Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Chiến tranh Xô-Đức – Wikipedia tiếng Việt

Chiến tranh Xô-Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến tranh Xô – Đức
Một phần của Đại chiến thế giới lần thứ hai

Ngày 30 tháng 4 năm 1945 Hồng quân cắm cờ Liên bang Xô Viết trên nóc nhà Quốc hội Đức trong trận Berlin
Ngày: 22 tháng 6, 1941 - 9 tháng 5, 1945
Địa điểm: Lãnh thổ Liên Xô và Đông Âu
Kết quả: Liên Xô thắng
Tham chiến
Liên Xô
Ba Lan
Đức Quốc Xã,
Ý
Romania
Phần Lan,
Hungary
Chỉ huy
Iosif Stalin
Aleksei Antonov,
Ivan Konev,
Rodion Malinovsky,
Kirill Meretskov,
Ivan Petrov,
Alexander Rodimtsev,
Konstantin Rokossovsky,
Pavel Rotmistrov,
Semyon Timoshenko,
Fyodor Tolbukhin,
Aleksandr Vasilevsky,
Nikolai Vatutin,
Kliment Voroshilov,
Andrei Yeremenko,
Matvei Zakharov,
Georgy Zhukov
Adolf Hitler
Fedor von Bock,
Ernst Busch,
Heinz Guderian,
Ewald von Kleist,
Günther von Kluge,
Georg von Küchler,
Wilhelm Ritter von Leeb,
Wilhelm List,
Erich von Manstein,
Walter Model,
Friedrich Paulus,
Gerd von Rundstedt,
Ferdinand Schörner,
Maximilian von Weichs,
Karl Lennart Oesch,
Petre Dumitrescu

Chiến tranh Xô-Đức 1941-1945 là cuộc chiến giữa Liên XôĐức Quốc Xã thời chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở Liên Xô trước đây hoặc nước Nga ngày nay cuộc chiến này còn được gọi là Chiến tranh giữ nước vĩ đại (Великая отечественная война), tên gọi này lấy theo tên trong lời hiệu triệu của Stalin trên radio gửi đến nhân dân Xô viết vào ngày 3 tháng 7 năm 1941, hoặc nó còn được gọi là cuộc chiến tranh thần thánh (Священная война). Tại Đức hoặc Phương Tây cuộc chiến tranh này thường được gọi là chiến tranh Xô – Đức hay đơn giản là mặt trận phía đông vì thực chất đây là cuộc chiến ở mặt trận phía đông châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây là cuộc chiến giữa Đức Quốc Xã cùng các đồng minh chính là Romania, Hungary, Italia, Phần Lan chống lại Liên Bang Xô Viết, về sau Liên Xô cho thành lập quân đội các nước Ba Lan, Tiệp Khắc bên phía mình để chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia này và làm nòng cốt xây dựng quân đội các quốc gia này sau chiến thắng. Vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, khi quân đội Xô Viết tiến vào Romania, Hungary, các nước này đã quay sang chống lại Đức Quốc Xã và gia nhập liên minh chống Phát xít.

Cuộc chiến này bắt đầu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc Xã theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô-Đức, 1939 và tấn công bất ngờ Liên Bang Xô Viết, và cuộc chiến này kết thúc ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc Xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm Berlin.

Chiến tranh Xô- Đức là cuộc chiến quyết định số phận của Đức Quốc Xã và Liên Xô, là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, không khoan nhượng, ác liệt nhất có quy mô và tầm quan trọng số một trong thế chiến hai [cần chú thích], tại cuộc chiến này Quân đội Xô Viết đã tiêu diệt hơn 80% lực lượng lục quân, không quân của Đức Quốc Xã và là nhân tố quyết định thắng lợi [cần chú thích] của liên minh chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường thế giới, toàn bộ Đông Âu rơi vào khu vực kiểm soát của nước này và nước Đức bị phân đôi thành hai nước Cộng hoà Dân chủ Đức, và Cộng hoà Liên bang Đức.

Mục lục

[sửa] Tính chất sống còn của chiến tranh

Xem chủ nghĩa phát xít, Kế hoạch Generalplan Ost

Đối với Hitler và những lãnh tụ Phát xít Đức, chiến tranh chống Liên Xô là cuộc "chiến tranh tiêu diệt", là cuộc chiến của chủng tộc Aryan "thượng đẳng" tiêu diệt giống người Slav hạ đẳng để giành lấy không gian sinh tồn. Theo kế hoạch Generalplan Ost được Hitler phê duyệt ngày 25 tháng 5 năm 1940: 50 triệu người Slav sẽ bị tiêu diệt và xua đuổi, số còn lại sẽ là lao động nô lệ cho những người Đức di dân. Không gian sinh tồn của Đế chế Đức sẽ kéo dài đến tận dãy núi Ural. Kế hoạch chiến tranh chống Liên Xô phủ nhận mọi quy tắc nhân đạo của chiến tranh thông thường, nó cho phép cướp bóc mọi nguồn tài nguyên để phục vụ quân đội và nhà nước Đức, cho phép quân đội Đức phạm mọi tội ác đối với thường dân kể cả tội diệt chủng... Nước Nga sẽ bị xoá sổ và phân chia thành các vùng lãnh thổ Đức độc lập. Dân tộc Nga sẽ bị tiêu diệt, đồng hoá và sẽ không còn là một dân tộc thống nhất nữa.

Bán đảo Kerch 1942: dân địa phương đang tìm và than khóc cho người thân bị quân Đức giết
Bán đảo Kerch 1942: dân địa phương đang tìm và than khóc cho người thân bị quân Đức giết

Vì vậy đối với Liên Xô, đối với người Nga và các dân tộc trên lãnh thổ Liên Xô đây là cuộc chiến tranh sống còn của dân tộc.

Sau này khi đã vào thế thua, nhằm chia rẽ khối liên minh chống phát xít và huy động các dân tộc châu Âu về phía mình, bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc Xã quy kết tính chất chiến tranh là cuộc đấu tranh của văn minh phương tây chống lại hiểm hoạ lan truyền chủ nghĩa Bolshevik. Vào giai đoạn cuối của chiến tranh người Đức cũng nhận thức được dân tộc mình nếu thua trận sẽ phải trả giá rất cao và đất nước bị phân chia do đó chính quyền Đế chế thứ ba vẫn đoàn kết được người dân, và đã huy động được nỗ lực tối đa kháng cự đến ngày cuối cùng của Đế chế.

Chính vì vậy tính chất không khoan nhượng, lòng căm thù, mức độ tàn bạo trong cuộc chiến tranh này là rất cao và sự huỷ diệt của nó vượt mọi kỷ lục của các cuộc chiến tranh khác, nỗ lực chiến tranh không phải nhằm kết thúc bằng một hoà ước có lợi mà nhằm quyết định sự tồn vong của các quốc gia, dân tộc.

[sửa] Hiệp ước Molotov – Ribentrop

Xem chi tiết: Hiệp ước Xô-Đức

Ngay trước chiến tranh Xô – Đức, chỉ trong vòng tháng 8 năm 1939, mối quan hệ Liên Xô – Đức đã có sự thay đổi sâu sắc: từ quan hệ thù địch về tư tưởng và quyền lợi, hai nước liên tiếp ký kết các hiệp ước thương mại, hiệp ước hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau. Trong mối quan hệ An ninh, quốc phòng hai nước ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau và biên bản bí mật phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Đức và Liên Xô trên lãnh thổ các quốc gia khác. Xa hơn nữa, hai bên đang tiến hành tham khảo để Liên Xô gia nhập khối liên minh Đức – Ý – Nhật.

