Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Thành phố New York – Wikipedia tiếng Việt

Thành phố New York

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mục từ New York dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại New York (định hướng).
Mục từ New York, New York dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại New York, New York (định hướng).
City of New York (Big Apple)
Bầu trời City of New York
Cờ chính thức của City of New York


Vị trí trong tiểu bang New York
Vị trí trong tiểu bang New York
Tọa độ:

40°43′N 74°00′W

Quận
(Boroughs)
Bronx (The Bronx)
New York (Manhattan)
Queens (Queens)
Kings (Brooklyn)
Richmond (Đảo Staten)
Thị trưởng Michael Bloomberg (R)
Diện tích  
 - Thành phố 1.214,4 km²  (468.9 sq mi)
 - Đất 785,5 km²  (303,3 sq mi)
 - Nước 428,9 km² (165,6 sq mi)
 - Đô thị 8.683,2 km² (3.352,6 sq mi)
 - Metro 17.405 km² (6.720 sq mi)
Độ cao 10 m  (33 ft)
Nhân khẩu  
 - Thành phố(2004) 8.104.079
 - Mật độ 10.316/km² (26.720/sq mi)
 - Nội đô 18.498.000
Múi giờ EST (UTC-5)
 - Mùa hè (giờ mùa hè) EDT (UTC-4)
Website: www.nyc.gov

Thành phố New York (tiếng Anh: New York City, chính thức là City of New York; đọc như "Thành phố Niu doóc"; Hán-Việt: Thành phố Nữu Ước) là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ, thành phố lớn và phát triển nhất tại Bắc Mỹ, thành phố có nhiều cao ốc chọc trời nhất thế giới, và là trung tâm tài chính, thương mại, chính trị, giải trí và văn hóa quốc tế. Ngoài ra, New York là một trong những thành phố quan trọng trên thế giới (cùng với London, Tokyo, và Paris), và nó có rất nhiều nhà bảo tàng, phòng tranh, nhà hát, thư viện, tòa soạn báo, phim trường, công ty đa quốc gia và một sở giao dịch chứng khoán nổi tiếng. Đây cũng là nơi tọa lạc của Tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc và các tòa đại sứ của tổ chức này.

Thành phố New York có biệt danh là "The Big Apple", có nghĩa là "Quả táo lớn".

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Vùng này được cư trú bởi người bản địa Bắc Mỹ Lenape vào thời điểm được tìm ra bởi thuyền trưởng người Ý tên là Giovanni da Verrazzano. Mặc dù thuyền của Verrazzano đi vào Vịnh New York, cuộc hành trình của ông đã không tiếp tục ngược lên phía trên mà thay vào đó ông quay trở lại Đại Tây Dương. Chỉ cho đến khi cuộc hành trình của Henry Hudson, một người Anh làm việc cho Dutch East India Company, khu vực này mới được vẽ bản đồ. Ông khám phá ra Manhattan vào 11 tháng 9 năm 1609, và tiếp tục đi ngược dòng sông bây giờ mang tên ông, sông Hudson, cho đến khi ông đến địa điểm mà bây giờ là thủ phủ của tiểu bang New York, Albany, tọa lạc. Người Hà Lan thiết lập New Amsterdam vào năm 1613, được cho phép tự trị vào năm 1652 dưới quyền của Peter Stuyvesant. Đế quốc Anh lấy thành phố vào tháng 9 năm 1664, và đặt lại tên là "New York" theo Công tước xứ York và Albany người Anh. Người Hà Lan lấy lại được thành phố trong một giai đoạn ngắn vào tháng 8 năm 1673, đặt lại tên là thành phố "New Orange" theo tên của dòng họ hoàng gia Hà Lan (Oranje-Nassau), nhưng lui bước vĩnh viễn vào tháng 11 năm 1674.

Dưới quyền của người Anh, thành phố New York tiếp tục phát triển, và trong khi có một thái độ lớn dần đấu tranh cho sự độc lập về chính trị của thành phố, khu vực này bị chia cắt một cách quyết định trong sự trung thành của nó trong chiến dịch New York, một loạt các trận đánh lớn sớm nhất trong Cách mạng Mỹ. Thành phố dưới sự chiếm đóng của quân đội Anh cho đến hết cuộc chiến, và là cảng cuối cùng các chiến thuyền của quân Anh di tản vào năm 1783.

Một loạt các liên kết giao thông mới, đáng chú ý nhất là sự khai trương của tàu điện ngầm Thành phố New York vào năm 1904, nối kết lại một thành phố mới mở rộng. Cao trào của những người nhập cư từ châu Âu đã đem lại những thay đổi lớn trong xã hội, và liên hội lao động chống tư bản bị đàn áp nặng nề. Sau này, trong thập niên 1920, thành phố chứng kiến sự nhập cư ào ạt của người Mỹ da đen như là một phần của Cuộc di cư lớn từ miền nam nước Mỹ. Sự phục hưng của Harlem phát triển trong giai đoạn này, là một phần của một cuộc bùng nổ lớn hơn của thời đại Cấm rượu (Prohibition), một thời chứng kiến bầu trời của thành phố biến đổi bởi những tòa nhà cao chọc trời đã đem lại nét đặc thù của New York. New York vượt qua London như là thành phố đông dân nhất thế giới vào năm 1925, kết thúc một thế kỷ danh hiệu đó của London.

