thêm vào đó là phải có thể đi đến điểm đứng để chụp hình mà không cần dùng phương tiện giúp đỡ. Theo đó một cái thang, ngay khi chỉ được dùng chỉ để nhìn qua một chướng ngại vật, cũng không được phép như là một chiếc máy bay trực thăng. Việc chụp từ một căn nhà khác cũng không được phép ngay cả khi có phép đi vào điểm đứng để chụp hình.
Chú ý: Ở một số nước, thí dụ như Pháp và Bỉ không có quyền tự do chụp toàn cảnh! Theo luật Bỉ thì hình ảnh của Atonium (xem ghi chú của hình Atonium ) không được phép công bố trên Wikipedia mà không có sự đồng ý của kiến trúc sư.
[sửa] Vật thể trong không gian kín
Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau về tình trạng luật lệ cho những vật ở trong một phòng kín, thí dụ như trong viện bảo tàng hay trong một nhà trưng bày. Đặc biệt là khi người "chủ nhà" cấm không cho chụp hình trong các phòng này hay chỉ cho phép dưới những giới hạn nhất định.
Cũng không được phép công bố những hình ảnh mà trong đó có thể nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật vẫn còn được bảo hộ về quyền tác giả. Các quyền này hết hạn 70 năm sau khi nhà nghệ thuật qua đời (chính xác hơn là vào ngày 1 tháng 1 sau ngày mất thứ 70, tức là cho những nghệ nhân mất vào năm 1936 là ngày 1 tháng 1 năm 2007).
[sửa] Sản phẩm
Nếu như việc tạo hình sản phẩm hay bao bì của sản phẩm (thí dụ như hình vẽ) được bảo hộ về tác quyền thì không được phép chụp hình sản phẩm này. Được bảo hộ về tác quyền khi việc tạo hình đạt được đến cái gọi là "độ cao sáng tạo". Chỉ có những tạo hình rất đơn giản mới không đạt được đến cái gọi là "độ cao sáng tạo" này.
Nếu tác phẩm được bảo hộ về tác quyền là một hình tượng khôi hài (thí dụ như Lucky Luke), thì tất cả các các sao chép và gia công tiếp theo (thí dụ như hàng merchandising) mà có thể nhận ra hình tượng này trên đấy đều được bảo hộ về tác quyền và không thể đăng tải tại đây được. Nếu chụp một chồng bìa đĩa hát (cover) mà bìa đầu tiên có thể được nhận thấy rõ thì đấy không phải là "hình tượng phụ" vì người nhiếp ảnh có ý định muốn cho thấy rõ bìa đầu tiên. Tức là không thể tưởng tượng là không có trên hình. Thế nhưng nếu hình tượng khôi hài này được gắn tại trụ sở của doanh nghiệp và có thể chụp được từ khu vực đường giao thông công cộng thì "tự do toàn cảnh" có hiệu lực.
[sửa] Biểu trưng
Biểu trưng không được hoan ngênh trên Commons vì thế mà nên truyền chúng lên Wikipedia tiếng Việt. Chỉ có những hình dáng rất đơn giản không đạt được đến độ cao sáng tạo cần thiết (thí dụ như biểu trưng của đài truyền hình ARD, có thể xem tại đây) hay là các biểu trưng trên các bảng được gắn cố định trong quang cảnh đường phố là được xem xét đến.
[sửa] Ảnh chụp màn hình
Việc sử dụng ảnh chụp màn hình (screenshot) để minh họa phần mềm cũng được tranh cãi. Từ những thảo luận về quyền hình ảnh có thể rút ra là các ảnh chụp màn hình tại Wikipedia không được bảo vệ bởi quyền trích dẫn và vì thế về cơ bản là không được phép. Điều này cũng có giá trị cho các ảnh chụp màn hình từ các ghi hình truyền hình. Chương trình thời sự trong truyền hình được phép tường thuật về Wikipedia với biểu trưng của Wikipedia nhưng Wikipedia không được phép làm một ảnh chụp màn hình về tường thuật này vì các đài truyền hình có yêu cầu về việc bảo hộ quyền tác giả cho ngay cả các hình ảnh (không di động) từ chương trình của họ. Các ngoại lệ là các ảnh chụp màn hình mà đã được người sở hữu tác quyền của chương trình phần mềm, trò chơi hay chương trình truyền hình đưa vào GFDL hay phạm vi công cộng.