Quan hệ hữu hảo toàn diện Đức – Liên Xô đảm bảo cho Đức không phải chiến đấu trên hai mặt trận trong chiến tranh thế giới mà Hitler đang trù tính và sẽ sắp sảy ra, đồng thời phía Đức sẽ có nguồn nhập khẩu các nguyên liệu chiến lược từ phía Liên Xô mà không sợ vòng vây trên biển của khối Anh – Pháp phong toả, ngoài ra Đức còn được phía Liên Xô cung cấp các cơ sở cầu cảng, hậu cần, sửa chữa cho hạm đội tàu ngầm Đức tại các căn cứ hải quân Xô viết gần biển Bắc trong chiến tranh Đại Tây Dương phong toả nước Anh. Các cơ quan mật vụ an ninh của hai nước cũng hợp tác trong việc cung cấp thông tin và dẫn độ các các phần tử cộng sản Đức chống phát xít và các phần tử kháng chiến Ba Lan giao cho mật vụ SD của Đức: đến tháng 6 năm 1941 phía Liên Xô đã giao cho Đức khoảng 4.000 người trong đó có các đảng viên đảng cộng sản Đức cùng thân nhân của họ, về phía mình mật vụ SD cũng giao cho phía Liên Xô những người mà NKVD tìm kiếm[1]...

Phía Liên Xô bằng cách ký kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau và biên bản bí mật đã không gặp trở ngại nào trong việc sát nhập các vùng lãnh thổ Ba Lan, các quốc gia Baltic, Phần Lan, Bessarabia. Nước này đồng thời muốn đẩy mũi nhọn chiến tranh của Đức hướng sang chống khối liên minh Anh – Pháp. Liên Xô cũng đặt hàng và được phía Đức cung cấp cả các hệ vũ khí và phương tiện kỹ thuật hiện đại để hiện đại hoá hải, lục, không quân của mình.

Ba Lan đã bị đè bẹp từ hai phía: Sỹ quan Hồng quân và Đức trò chuyện hữu nghị trên đất Ba Lan
Ba Lan đã bị đè bẹp từ hai phía: Sỹ quan Hồng quân và Đức trò chuyện hữu nghị trên đất Ba Lan

Theo đúng tinh thần của biên bản bí mật, ngay sau khi Đức tấn công Ba Lan gây chiến tranh thế giới (1 tháng 9 năm 1939), Quân đội Xô viết kéo vào Ba Lan chiếm Tây Belarusia, Tây Ukraina, chiếm Bessarabia của Romania lập nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Moldavia (ngày nay là Moldova). Năm 1940, Liên Xô sát nhập ba quốc gia vùng biển Baltic: Estonia, Latvia, Litva lập nên ba nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa vùng Baltic và gây chiến tranh chống Phần Lan chiếm dải đất Karelia lập nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Karelia...

Mối quan hệ hữu hảo toàn diện Liên Xô – Đức không phải là mối quan hệ của các quốc gia đồng minh có tương đồng quyền lợi chiến lược lâu dài mà chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau nhất thời của các kẻ thù. Và trong cuộc chơi chính trị – ngoại giao này phần thắng đã hoàn toàn thuộc về Adolf Hitler: Hitler không bao giờ từ bỏ lập trường nguyên tắc của mình và luôn coi việc giải quyết vấn đề người Slav là mục đích số một của đời mình (xem mein kampf – cuộc đấu tranh của tôi). Khi ký kết hiệp ước với Stalin, Hitler đã đạt được hai mục đích: một mặt đã phân hoá được các địch thủ Anh, Pháp, Liên Xô để tránh được việc phải chiến đấu trên hai mặt trận và đã đảm bảo thắng lợi trên chiến trường Ba Lan và châu Âu trong hai năm 1939 và 1940. Mặt khác bằng những hiệp định này đã gây ảo tưởng cho Stalin rằng đã tránh được nguy cơ chiến tranh cận kề với Đức và sau này yếu tố bất ngờ đã có vai trò rất lớn trong giai đoạn đầu thắng lợi của quân đội Đức trong chiến tranh Xô – Đức. Tất cả những nhượng bộ và giúp đỡ của phía Đức cho Liên Xô theo tính toán của Hitler chỉ là tạm thời và sẽ bị vô hiệu hoá khi chiến tranh chống Liên Xô bắt đầu và các toan tính này của Hitler đã thành công.

Về phía Stalin và ban lãnh đạo Liên Xô tuy không bao giờ tin tưởng vào sự thành thật của Hitler nhưng đã bị đánh lạc hướng và tin rằng chiến tranh với Đức nếu nổ ra cũng không thể sớm hơn năm 1942. Sau những yếu kém rất rõ rệt của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh Liên Xô-Phần Lan, 1940 và sự thể hiện sức mạnh ghê gớm của quân đội Đức trong các chiến thắng tại chiến trường châu Âu thì Stalin đã tỏ ra khiếp sợ, không muốn và không dám tin vào khả năng rõ rệt đang thành hiện thực là Đức đang tích cực chuẩn bị tấn công Liên Xô, Stalin trừng trị nghiêm khắc những người cảnh báo về khả năng Đức tấn công, tránh mọi hành động để có thể bị coi là khiêu khích Đức, không cho phép quân đội và đất nước áp dụng các biện pháp dự phòng và sẵn sàng chiến đấu... Trong cuộc chơi "hữu nghị" với Hitler Stalin đã thất bại, bị qua mặt một cách thảm hại. Stalin và ban lãnh đạo liên Xô khi đó đã trở thành nạn nhân của chính những tính toán của mình. Sự thất bại và thiệt hại vô cùng khủng khiếp, nguy cơ mất nước nhãn tiền của Liên Xô trong giai đoạn thua trận năm 1941 của chiến tranh có đóng góp rất to lớn của cá nhân lãnh tụ Stalin cả về khía cạnh đã để cho chiến tranh nổ ra và để đất nước bị bất ngờ, mà còn cả vì những thực tế xây dựng quân đội trên những "lý luận quân sự vô sản" mang nặng tính độc đoán, chủ quan, lạc hậu và còn vì sự tiêu diệt tận gốc rễ tầng lớp sỹ quan của Hồng quân trong cuộc đại thanh trừng ngay trước chiến tranh mà Stalin chủ xướng.