Thành phố New York đóng một vai trò quan trọng trong Thế chiến thứ hai như là một cảng biển và một trung tâm thương mại và công nghiệp. Thành phố vượt lên sau chiến tranh như là thành phố dẫn đầu thế giới, với Wall Street dẫn đầu sự vượt lên của Hoa Kỳ như là sức mạnh kinh tế chủ đạo của thế giới, tổng hành dinh của Liên Hiệp Quốc (xây vào năm 1952) nhấn mạnh ảnh hưởng chính trị của nó, và sự lớn mạnh của Chủ nghĩa Diễn tả Trừu tượng (Abstract Expressionism) thay thế Paris như là trung tâm nghệ thuật của thế giới[1].

[sửa] Địa lý và hành chính

Năm quận của thành phố New York: 1: Manhattan, 2: Brooklyn, 3: Queens, 4: Bronx, 5: Staten Island
Năm quận của thành phố New York: 1: Manhattan, 2: Brooklyn,
3: Queens, 4: Bronx, 5: Staten Island

Nằm trong tiểu bang New York, Thành phố New York có diện tích là 800 km² (309 dặm vuông), và dân số ước lượng của nó theo năm 2004 là 8.168.388 người. Nó là trung tâm của Khu vực đô thị New York, một trong những khu vực thành thị lớn nhất trên thế giới có dân số hơn 22 triệu người. Thành phố New York có năm quận (borough): Brooklyn, Bronx, Manhattan, Queens và Đảo Staten, mỗi quận (trừ Đảo Staten) có dân số hơn một triệu người. Nó cũng nằm ở giữa đô thị đặc biệt lớn BosWash trải khắp vùng bờ biển đông của Hoa Kỳ.

Thành phố New York City cách Boston 218 dặm (350 km), tính theo khoảng cách lái xe, và cách Washington, D.C. 220 dặm (353 km). Nếu kể cả diện tích nước (chiếm 35,31%), tổng diện tích của thành phố là 468,9 dặ vuông (1.214,4 km²). Thành phố nằm trên ba đảo lớn là Manhattan, đảo Staten và phía tây đảo Long Island. Bronx là quận duy nhất là một phần của lục địa của Hoa Kỳ.

Tầm quan trọng như là một trung tâm thương mại của New York là do khu vịnh tự nhiên tạo thành bởi Vịnh Thượng lưu New York (Upper New York Bay), bao quanh bởi Manhattan, Brooklyn, Đảo Staten và bờ biển New Jersey. Nó được chắn khỏi Đại Tây Dương bằng eo biển Narrows nằm giữa Brooklyn và đảo Staten trong Vịnh Hạ lưu New York (Lower New York Bay).

[sửa] Các kiến trúc nổi tiếng

Tượng Nữ Thần Tự Do và khu Manhattan nhìn từ Vịnh Thượng lưu New York (Upper New York Bay)
Tượng Nữ Thần Tự Do và khu Manhattan nhìn từ Vịnh Thượng lưu New York (Upper New York Bay)

New York nổi tiếng nhất với tượng Nữ Thần Tự Do (Statue of Liberty), các tòa cao ốc như Chrysler, Empire State, Toà Tháp Đôi (World Trade Center, đã bị sụp đổ ngày 11 tháng 9 năm 2001) và Thư viện Công cộng New York, Quảng trường Thời đại (Times Square), Công viên Trung tâm (Central Park), Phố Wall (Wall Street), vân vân. Thành phố còn đang lên dự án xây dựng tòa Tháp Tự do (Freedom Tower), ngay trên nền đất của Toà Tháp Đôi, vào năm 2007, sẽ hoàn tất vào năm 2009 và đưa vào hoạt động trong năm 2010. Đây sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới với 541 m tính từ chân đến đỉnh ăn ten.

New York thật ra có ba khu vực nhà cao chọc trời tách biệt nhau: Midtown Manhattan, Downtown Manhattan (cũng được biết như là Lower Manhattan) và Downtown Brooklyn. Khu vực lớn nhất của các tòa nhà cao chọc trời này là ở Midtown Manhattan, trung tâm kinh doanh lớn nhất trên thế giới, và cũng là nơi của các tòa nhà đáng để ý như tòa nhà Empire State, tòa nhà Chrysler và trung tâm Rockerfeller. Khu nhà chọc trời tại Downtown Manhattan bao gồm khu thương mại trung tâm lớn thứ ba trên nước Mỹ (sau Midtown Manhattan và Chicago's Loop), và đã từng được biết đến với sự hiện diện của tòa tháp đôi của World Trade Center.