[sửa] Sử dụng hình của người khác
Hình ảnh của người khác chỉ được phép truyền lên khi chúng không được bảo hộ về tác quyền (hay có một giấy phép thích hợp). Trong đó cần phân biệt giữa những hình ảnh nói chung là không có khả năng được bảo hộ và những hình ảnh đã mất sự bảo hộ của pháp luật. Thí dụ như một tấm ảnh thuộc về công cộng được xuất bản trong một quyển sách mà không được sửa chửa thì tấm ảnh này tất nhiên là có thể được sao chép lại tùy ý mà không cần có sự đồng ý của nhà xuất bản.
[sửa] Những hình ảnh không có khả năng được bảo hộ
Nếu như chỉ sao chép lại thuần túy các tranh hay ảnh (hai chiều) thì những hình ảnh này không được bảo vệ về tác quyền. Vì thế mà hình ảnh từ những quyển sách tranh ảnh nghệ thuật có thể được truyền lên khi bức tranh hay tấm hình được sao chép lại trong đó không còn được bảo hộ về tác quyền nữa. Khi một nhà xuất bản sao chép lại một tấm ảnh hay tranh từ năm 1905 mà tác giả của nó đã qua đời từ năm 1935 trở về trước thì một ghi chú All rights reserved hay tương tự không cần phải chú ý đến. Nhà xuất bản không có được những quyền đặc biệt nào từ bản sao chép này.
[sửa] Tác phẩm của chính quyền tại Đức (và châu Âu)
Ở Đức và tương tự như thế ở phần lớn các quốc gia châu Âu một số tác phẩm nhất định của chính quyền không được bảo hộ về tác quyền (Luật lệ, sắc lệnh, quy định hành chính của chính quyền và công bố cũng như quyết định và các hướng dẫn thi hành quyết định do chính quyền soạn thảo, theo điều 5 khoản 1 Luật quyền tác giả (Đức)).
Các tác phẩm khác của chính quyền mà chỉ được công bố để công chúng biết đến vì lợi ích của chính quyền thuộc vào diện cấm sửa đổi (điều 5 khoảng 2 Luật quyền tác giả (Đức)). Điều này theo quan điểm (còn tranh cãi) của Wikipedia tiếng Đức là không hòa hợp với sự tự do của Wikipedia.
Các hình ảnh bình thường không được xem như là tác phẩm của chính quyền và do đó không thuộc về phạm vi công cộng. Thí dụ như hình ảnh của Tổng thống liên bang trên trang web của phủ tổng thống là không được tải xuống cũng như những hình ảnh do nhân viên hành chánh trong thời kỳ Đức Quốc Xã chụp.
[sửa] Hình ảnh của cơ quan chính quyền Mỹ
Thông thường thì những hình ảnh của các cơ quan chính quyền liên bang Mỹ (Federal Government) mà tại Mỹ là thuộc về phạm vi công cộng được chấp nhận tại Commons và tại đây. Hình ảnh thuộc về phạm vi công cộng là những hình ảnh mà do nhân viên chính quyền tạo ra trong khuôn khổ công việc làm của họ nhưng đó không phải là tất cả những hình có trên một trang web của chính phủ Mỹ. Tức là trong từng trường hợp một phải kiểm tra thật chính xác theo Legal notices trên trang web đó là bức ảnh này có thật sự là không được bảo hộ về tác quyền hay không.
Không được nhầm lẫn loại hình ảnh này với loại hình ảnh mà tại Mỹ thuộc về phạm vi công cộng vì những nguyên nhân khác. Những hình ảnh được công bố trước năm 1923 là thuộc về phạm vi công cộng tại Mỹ nhưng không nhất thiết là không còn được bảo hộ về tác quyền tại châu Âu vì tại châu Âu phải chú ý đến thời hạn bảo hộ thông thường là 70 năm sau khi tác giả qua đời.