[sửa] Diễn biến

[sửa] Kế hoạch Barbarossa của Đức

Trong tháng 5, 1941 quân đội Đức đã triển khai xong đội hình tấn công theo đúng kế hoạch Barbarossa do Adolf Hitler phê duyệt từ tháng 18 tháng 12 năm 1940. Lực lượng Đức và đồng minh bố trí từ phía bắc xuống phía nam theo 04 cụm lực lượng như sau:

  • Cụm tập đoàn quân Phần Lan – Na Uy: bố trí tại Phần Lan bao gồm tập đoàn quân[2] "Na Uy" của Đức và 2 tập đoàn quân "Karelia" và "Đông nam" của Phần Lan. Tổng cộng cánh quân này có 21 sư đoàn và 3 lữ đoàn Đức và Phần Lan được yểm trợ bằng hạm đội không quân số 5 của Đức và không quân Phần Lan. Đối đầu với cụm Phần Lan – Na Uy là quân khu Karelia của Liên Xô sau đổi thành phương diện quân Karelia và phương diện quân "Bắc" sau đổi thành phương diện quân Leningrad. Nhiệm vụ của cụm quân Phần Lan – Na Uy này là phòng thủ Phần Lan và Na Uy, phối hợp cùng cụm "Bắc" của Đức tấn công thành phố Leningrad từ hướng bắc, tấn công vào vùng cực chiếm Murmansk căn cứ chính của Hạm đội Biển Bắc của Liên Xô và sau đó chiếm thành phố lớn nhất vùng cực là Arkhanghensk.
Bản đồ ý đồ chiến lược của kế hoạch Barbarossa
Bản đồ ý đồ chiến lược của kế hoạch Barbarossa
  • Cụm tập đoàn quân "Bắc" của Đức: thống chế tư lệnh Wilhelm Ritter von Leeb bố trí tại Đông Phổ gồm 2 tập đoàn quân số 16, 18 và tập đoàn quân xe tăng số 4 tổng cộng 29 sư đoàn với sự yểm trợ của hạm đội không quân số 1 của Đức, có nhiệm vụ tấn công chiếm các nước cộng hoà Xô Viết vùng Baltic, chiếm các cảng tại vùng biển Baltic tiêu diệt các căn cứ của hạm đội Baltic của Liên Xô, chiếm các thành phố Pskov, Novgorod và cuối cùng mục tiêu quan trọng nhất là chiếm Leningrad, Kronstadt. Sau khi chiếm xong Leningrad hợp quân cùng quân đội Phần Lan đánh xuống phía nam phối hợp cùng cụm tập đoàn quân "Trung tâm" chiếm thủ đô Moskva. Đối chọi với cụm quân Bắc là quân khu đặc biệt Baltic của Liên Xô sau đổi thành phương diện quân Tây Bắc với lực lượng là 25 sư đoàn Xô viết trong đó có 4 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới dưới sự chỉ huy của tư lệnh thượng tướng Fedor Isidorovich Kuzhnesov.
  • Cụm tập đoàn quân "Trung tâm" mạnh nhất của Đức của thống chế tư lệnh Fedor von Bock: bố trí tại miền trung Ba Lan bao gồm tập đoàn quân số 4 và số 9, tập đoàn quân xe tăng số 2 và 3 tổng cộng 50 sư đoàn và 2 lữ đoàn với sự yểm trợ của hạm đội không quân số 2. Cụm quân này có vai trò quan trọng nhất trong chiến tranh chớp nhoáng theo kế hoạch Barbarossa: đánh chia cắt bao vây khối quân Xô Viết tại Belorussia, chiếm Belorussia, phát triển tấn công theo hướng Moskva, chiếm thủ đô Xô Viết. Đối đầu với cụm "Trung tâm" là quân khu đặc biệt "Tây" sau đổi thành phương diện quân "Tây" của Liên Xô, tư lệnh: đại tướng Dmitri Grigorievich Pavlov gồm 24 sư đoàn bộ binh, 12 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn cơ giới và 2 sư đoàn kỵ binh.
  • Cụm tập đoàn quân "Nam" của Đức: tư lệnh Gerd von Rundstedt bố trí tại nam Ba Lan và Romania phát triển tấn công theo hướng Kiev chiếm Ukraina tiêu diệt khối chủ lực Xô viết tại bờ phải sông Dnepr và phối hợp với quân Romania phát triển tấn công theo bờ Biển Đen chiếm thành phố cảng lớn Odessa, chiếm bán đảo Crimea và Sevastopol căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen Xô Viết. Cụm "Nam" gồm 3 tập đoàn quân số 6, 11 và 17, tập đoàn quân xe tăng số 1 của Đức cùng 2 tập đoàn quân số 3, 4 của Romania tổng cộng 57 sư đoàn và 13 lữ đoàn với sự yểm trợ của hạm đội không quân số 4 và không quân Romania. Đối chọi với cụm quân "Nam" là quân khu đặc biệt Kiev sau đổi thành phương diện quân "Tây Nam" của Liên Xô (tư lệnh thượng tướng Mikhail Petrovich Kirponos) với 32 sư đoàn bộ binh, 16 sư đoàn xe tăng, 8 sư đoàn cơ giới, 2 sư đoàn kỵ binh, và quân khu đặc biệt Odessa sau đổi thành tập đoàn quân duyên hải (tư lệnh trung tướng Iakovlev Timofeevich Trerevitrenko) với 13 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn cơ giới và 3 sư đoàn kỵ binh.

Nhiệm vụ đặt ra của quân Đức trong chiến tranh chớp nhoáng là trong năm 1941 bằng các đòn đánh mãnh liệt phải bao vây và tiêu diệt các khối quân chủ lực Xô Viết đối đầu không cho rút sâu vào nước Nga. Đến trước mùa đông năm 1941 quân đội Đức phải tiến đến được tuyến Arkhangensk – Volga – Astrakhan.

Tổng cộng phía Đức và đồng minh có khoảng 3,5 triệu binh sỹ, tính cả thê đội tấn công và dự bị có khoảng 190 sư đoàn, 4.300 xe tăng, 5.000 máy bay. Khối tấn công mạnh nhất của Đức là cụm tập đoàn quân "Trung tâm" là cụm gần Moskva nhất, điều này thể hiện quan điểm đánh nhanh thắng nhanh của phía Đức. Trong khi đó khối quân Xô Viết khoảng hơn hai triệu quân, bộ phận mạnh nhất là phương diện quân Tây Nam đóng tại Ukraina điều này thể hiện quan điểm của Liên Xô cho rằng nếu chiến tranh nổ ra đối phương trước tiên sẽ phải đánh chiếm những vùng quan trọng sống còn về kinh tế. Và kết quả là phương diện quân "Tây" tương đối yếu của Xô Viết tại Belorussia đã gặp phải lực lượng chủ lực tấn công mạnh nhất của Đức và thảm bại vì đã bị các mũi xe tăng Đức áp đảo, chia cắt, bao vây, tiêu diệt lớn, mở toang cửa ngõ cho quân Đức đi vào trung tâm nước Nga thẳng tiến đến thủ đô Moskva.

[sửa] Chiến sự năm 1941: chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh

Lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941 không quân Đức đồng loạt tấn công các thành phố, doanh trại, căn cứ quân sự trong tầm từ biên giới Liên Xô đến sâu 300 km trong nội địa. Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức bắt đầu. Ngay trong các giờ đầu tiên của các đợt tấn công bất ngờ hơn 1.200 máy bay chiến đấu Xô Viết đã bị phá huỷ ngay trên sân bay mà chưa kịp cất cánh, không quân Xô Viết gần như tê liệt, phía Đức đã làm chủ tuyệt đối bầu trời. Sau các đợt tấn công bằng không quân và pháo binh, các mũi xe tăng Đức tấn công mãnh liệt chia cắt các đơn vị Xô Viết. Chiến sự diễn ra trên mặt trận rộng lớn từ Biển Bắc đến Biển Đen.