[sửa] Kinh tế

Midtown Manhattan, nhìn về phía bắc từ Tòa nhà Empire State, năm 2005
Midtown Manhattan, nhìn về phía bắc từ Tòa nhà Empire State, năm 2005

Thành phố New York là một trung tâm chính cho kinh doanh thương mại quốc tế và là một trong ba "trung tâm điều khiển" kinh tế thế giới (cùng với TokyoLondon)[2]. Thành phố là trung tâm chính về tài chính, bảo hiểm, địa ốc, truyền thôngnghệ thuật ở Mỹ. Các ngành quan trọng khác bao gồm truyền hình và phim ảnh, lớn thứ hai toàn quốc sau Hollywood; nghiên cứu y khoakỹ thuật; các đại học và học viện không vụ lợi; và thời trang.

Khu vực đô thị New York có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 901,3 tỷ USD vào năm 2004, nhiều hơn GDP của Ấn Độ và chỉ một ít thấp hơn của Canada. Kinh tế của thành phố chiếm phần lớn các hoạt động kinh tế của các tiểu bang New Jersey và New York[3].

Thị trường chứng khoán của thành phố là một trong những thị trường chứng khoán quan trọng nhất trên thế giới. Thị trường chứng khoán New York là thị trường lớn nhất tính theo số lượng đô la lưu chuyển, trong khi NASDAQ là lớn nhất trên thế giới về số lượng các công ty liệt kê ở đó. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn có trụ sở chính đặt tại New York, bao gồm nhiều công ty Fortune 500 hơn các thành phố khác[4]. New York là duy nhất trong các thành phố Mỹ về số lượng lớn các công ty nước ngoài. Một trong mười các công việc ở các công ty tư nhân ở thành phố này là với một công ty nước ngoài[5].

Các ngành công nghiệp sáng tạo, như truyền thông, quảng cáo, thiết kế và kiến trúc chiếm một số lượng càng đông dần trong tổng số công việc. Các công nghiệp kỹ thuật cao như phát triển phần mềm, thiết kế trò chơi và dịch vụ Internet cũng đang phát triển; bởi vì vị trí của thành phố là trạm cuối của đường cáp quang xuyên đại dương, Thành phố New York cũng là một cổng Internet lớn nhất trên toàn nước Mỹ[6].

Sản xuất chiếm phần lớn nhưng đang giảm dần về số lượng nhân công. Dệt may, hóa chất, sản phẩm kim khí, chế biến thực phẩm, và đồ gia dụng là một số sản phẩm chính[7]. Vận chuyển đường biển quốc tế luôn luôn là một phần lớn của kinh tế thành phố nhờ vào vịnh biển tự nhiên của New York, nhưng với sự tiến bộ của công việc đóng container các tàu chở hàng đã di chuyển từ vùng cảng trước Brooklyn ngang qua Cảng hàng hải Newark-Elizabeth ở New Jersey. Một số tuyến tàu chở hàng vẫn tồn tại; ví dụ, Brooklyn vẫn còn điều hành phần lớn việc nhập khẩu hạt cocoa vào Hoa Kỳ[8].

Toàn cảnh Manhattan với 47 cao ốc hơn 200 m và 2 cao ốc hơn 300 m
Toàn cảnh Manhattan với 47 cao ốc hơn 200 m và 2 cao ốc hơn 300 m

Xem thêm Khu vực Tổng hợp đô thị về Thống kê

[sửa] Hình ảnh

[sửa] Ghi chú

  1. Burns, Ric (2003-08-22). “Transcript”, The Center of the World - New York: A Documentary Film, PBS. Địa chỉ URL được truy nhập ngày 2006-07-20.
  2. Sassen, Saskia (2001). The Global City: New York, London, Tokyo, 2nd edition, Princeton University Press.
  3. The role of metro areas in the U.S. economy”, Global Insight, 2006-01-13. Địa chỉ URL được truy cập 2006-07-19.
  4. McGeehan, Patrick. “Top executives return offices to Manhattan”, New York Times, 2006-07-03. Địa chỉ URL được truy cập 2006-07-12.
  5. Keeping the Economy Growing”, Gotham Gazette, 2006-01-23. Địa chỉ URL được truy cập 2006-07-19.
  6. Telecommunications and Economic Development in New York City: A Plan for Action”, New York City Economic Development Corporation, 2005-03. Địa chỉ URL được truy cập 2006-07-19.
  7. Protecting and growing New York City's industrial job base”, The Mayor's Office for Industrial and Manufacturing Business, 2005-01. Địa chỉ URL được truy cập 2006-07-19.
  8. Century, Douglas. “My Brooklyn; Still a Contender on the Waterfront”, New York Times, 1999-03-12. Địa chỉ URL được truy cập 2006-07-19.

[sửa] Liên kết ngoài



Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com