[sửa] Ảnh được bảo hộ
Khi minh họa sự kiện lịch sử hay tiểu sử nhân vật lịch sử Wikipedia phải dựa vào những hình ảnh hay diễn đạt nghệ thuật của người khác. Trong nhiều trường hợp không thể làm rõ về tình trạng luật pháp. Có những người đại diện cho một đường lối nghiêm ngặt là trong trường hợp còn ghi vấn thì không nên truyền bá hình ảnh trong khi có những ý kiến khác hành động theo phương châm là "Ở nơi nào không có người kiện cáo thì ở nơi đó không có quan tòa". Tất cả những người truyền lên Wikipedia hình ảnh có khả năng được bảo hộ tác quyền như là những hình thuộc về phạm vi công cộng nên hiểu rõ là hành động này mở cửa cho việc sử dụng không hạn chế trên toàn thế giới. Việc này có thể dẫn đến những yêu cầu bồi thường thiệt hại của những người sở hữu tác quyền.
Thế nhưng không phải là không có những hình ảnh rõ ràng là thuộc về phạm vi công cộng. Theo luật Đức việc bảo hộ hình ảnh chấm dứt 70 năm sau khi nhiếp ảnh gia qua đời (post mortem auctoris), chính xác hơn là vào ngày 1 tháng 1 của năm sau ngày mất thứ 70 . Đáng tiếc là trong rất nhiều sách không có ghi chú về người nhiếp ảnh mà chỉ ghi chú cơ quan lưu trữ ảnh nguyên thủy. Những cơ quan này có đồng thời sở hữu tác quyền hay không là điều phải làm rõ. Sở hữu hình ảnh hay phim âm bản không là cơ sở để cho phép công bố. Công bố những hình ảnh chưa được đưa ra công khai thí dụ như từ một cơ quan lưu trữ mà không có sự đồng ý của tác giả hay những người kế thừa tác giả về mặt luật pháp thì theo quan điểm đang áp đảo là một vi phạm quyền tác giả trầm trọng vì quyền công bố là quyền của tác giả. Chỉ được phép truyền bá những hình ảnh đã được cho phép theo mục đích này. Thế nhưng một số người sở hữu tác quyền chỉ cho phép sao chép nhưng không được sửa chửa lại những hình ảnh. Điều kiện này không phù hợp với GFDL và vì vậy cũng không phù hợp với những quy định của Wikipedia.
[sửa] Quy định thực dụng cho những hình ảnh đã hơn 100 năm
Wikipedia chấp nhận tất cả những hình ảnh đã được chụp cách đây 100 năm hay lâu hơn như là hình thuộc về phạm vi công cộng mà không cần có bằng cứ rõ ràng về ngày mất của tác giả nếu như không có bằng chứng xác đáng là tác giả qua đời chưa quá 70 năm.
[sửa] Hình ảnh của tác giả vô danh
Điều cần phải chú ý là ngay cả khi không biết tác giả là ai hay không thể tìm ra tác giả với một công sức hợp lý thì vẫn có thể còn yêu cầu của những người kế thừa quyền theo pháp luật đối với những người sử dụng hình ảnh trong vòng 70 năm của thời hạn bảo hộ.
Đối với những tác phẩm vô danh, điều 66 Luật quyền tác giả (Đức) quy định là 70 năm sau lần công bố đầu tiên quyền tác giả không còn nữa (hoặc là sau khi ra đời nếu như tác phẩm đã không được công bố 70 năm). Theo luật cũ nhưng vẫn tiếp tục có hiệu lực là đối với những hình ảnh ra đời trước ngày 1 tháng 7 năm 1995 thời hạn bảo hộ vẫn là 70 năm sau khi tác giả qua đời (post mortem auctoris) nếu như trong một thời điểm nào đó tác giả cho biết danh tính của mình cho tấm ảnh. Chứng minh là trường hợp này không xảy ra thì trên thực tế là không thể vì có thể rằng ở một lúc nào đó tác giả đã công bố tên mình tên một tấm hình hay ở trên một công bố ở đâu đấy.
Xem chi tiết về vấn đề này tại bài tác phẩm vô danh.