Tại cánh bắc chiến trường Xô – Đức: khu vực biển Baltic cụm tập đoàn quân Bắc của Đức tấn công ồ ạt. Tại đây phương diện quân Tây Bắc của Liên Xô rối loạn, phương diện quân này bao gồm 3 tập đoàn quân số 8, 11 và 27. Tập đoàn quân số 8 Xô Viết bị đánh tách khỏi khối lực lượng Xô Viết còn lại, bị dồn ép rút lui qua Litva, Latvia về phía biên giới Estonia và cuối cùng bị ép ra biển gần Tallin thủ đô của Estonia. Thành phố Tallin khi đó là căn cứ chính của hạm đội Baltic sắp mất. Hạm đội Baltic của Liên Xô phải vội vã di tản về Kronstadt thuộc Leningrad mang theo cả tập đoàn quân 8 về phòng thủ thành phố này. Toàn bộ các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Baltic đã rơi vào tay quân Đức. Phương diện quân Tây Bắc bị giải thể, hai tập đoàn quân 11 và 27 bị đánh lui về phía Staraia Russa và cầm cự tại đây đồng thời kết hợp cùng phương diện quân Tây phản kích để kìm hãm đà tiến công của địch và lùi dần về phía Leningrad. Và cuối cùng cụm tập đoàn quân Bắc của Đức chiếm đầu mối đường sắt Tikhvin, quân Đức tiến đến bờ nam hồ Ladoga cắt rời Leningrad khỏi miền đất còn lại. Hồng quân bị ép chặt về vành đai tử thủ cuối cùng sát thành phố.
Leningrad, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, công nghiệp, thành phố lớn thứ hai của Liên Xô đã bị cô lập hoàn toàn và tưởng như không thể giữ nổi: phía bắc là quân Phần Lan, phía nam là quân Đức, phía tây là biển Baltic, phía đông là hồ lớn Ladoga, nhưng với sự kháng cự kiên cường, anh dũng quyết tâm bảo vệ Leningrad của quân đội Xô Viết cùng Hạm đội Baltic, liên quân Đức – Phần Lan cuối cùng đã phải dừng bước tại đây, không đánh chiếm được Leningrad quân Đức và Phần Lan buộc phải bao vây phong toả thành phố. Đến cuối năm 1943 sau 900 ngày bị vây hãm Leningrad mới được giải toả với 62 vạn dân thành phố đã bị chết đói[3], thành phố này sau đó được mang tên Thành phố Anh hùng.

Tại cánh nam của mặt trận Xô – Đức: cụm tập đoàn quân Nam của Đức tấn công Phương diện quân Tây Nam của Xô Viết tại Ukraina. Tại đây Hồng quân có lực lượng mạnh và có đội ngũ chỉ huy tốt gồm các tập đoàn quân 5, 6, 12 và 26. Trong những ngày đầu chiến tranh dưới áp lực quá lớn của quân Đức phương diện quân Tây Nam tuy đã bị tổn thất rất nặng nề nhưng đã không hoảng loạn, kháng cự có tổ chức, không cho đối phương đánh thọc sâu bọc sườn bắt buộc quân Đức tấn công chính diện một cách khó khăn, phương diện quân này vừa chống đỡ vừa liên tục phản kích và lùi dần về phía Kiev một cách có tổ chức, bảo vệ được lực lượng. Một bộ phận khác là tập đoàn quân số 9 hay tập đoàn quân Duyên hải bị đẩy về phía Biển Đen đã cùng Hạm đội Biển Đen cố thủ vững chắc thành phố cảng Odessa từ 5 tháng 8 đến 16 tháng 10 năm 1941. Vào tháng 10 năm 1941 khi quân Đức tràn vào bán đảo Crimea đe dọa thành phố Sevastopol, lãnh đạo Xô viết cho rút bỏ Odessa và rút lực lượng ở đây về bảo vệ Sevastopol căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen Xô Viết. Trận đánh phòng thủ Sevastopol là một trận đánh phòng thủ rất nổi tiếng trong cuộc chiến tranh này: với lực lượng thua kém rất nhiều quân địch lực lượng Xô Viết của tập đoàn quân Duyên Hải dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Ivan Efimovich Petrov – người hùng phòng thủ Odessa và Sevastopol, kết hợp cùng hoả lực của hạm đội Biển Đen đã phòng thủ kiên cường thành phố. Và mãi đến tận 4 tháng 7 năm 1942, trong cuộc tổng tấn công mùa hè của quân Đức tại cánh nam chiến trường Xô – Đức 1942 Sevastopol mới thất thủ. Sự chống trả kiên cường của phương diện quân Tây Nam và các cuộc phòng thủ Odessa và Sevastopol đã kìm hãm sức mạnh công phá ban đầu của quân Đức tạo thời gian cho Liên Xô huy động lực lượng dự bị để chiến đấu lâu dài và đã ngăn cản được quân Đức tràn vào Kavkaz trung tâm dầu mỏ của Liên Xô.

Những sự kiện quyết định diễn ra chủ yếu tại mặt trận Belorussia nơi đối đầu giữa cụm tập đoàn quân "Trung tâm" của Đức chống lại phương diện quân "Tây" của Hồng quân.

[sửa] Thảm bại của Hồng quân tại Belorussia

Đòn đánh kết hợp của xe tăng và bộ binh cơ giới đi kèm - chiến thuật điển hình của chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức
Đòn đánh kết hợp của xe tăng và bộ binh cơ giới đi kèm - chiến thuật điển hình của chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức

Tình hình tại phương diện quân Tây của Liên Xô thực sự là một đại thảm họa. Tại đây Hồng quân có 4 tập đoàn quân 3, 4, 10, 13 và chỉ trong vòng một tuần lễ cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức trong chiến dịch Belostok-Minsk đã bao vây và tiêu diệt gần hết lực lượng của phương diện quân Tây của Hồng quân. Ngay trong đêm 22 tháng 6 năm 1941 hai tập đoàn quân xe tăng Đức số 2 và số 3 từ hai phía nhắm vào Brest và Grodno đánh vào sườn của phương diện quân Tây. Các mũi tấn công của xe tăng Đức có cường độ cực mạnh và tốc độ cực cao đe dọa bao vây các tập đoàn quân 3, 4, 10 làm cho Hồng quân tại Belorussia hoảng loạn cực độ và hỗn loạn rút lui, nhưng tốc độ rút lui thậm chí không nhanh bằng đà tiến quân của địch. Trong ngày 24 tháng 6 phương diện quân Tây gắng gượng tổ chức phản kích yếu ớt bằng hai quân đoàn cơ giới số 6 và 11 và quân đoàn kỵ binh số 6 nhưng do tổ chức phản công kém cỏi nên bị tiêu diệt mà không có kết quả. Ngày 27 tháng 6 hai tập đoàn quân xe tăng Đức số 2 của đại tướng Heinz Guderian và số 3 của đại tướng Hermann Hoth đã hợp vây tại phía tây thành phố Minsk và ngày hôm sau hai tập đoàn quân Đức số 4 và 9 hợp vây tại phía đông Belostok. Phương diện quân Tây đã rơi vào hai vòng vây và mau chóng bị tiêu diệt. Ngày 29 tháng 6 thủ đô Minsk của Belorussia thất thủ, ngày 30 tháng 6 toàn bộ lực lượng quân đội Xô Viết bị bao vây đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Trong tổng số 62,5 vạn binh lính và sỹ quan của phương diện quân Tây của Hồng quân chỉ trong một tuần chiến tranh đầu tiên đã mất 42 vạn tại Belorussia.

