Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Quan hệ (toán học) – Wikipedia tiếng Việt

Quan hệ (toán học)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mục từ này nói về quan hệ trong toán học. Để xem các nghĩa khác, xem Quan hệ.

Quan hệ trong toán học là khái quát các quan hệ giữa các số như quan hệ bằng, nhỏ hơn, lớn hơn, đồng dư... Bài này chỉ nói về các quan hệ hai ngôi.

Mục lục

[sửa] Khái niệm

[sửa] Định nghĩa

  • Cho hai tập hợp A,B. Mỗi tập con \mathcal R của tích Descartes A x B được gọi là quan hệ hai ngôi từ A vào B. Nếu \mathcal R là quan hệ từ A vào B và cặp (a,b)\in \mathcal R thì ta ký hiệu a \mathcal R b.
  • Nếu A = B thì một tập con \mathcal R của tích Descartes AxA được gọi là quan hệ trên A.
  • Mở rộng của quan hệ hai ngôi là quan hệ n ngôi dẫn đến cấu trúc bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ.
  • Lưu ý rằng tập tích Descarter là tập các cặp có thứ tự nên quan hệ định nghiã ở đây là qua hệ có hướng từ A vào B. Ta hình dung như các phần tử thuộc tập A là các phần tử "chủ động" trong quan hệ, còn các phần tử của B (nếu có mặt trong quan hệ) là các phần tử "bị động". Điều lưu ý này rất hữu ích cho các quan hệ xã hội như quýđược quý, hâm mộbị hâm mộ, hay trong quan hệ bao hàm :chứađược chứa trong ...

[sửa] Ví dụ

  • Các quan hệ trong đời sống xã hội đều là các quan hệ theo nghĩa toán học: quan hệ hôn nhân (khác giới) là quan hệ từ tập người là nam vào tập người là nữ, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng nghiệp, đồng hương ,quan hệ chống đối... đều là các quan hệ giữa các tập người.
  • Các quan hệ trong toán như quan hệ bằng nhau, lớn hơn, nhỏ hơn giữa các số thực, quan hệ chia hết giữa các số tự nhiện ....
  • Các quan hệ tuỳ ý giữa các tập hữu hạn có thể dẫn ra làm ví dụ rất nhiều, chẳng hạn cho A = {a , b, c, d}; B= {1, 2, 3}.

Quan hệ \mathcal R={ (a,1), (a, 2), (b, 2), (c, 2)}.

Để biểu diễn quan hệ (trên các tập hữu hạn), nhất là khi phải giải quyết các bài toán về quan hệ trên máy tính, ta có biểu diễn bằng ma trận logic hoặc bằng đồ thị

[sửa] Ma trận logic của quan hệ hai ngôi

Cho tập A có m phần tử

A = {a1,a2,...,am}

và tập B có n phần tử

B = {b1,b2,...,bn}

Ma trận logic của quan hệ \mathcal R \subset A x B là ma trận cấp m \times n với các phần tử r i,j xác định như sau:

r_{i,j}=\begin{cases} 1 & \mbox{khi } a_i \mathcal{R} b_j \\ 0 & \mbox{khi }a_i \overline{\mathcal {R}} b_j \end{cases}

Ví dụ ma trân biểu diễn quan hệ \mathcal R ở trên là

M_{\mathcal R}=\begin{pmatrix} 1 & 1 & 0  \\ 0 & 1 & 0 \\0& 1 & 0\\0& 0 & 0\ \end{pmatrix}

[sửa] Quan hệ tương đương và quan hệ thứ tự

[sửa] Một số tính chất của quan hệ trên một tập

Cho \mathcal R là một quan hệ trên tập A,

  • \mathcal R được gọi là quan hệ có tính chất phản xạ nếu \forall a\in A:a\mathcal R a
  • \mathcal R được gọi là quan hệ có tính chất đối xứng nếu \forall a,b\in A:nếu a\mathcal R b thì b\mathcal R a
  • \mathcal R được gọi là quan hệ có tính chất phản đối xứng nếu \forall a,b\in A:nếu a\mathcal R bb\mathcal R a thì a = b
  • \mathcal R được gọi là quan hệ có tính chất bắc cầu nếu \forall a,b,c\in A:nếu a\mathcal R bb\mathcal R c thì a\mathcal R c

[sửa] Quan hệ tương đương

  • Quan hệ \mathcal R trên A được gọi là quan hệ tương đương nếu nó có ba tính chất phản xạ, đối xứng, bắc cầu.
  • Cho \mathcal R là quan hệ tương đương trên tập A và phần tử a\in A. Tập con của A gồm các phần tử b có quan hệ \mathcal R với a được gọi là lớp tương đương của phần tử a, ký hiệu là {[a]}_{\mathcal R}.
  • Cho a,b \in A và quan hrrj tương đương \mathcal R.

Khi đó

  1. {[a]}_\mathcal R \ne \emptyset,{[b]}_\mathcal R \ne \emptyset
  2. hoặc {[a]}_\mathcal R \cap {[b]}_{\mathcal R} = \emptyset,hoặc {[a]}_{\mathcal R} = {[b]}_{\mathcal R}.
  • Từ đó tập các lớp tương đương của \mathcal R tạo thành một phân hoạch của tập A.
  • Ví dụ rõ ràng nhất minh hoạ cho quan hệ tương đương là quan hệ đồng dư theo môđun m trên tập hợp các số nguyên \mathbb Z( m là số tự nhiên lớn hơn 1), mỗi lớp tương đương là tập các số nguyên có cùng số dư theo môđun m. Trong số học nó còn được gọi là các lớp thặng dư theo môdun m.