Thảm bại của Quân đội Xô Viết tại Belorussia ngoài yếu tố bất ngờ của chiến tranh còn bộc lộ các điểm yếu rất to lớn của Hồng quân trước kiểu chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh hiện đại của đối phương:

  • Trang bị và trình độ của Hồng quân quá ít và lạc hậu so với quân Đức: mức độ cơ giới hóa quá thấp dẫn đến tốc độ di chuyển, tập hợp, công kích thấp, thậm chí rút lui quá chậm chạp không thể kịp với tốc độ tấn công bằng thiết giáp cơ giới của địch. Trong các đơn vị có rất ít các phương tiện thông tin vô tuyến. Vào thời điểm bắt đầu tấn công quân báo Đức tung các toán biệt kích giả dạng lính biên phòng và lính của Bộ nội vụ NKVD đi đánh phá các tuyến dây thông tin hữu tuyến tấn công các cơ cấu chỉ huy, liên lạc làm rối loạn rất trầm trọng công tác chỉ huy từ trên xuống và hiệp đồng thống nhất của các đơn vị. Các phương tiện xe tăng, thiết giáp của Liên Xô quá lạc hậu và ít so với xe tăng Đức và Hồng quân quá thiếu các phương tiện chống tăng, vũ khí cá nhân của binh sỹ có số lượng áp đảo là súng trường Nga Mosin mẫu của năm 1891 để chống lại súng tiểu liên Đức...
  • Các cấp chỉ huy của Xô Viết từ sỹ quan cấp thấp đến Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, đến Tổng tư lệnh tối cao có tư duy chiến tranh đều thấp kém hơn tầng lớp sỹ quan tướng lĩnh Đức, đều không thể tưởng tượng nổi tính chất, cường độ, mật độ tấn công cơ động phủ đầu mãnh liệt ngay từ giờ phút đầu của đối phương. Theo tư duy kiểu cũ nặng về chiến tranh trận địa quân đội Xô Viết trông đợi kiểu chiến tranh mào đầu bằng các trận đánh trận địa thăm dò, vì vậy đã hoàn toàn bất ngờ, choáng váng mất sự chỉ huy, không theo kịp diễn biến chiến sự.
  • Quan điểm sai lầm trong việc xây dựng các khu vực phòng thủ: trong năm 1939-1940 đã di rời các khu vực phòng thủ chiều sâu từ biên giới cũ đến biên giới mới khi quân đội Xô Viết tiến vào miền đông Ba Lan. Các khu phòng thủ quá sát biên giới có hình dạng kéo dài hàng ngang không có chiều sâu phòng ngự đã mất ý nghĩa phòng thủ: rất dễ dàng bị đối phương đánh thọc sâu bọc sườn và bao vây ngay từ ban đầu. Hình thế chiến dịch bất lợi này đã được Bộ tổng tham mưu Xô Viết nhiều lần khuyến cáo nhưng Stalin và đặc biệt Bộ trưởng Quốc phòng Kliment Efremovich Voroshilov với các lý do chính trị, tư tưởng đã không chấp nhận quan điểm quân sự này.
  • Học thuyết quân sự giáo điều: theo học thuyết quân sự của Stalin quân đội vô sản là vô địch, bách chiến bách thắng chỉ có tấn công tích cực, xem nhẹ phòng ngự. Đề cao quá đáng yếu tố tinh thần, chính trị, không đánh giá đúng vai trò cự kỳ quan trọng của vũ khí, kỹ thuật. Trước chiến tranh đã có nhiều sỹ quan tướng lĩnh Xô Viết tìm cách học tập nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức, huấn luyện, trang bị, cơ cấu lực lượng vũ trang, chiến thuật, chiến lược tiên tiến của Đức, nhưng các cố gắng đó bị coi là "phản động, thân phát xít"... Điều lệnh chiến đấu của Hồng quân khi đó quy định rằng khi chiến tranh nổ ra toàn bộ lực lượng quân sự Xô viết ngay lập tức sẽ phải tổng tấn công giáng trả vào đất địch và chiến tranh sẽ diễn ra trên đất kẻ thù. Học thuyết này không đáp ứng thực tế so sánh lực lượng của các bên đối kháng khi đó. Cụ thể tại Belorussia trong những giờ phút chiến tranh ban đầu thay vì phải nhanh chóng rút lực lượng ra khỏi các khu phòng thủ đã mất tác dụng tránh để bị quân Đức đánh thọc sâu và bao vây, các đơn vị tiếp giáp địch phải tìm cách phản kích kìm chân địch để thiết lập phòng tuyến chiều sâu, Hồng quân lại tập hợp chuẩn bị tổng phản công đánh sang đất địch: sự hiểu biết về đối thủ quá chủ quan.
  • Trình độ sỹ quan chỉ huy yếu kém: tầng lớp sỹ quan chỉ huy Hồng quân sau đại thanh trừng chưa tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức và bản lĩnh chỉ huy. Đặc biệt bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị khủng bố thanh trừng nên tính chủ động, quyết đoán của cán bộ chỉ huy bị bó buộc. Các cấp chỉ huy không dám ra quyết định, phần nhiều trông chờ vào mệnh lệnh của cấp trên, các cấp chỉ huy Xô Viết nhất là tại phương diện quân Tây và Tây Bắc trong những ngày đầu đã rối trí chỉ huy mò mẫm, thiếu phối hợp, ở mức độ rất xa dưới mức yêu cầu của chiến tranh.
  • ...

Và kết quả: thảm họa của phương diện quân Tây đã mở thông đường cho quân Đức thẳng tiến vào trung tâm nước Nga. Phía trước cụm tập đoàn quân Trung tâm giờ đây là Moskva. Với thảm họa Belorussia đại tướng tư lệnh Dmitry Grigorievich Pavlov Anh hùng Liên xô, cùng tham mưu trưởng phương diện quân Klimovskik, và nhiều tướng lĩnh bộ chỉ huy phương diện quân đã bị cách chức và bị tòa án quân sự xử bắn vì những yếu kém của họ và không phải của họ.

[sửa] Trận Smolensk, thảm hoạ Kiev của Liên Xô

Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9 năm 1941 đã xảy ra một chuỗi trận đánh liên hoàn mà trận Smolensk và việc tiêu diệt phương diện quân Tây Nam của Xô Viết tại khu vực Kiev là những sự kiện lớn trong chuỗi trận đánh lớn này.

Hướng Smolensk – Moskva: các trận đánh đẫm máu ác liệt
Hướng Smolensk – Moskva: các trận đánh đẫm máu ác liệt

Sau các thắng lợi lớn ban đầu quân đội Đức đã chiếm được các nước cộng hoà Baltic, Belorussia, phần đất của Nga và Ukraina trên bờ tây sông Tây Dvina và sông Dnepr. Chiến tuyến lúc đó chạy dọc theo hai con sông này. Đến lúc này mặt trận đã quá dài, quân Đức không thể đảm bảo đủ mật độ quân lực trên một mặt trận quá lớn nên đã không thể đồng thời tấn công tổng lực trên tất cả các hướng mà phải lựa chọn tấn công trọng điểm theo thời gian. Điều đó cho thấy dù có đạt được thắng lợi cực lớn ban đầu nhưng việc đánh thắng Liên Xô trong chiến tranh chớp nhoáng là quá sức đối với nước Đức Quốc Xã. Trong khi đó tiềm lực Xô Viết thật khó đánh giá, mặc dù đã tổn thất rất nặng nề, mất khoảng một triệu quân trong nửa tháng đầu, nhưng quân số Hồng quân không ngừng tăng lên. Trên hướng Smolensk là hướng chiến lược phía tây, Bộ tổng tư lệnh tối cao Xô Viết điều động thê đội 2 của lực lượng dự bị chiến lược lập phương diện quân "dự bị" phía sau phương diện quân "Tây" đang phòng thủ. Liên Xô định xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc nhiều tầng lớp theo tuyến Velikie Luki – Nevel – Vitebsk – Orsha – Moghilev – Gomel dựa trên hai con sông lớn Tây Dvina và Dnepr.

Trận Smolensk: Ngày 8 tháng 7 năm 1941 Bộ chỉ huy tối cao Đức ra lệnh cho cụm tập đoàn quân trung tâm dùng 2 tập đoàn quân xe tăng số 2 và số 3, hai tập đoàn quân số 9 và số 2 đánh tiêu diệt khối quân Xô Viết phòng thủ hướng Smolensk để mở ra đường ngắn nhất tiến chiếm thủ đô Moskva trong hành tiến. Trong 10 ngày từ 10 đến 20 tháng 7 Quân Đức tấn công mãnh liệt cánh phải và chính diện phương diện quân Tây Xô Viết và chọc thủng phòng tuyến sông Tây Dvina tiến sâu được 200 km chiếm các thành phố Moghilev, Smolensk, Orsha, Elnya, Kritriev, bao vây các tập đoàn quân 16, 19, 20 Xô Viết tại khu vực Smolensk. Dù chỉ mới sau thảm bại thất thủ Belorussia vài ngày nhưng sức kháng cự của Hồng quân đã khác: quân Đức gặp sự phản kháng mãnh liệt tăng lên từng ngày, các đơn vị Liên Xô bị lọt vào vòng vây liên tục kháng cự và phản kích. Quân đội Xô Viết lấy lực lượng từ phương diện quân Dự bị tổ chức phản công mạnh mẽ liên tục trong hai tháng với ý đồ hợp vây khối quân Đức tiên phong tại khu vực Smolensk. Cuộc phản công không tiêu diệt được khối quân đối phương nhưng đã giải cứu được các tập đoàn quân 16 và 20 và chặn đứng được sự phát triển tấn công của cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức về phía Moskva. Phương diện quân Tây của Hồng quân với thương vong rất lớn nhưng đã lập được phòng tuyến ổn định tại phía tây dẫn đến Moskva. Quân Đức không thể chiếm Moskva trong hành tiến.

Trận Smolensk kéo dài hai tháng đã làm rối kế hoạch chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức. Với sức kháng cự ngày càng tăng của phía Liên Xô thì giờ đây mục tiêu chiếm Moskva và tiến đến tuyến Arkhanghensk – Astrakhan trước mùa đông là khó hoàn thành. Tại trận Smolensk lần đầu tiên vũ khí mới của Liên Xô là dàn hoả tiễn Cachiusha đã xuất trận. Quân đội Liên Xô đã qua cơn choáng ban đầu và bắt đầu chiến đấu ngày càng có tổ chức. Đối với Đức mặt trận phía đông không còn là chiến thắng dễ dàng nữa.

Sau đó chiến sự dần chuyển xuống phía Nam và trận Smolensk tiếp diễn đến trung tuần tháng 9 năm 1941. Các diễn biến tiếp sau của trận đánh này dẫn đến đột biến tại mặt trận của phương diện quân Tây Nam của Hồng Quân.

Kiev – phương diện quân Tây Nam của Xô Viết bị tiêu diệt: Trong trận Smolensk khi không thể đột phá trực tiếp về phía đông qua hướng Smolensk – Moskva, quân Đức tấn công dò tìm điểm yếu trong tuyến phòng thủ của Hồng quân, điểm yếu đó là phương diện quân Trung Tâm của Xô Viết trên hướng Gomel tại phía nam Smolensk. Cuối tháng 7 cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức chọc thủng phòng tuyến của phương diện quân Trung tâm của Xô Viết ào ạt tấn công theo hướng bắc-nam về phía Gomel và chiếm thành phố này ngày 20 tháng 8 năm 1941. Quân Đức đe doạ nghiêm trọng sườn phải của phương diện quân Tây Nam Xô Viết đang phòng thủ hướng Kiev. Với triển vọng đánh vào lưng và bao vây tiêu diệt cụm quân Xô Viết tại Kiev, Hitler ra lệnh cho cụm quân Trung tâm tạm dừng tấn công trên hướng Moskva điều một nửa lực lượng của cụm quân này là tập đoàn quân xe tăng số 2 của Guderian và tập đoàn quân bộ binh số 2 xuống phía nam kết hợp cùng cụm tập đoàn quân Nam của Đức bao vây tiêu diệt phương diện quân Tây Nam đang phòng thủ khu vực Kiev. Ngay từ cuối tháng 7 năm 1941 trước hiểm hoạ đột phá tại phía nam mặt trận, Bộ tổng tham mưu Xô Viết kiên quyết đề nghị bỏ Kiev đưa toàn bộ lực lượng sang bờ đông sông Dnepr lập tuyến phòng thủ mới nhưng Stalin là lãnh đạo tối cao không thể chấp nhận mất thủ đô Ukraina, đã lập tức cách chức Tổng tham mưu trưởng của đại tướng Georgi Konstantinovich Zhukov vì đề nghị này và ra lệnh tử thủ và phản công giữ vững Kiev.[4].

Trong tháng 8 các nỗ lực phản công của phương diện quân Briansk của Liên Xô đánh vào sườn tập đoàn quân xe tăng số 2 và tập đoàn quân số 2 của Đức đều thất bại phương diện quân này tổn thất rất lớn và còn tạo ra lỗ hổng lớn trong phòng ngự. Đầu tháng 9 năm 1941 tập đoàn quân xe tăng số 1 của Ewald Von Kleist thuộc cụm tập đoàn quân Nam của Đức đã vượt sông Dnepr và tiến lên phía bắc và tại Lokhvitsa đã gặp tập đoàn quân xe tăng số 2 của Guderian từ phía bắc đánh xuống. Phương diện quân Tây Nam Xô Viết dù kháng cự rất quyết liệt từ ngày đầu chiến tranh và đã cầm cự có tổ chức được lâu dài giờ đây đã bỏ lỡ cơ hội rút lui, phương diện quân này rơi vào vòng vây của quân Đức lại bị ngăn cách bởi sông lớn Dnepr và đã bị tiêu diệt gọn. Quân Đức bắt sống khoảng 66,5 vạn quân Xô Viết trong đó có hầu hết các tư lệnh và chỉ huy các tập đoàn quân của phương diện quân này. Thượng tướng Kirponos M.P tư lệnh phương diện quân, Trung tướng Tupikov V.I tham mưu trưởng, cùng chính uỷ phương diện quân, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina, để khỏi rơi vào tay đối phương đã tự sát. Đây là một trong những chiến dịch thắng lợi vẻ vang to lớn nhất của quân Đức trong thế chiến II. Ngày 19 tháng 9 năm 1941 Kiev thất thủ.