[sửa] Quan hệ thứ tự

  • Quan hệ \mathcal R trên tập A được gọi là quan hệ thứ tự trên A nếu nó có ba tính chất phẩn xạ, phản đối xứng và bắc cầu.
Ví dụ về các quan hệ thứ tự là các quan hệ "≤", "≥" trên các tập hợp số. Một ví dụ khác là quan hệ chia hết "\" trên tập số tự nhiên, quan hệ bao hàm "\subset" (quan hệ tập con) trong các tập hợp cũng là các quan hệ thứ tự.
  • Sau đây ta dùng ký hiệu \sqsubseteq để chỉ một quan hệ thứ tự trong trương hợp tổng quát.
  • Quan hệ thứ tự \sqsubseteq được gọi là quan hệ thứ tự toàn phần trên tập A nếu với hai phần tử bất kỳ a, b\in A một trong hai quan hệ a \sqsubseteq b hoặc b \sqsubseteq a sẽ xẩy ra. Trong trường hợp ngược lại nó được gọi là quan hệ thứ tự bộ phận. Khi đó, tương ứng ta nói tập A được sắp thứ tự toàn phần/bộ phận. Khi không mốn nói vào chi tiết ta đơn giản gọi chúng là tập được sắp. Các quan hệ "≤" và "≥" trên tập số thực là quan hệ thứ tự toàn phần. Quan hệ chia hết trên tập số nguyên, quan hệ bao hàm trên các tập hợp là các quan hệ thứ tự bộ phận.

[sửa] Các phần tử đặc biệt trong tập được sắp

  • Trong tập A được sắp theo quan hệ \sqsubseteq, một phần tử m được gọi là nhỏ nhất nếu m \sqsubseteq a với mọi a\in A. Ví dụ như phần tử nhỏ nhất của tập các số tự nhiên dương là 1, phần tử nhỏ nhất theo quan hệ bao hàm trên các tập hợp là tập rỗng, theo quan hệ chia hết trên tập các số tự nhiên phần tử nhỏ nhất là số 1.
  • Cho S là tập con của tập được sắp A theo quan hệ m \sqsubseteq a. Phần tử m (nếu có) được gọi là infimum của S , kí hiệu là ìn(S) hay ^S, nếu m \sqsubseteq a với mọi a \in S và nếu \forall a \in S: n \sqsubseteq a thì n \sqsubseteq m.
  • Nếu S= {a, b} \subset A thì inf({x,y}) được ký hiệu là x^y. Trong quan hệ chia hết trên tập các số tự nhiên, x^y chính là ƯCNN(x,y), còn theo quan hệ bao hàm giữa các tập hợp, A^B chính là tập A\cap B.
  • Khái niệm tương tự theo chiều ngược lại là khái niệm supremum, ký hiệu là sub(S)

[sửa] Tích các quan hệ và bao đóng bắc cầu

[sửa] Quan hệ tích

Cho quan hệ \mathcal R từ tập A vào tập B và quan hệ \mathcal S từ B vào C. Quan hệ tích (\mathcal {RS}) là quan hệ từ A vào C, xác định bởi a(\mathcal {RS}) c khi và chỉ khi tồn tại b\in B sao cho a \mathcal R bb\mathcal S c

[sửa] Tính chất của quan hệ bắc cầu

  • Quan hệ \mathcal R là quan hệ có tính chất bắc cầu khi và chỉ khi
\mathcal {RR}=\mathcal {R}^2 \subset \mathcal R.
  • Quan hệ \mathcal S nhỏ nhất có tính chất bắc cầu chứa quan hệ \mathcal R được gọi là bao đóng bắc cầu (một số người gọi là bao đóng truyền ứng) của quan hệ \mathcal R kí hiệu là [\mathcal R].
  • Nếu tập A hữu hạn gồm n phần tử thì
[\mathcal R]= \mathcal R\cup\mathcal {R}^2\cup\mathcal {R}^3...\cup\mathcal {R}^n

[sửa] Biểu diễn đồ thị của quan hệ hai ngôi

Biểu diễn đồ thị của quan hệ

Ta có thể biểu diễn quan hệ \mathcal R từ tập X và tập Y bằng một đồ thị có hướng như hình bên. Nếu A \cap B = \emptyset thì đồ thị biểu diễn \mathcal R là đồ thị hai phía.

Trong hình bên phần tử A có thể "chủ động" quan hệ với ba phần tử 1, 2, 5 của Y, còn B chủ động không quan hệ với phần tử nào. Về phía Y, phần tử 2 và 5 bị hai phần tử cùng quan tâm, còn 3, 4 không được phần tử nào của X quan hệ tới.

[sửa] Quan hệ và ánh xạ

Ánh xạ là một loại quan hệ trong đó tất cả các phần tử của tập chủ động đều có quan hệ và chỉ quan hệ với một phần tử thuộc tập bị động

Từ biểu diễn đồ thị của quan hệ \mathcal R và biểu diễn ánh xạ, có thể nhận ra rằng ánh xạ (hay hàm) là một quan hệ đặc biệt, mà ta gọi là quan hệ hàm.

Ánh xạ f  : A \to B là một quan hệ từ A vào B thoả mãn điều kiện sau:
Mỗi phần tử a \in A đều có quan hệ f với đúng một phần tử b \in B.

Chú ý rằng trong định nghĩa này không loại trừ khả năng hai (hoặc nhiều hơn) phần tử của A cùng có quan hệ f với một phần tử b \in B.,,

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com