Sau này có nhiều ý kiến cho rằng quyết định của Adolf Hitler phái một nửa lực lượng của cụm tập đoàn quân Trung tâm xuống phía Nam tiêu diệt Kiev đã bỏ lỡ cơ hội đánh chiếm Moskva trước mùa đông. Tuy nhiên theo nguyên soái G.K Zhukov của Liên Xô thì quyết định này là đúng đắn cho quân Đức và sẽ phải xảy ra theo đúng quy luật quân sự và tình thế chiến trường khi đó[5]. Và vì nhận thức được khả năng này Bộ tổng tham mưu Xô Viết đã đề nghị Stalin sớm bỏ Kiev rút sang sông Dnepr phòng ngự, vì đề nghị này G.K Zhukov đã bị cách chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Xô Viết.

Nhưng thất bại to lớn của quân đội Xô Viết tại Kiev còn có một khía cạnh khác, nó tác động lên tâm lý của lãnh tụ hai bên làm ảnh hưởng đến kết cục chiến tranh sau này: Tổng chỉ huy tối cao của Liên Xô Stalin sau các thất bại tại Belorussia và Kiev đã nhận thức được hạn chế về kiến thức quân sự của cá nhân mình và đã biết chú ý lắng nghe ý kiến của Bộ tổng tham mưu và các tướng lĩnh Xô Viết. Trong khi đó Hitler đã quá tự tin vào thiên tài quân sự và khả năng không thể sai lầm của mình nên càng ngày càng bỏ qua các ý kiến của các tướng lĩnh Đức, điều này đã ảnh hưởng đến quá trình điều hành chiến tranh của hai bên.

[sửa] Trận Moskva: chiến tranh chớp nhoáng của Đức không còn

Xem chi tiết: Trận Moskva, 1941

Từ ngày 30 tháng 9 năm 1941 đến đầu tháng giêng năm 1942 đã diễn ra Trận Moskva trận đánh lớn trong chiến tranh Xô – Đức và thế chiến II có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị cũng như tâm lý. Sau trận đánh này chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức đã thất bại, nước Đức Quốc Xã buộc phải chấp nhận tiến hành chiến tranh tiêu hao kéo dài với đối thủ là cường quốc rộng lớn nhất thế giới, đông dân với tiềm lực ngày càng được huy động. Đây là điềm báo trước thất bại của Đức trong toàn bộ cuộc chiến tranh.

Sau thất bại to lớn của quân đội Xô Viết tại Ukraina, mối đe doạ bị Hồng quân tấn công vào sườn phải cụm tập đoàn quân Trung Tâm không còn. Phía Đức trong tháng 9 năm 1941 đã dừng tấn công trên hướng Moskva để chuẩn bị kỹ cho chiến dịch cơn bão nhằm đánh chiếm thủ đô Xô Viết. Quân đội Đức đã tăng cường bổ sung cho cụm tập đoàn quân Trung tâm trong trận đánh này một lực lượng rất lớn: điều tập đoàn quân xe tăng số 2 của Guderian vừa đánh thắng trận Kiev về, điều tập đoàn quân xe tăng số 4 của đại tướng Erich Hopner duy nhất của cụm Bắc xuống cho cụm Trung Tâm. Lúc này cụm tập đoàn quân Trung tâm có ba tập đoàn quân bộ binh số 2, 4, 9 và ba tập đoàn quân xe tăng số 2, 3, 4 tổng cộng khoảng 75 sư đoàn và 1,8 triệu binh sỹ với 1.700 xe tăng, 14.000 pháo và súng cối, 1.400 máy bay tức là khoảng 34% quân số và 68% số xe tăng của Đức trên chiến trường khi đó. Bộ chỉ huy tối cao Đức giành cho chiến dịch này tầm quan trọng đặc biệt như bước quyết định để chấm dứt chiến tranh thắng lợi.

Đại tướng G.K. Zhukov (phải) tư lệnh phương diện quân Tây phòng thủ Moskva và Bulganin bí thư trung ương Đảng cộng sản Liên Xô thành viên hội đồng quân sự phương diện quân trong những ngày phòng thủ Moskva
Đại tướng G.K. Zhukov (phải) tư lệnh phương diện quân Tây phòng thủ Moskva và Bulganin bí thư trung ương Đảng cộng sản Liên Xô thành viên hội đồng quân sự phương diện quân trong những ngày phòng thủ Moskva

Đối với Liên Xô đây là thời kỳ nguy ngập nhất trong toàn bộ lịch sử từ ngày thành lập. Sự thất trận của Liên Xô đến lúc này là quá to lớn: tuy đất nước rộng lớn, dân số nhiều nhưng quân số không đủ bổ sung kịp cho số bị tiêu diệt và bị bắt. Các cơ sở kinh tế lớn trên các vùng lãnh thổ phía tây đất nước trước đây chiếm đa phần tỷ trọng trong kinh tế đất nước nay đã bị Đức chiếm hoặc đang được tháo dỡ di chuyển sang phía đông chưa thể cho ra sản phẩm. Quân số thiếu mà vật chất tiền của để tiến tục chiến tranh cũng ở mức độ nguy kịch. Chính lúc này sự giúp đỡ về kinh tế, vũ khí của khối đồng minh Anh – Mỹ cho Liên Xô là vô cùng quan trọng, đặc biệt là chương trình Lend-lease của Chính phủ Hoa Kỳ, nó đến với Liên Xô vào thời điểm nguy kịch giúp nước này đứng vững trong thời khắc nguy hiểm và quyết định nhất.

Để bảo vệ Moskva quân đội Xô Viết cho thiết lập ba tuyến phòng thủ: tuyến Rzhev – Viazma – Briansk cách thủ đô khoảng 200-500 km, tuyến Volokolamsk – Mozhaisk – Kaluga cách Moskva thoảng 100-150 km và tuyến cuối cùng là vành đai xung quanh thành phố. Quân đội Xô Viết bố trí ba phương diện quân "Tây", "Dự bị" và "Briansk" để phòng thủ Moskva: tổng cộng gần 1,3 triệu quân, 1.000 xe tăng, gần 700 máy bay, 7.600 pháo và súng cối. Cho đến thời điểm tấn công quân Đức có lực lượng vượt trội cả về quân số, trình độ huấn luyện tác chiến, số lượng và chất lượng vũ khí.

Trận đánh bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 năm 1941 trong 10 ngày đầu tháng 10 năm 1941 quân Đức đập tan tuyến phòng thủ Rzhev – Viazma – Briansk của Hồng quân bao vây tiêu diệt khoảng nửa triệu quân của ba phương diện quân Xô Viết.

Tình thế Moskva nguy ngập phía Xô Viết vội vã điều nốt các lực lượng dự bị cuối cùng củng cố tuyến phòng thủ thứ hai và áp dụng các biện pháp kiên quyết nhất để bảo vệ thủ đô... Trong tháng 10 các nỗ lực phòng thủ đã cho kết quả: quân đội Xô Viết trong chiến đấu đã tạo được tuyến phòng thủ chiều sâu dày đặc, cộng với việc quân Đức không thể bổ sung kịp thời cho các tổn thất rất to lớn trong quá trình chiến đấu, các điều kiện thời tiết cũng đã giúp cho phía Liên Xô làm chậm tốc độ và sức công phá của các cuộc tấn công của Đức. Và cuối cùng cuối tháng 11 năm 1941 qua ba đợt tổng tấn công ngày càng khó khăn, quân đội Đức đã bị chặn đứng tại cửa ngõ Moskva.

Rõ ràng phía Đức đã không đánh giá hết được đối phương Xô Viết: lòng yêu nước, sự tin tưởng, trung thành của con người Xô Viết; tính kỷ luật kiên cường của Hồng quân; tiềm năng tổng động viên của nhà nước Xô Viết; tiềm năng kinh tế của Liên Xô; sự giúp đỡ của đồng minh; điều kiện tự nhiên rất đặc trưng của nước Nga. Kết quả: Đến đầu tháng 12 năm 1941 các nỗ lực tấn công cuối cùng của Đức đã hụt hơi trong khi đó các lực lượng dự bị hùng hậu của Hồng quân đã được huy động để phản công.

Thời điểm đầu tháng 12 năm 1941 là thời điểm kịch tính bản lề của trận đánh khi quân Đức đã suy kiệt không thể tấn công thêm, các sư đoàn dự bị của Liên Xô đầy sức sống, trang bị tốt từ các quân khu Viễn Đông và Siberi đã kịp đến và tập hợp tại chiến trường đã sẵn sàng tham chiến, binh khí kỹ thuật của Liên Xô cũng được bảo đảm giành ưu thế đối với quân Đức, và đặc biệt một lợi thế cực kỳ to lớn là quân đội Xô Viết quen tác chiến mùa đông là điều mà quân Đức chưa được chuẩn bị. Ngày 6 tháng 12 năm 1941 ngay sau khi cuộc tấn công của Đức đã hết hơi, cuộc tổng phản công tại Moskva của Hồng quân bắt đầu.

Quân trượt tuyết Xô Viết phản công tại Moskva
Quân trượt tuyết Xô Viết phản công tại Moskva

Quân đội Xô Viết ào ạt tấn công, cuộc phản công đã diễn ra thắng lợi. Tuy nhiên quân đội Xô Viết khi đó còn chưa hội đủ các điều kiện để tiến hành tấn công theo chiều sâu để bao vây tiêu diệt khối chủ lực của của địch, cuộc tấn công của Hồng quân là tấn công chính diện đẩy lùi quân địch. Lực lượng Đức đã suy kiệt sau các nỗ lực tấn công Moskva bất thành lại đang trong đội hình tấn công không có hệ thống phòng ngự chiều sâu, ở hình thế lõm sâu vào vị trí đối phương, không quen chiến đấu trong mùa đông Nga khắc nghiệt và hoàn toàn không hề dự đoán khả năng quân địch tấn công. Mặc dù có lệnh của Hitler không lùi một bước, quân Đức đã bị hất xa ra khỏi Moskva từ 150-300 km hàng chục sư đoàn bị tiêu diệt. Tuy trận Moskva đến đầu tháng giêng năm 1942 được coi là hoàn thành nhưng cuộc tấn công của quân đội Xô Viết tiếp tục phát triển thành tổng tấn công trên toàn mặt trận Xô – Đức trong những tháng đông – xuân của năm 1942. Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của Đức đã thất bại hoàn toàn.

[sửa] Sự chiếm đóng và diệt chủng

Đội hành quyết SS đang giết người Do Thái tại Ukraina
Đội hành quyết SS đang giết người Do Thái tại Ukraina

Chính sách nhất quán của chính quyền chiếm đóng phát xít Đức đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là đồng hoá, đàn áp, đe doạ, khủng bố, diệt chủng, cướp sạch, đốt sạch, phá sạch:

Ngay từ trước khi chiếm được lãnh thổ đối phương kế hoạch Generalplan Ost của Đức đã vạch kế hoạch phân chia và Đức hoá các vùng lãnh thổ phía đông: các lãnh thổ được ưu tiên số một để Đức hoá là các khu vực phì nhiêu giàu có của Liên Xô như tỉnh Leningrad, bán đảo Crimea, tỉnh Kherson (cửa sông Dnepr), khu vực Biển Đen, khu vực Memel – Narv (Bắc Belorussia và vùng Baltic)... Kế hoạch Đức hoá bao gồm việc đưa những người Đức đến định cư và tiêu diệt xua đuổi dân bản địa Slav một cách có hệ thống: Cục các lãnh thổ phía đông của SS trực thuộc Heindrich Himler lập kế hoạch xua đuổi và tiêu diệt khoảng 50 triệu dân địa phương trong vòng 30 năm, số còn lại để làm nhân công nô lệ cho 10 triệu người Đức sẽ di cư đến.

Giới lãnh đạo chính trị, nhà nước, quân sự Đức: Göring, Hess, von Ribbentrop, Keitel bị toà án quốc tế Nuremberg xử vì những tội ác chiến tranh, chống nhân loại
Giới lãnh đạo chính trị, nhà nước, quân sự Đức: Göring, Hess, von Ribbentrop, Keitel bị toà án quốc tế Nuremberg xử vì những tội ác chiến tranh, chống nhân loại

Tại Belorussia cũng như tại Ba Lan dưới nhiều nguyên nhân, dân số bị chết lên đến tỷ lệ 1/6 đến 1/5 dân số trước chiến tranh là hệ quả trực tiếp của chính sách này.

Khi Đức tấn công, đã có một bộ phận dân cư bất mãn với chính quyền Xô Viết như người Chechens và người Thổ tại Kavkaz, người Tartar Crimea, các nhóm dân tộc chủ nghĩa tại Baltic, người Kô Dắc tại Ukraina và vùng sông Đông và những nhóm dân cư chống Xô Viết khác đã vui mừng chào đón quân Đức như những người giải phóng. Nhưng chỉ ngay sau đó họ sẽ biết thế nào là "trật tự mới" của Đức Quốc Xã với những vùng bị chinh phục:

  • Các vùng lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng đều bị đặt dưới sự điều hành của quân đội và lực lượng SS Đức. Chính quyền dân sự các cấp đều lấy tên và hình thức như của Đức nhưng chỉ có quyền hạn rất hạn chế và chịu sự quản lý của quân đội Đức và SS, toà án dân sự chỉ để xử các vụ án dân sự và án hình sự vặt vãnh không liên quan đến an ninh, quân đội như trộm cắp vặt, bất hoà trong cộng đồng... Mọi việc lớn đều do quân quản và SS quyết định: mọi sự phản kháng, bất tuân, trốn tránh mệnh lệnh hoặc thi hành không tích cực của dân địa phương đều sẽ bị bắn bỏ không cần xét xử hoặc treo cổ để làm gương. Chính quyền quân quản Đức đặt ngoài vòng pháp luật các đảng viên cộng sản, đoàn viên Comsomol và các thành viên các tổ chức chính trị của chính quyền Xô Viết trước đây: các phần tử này phải ra trình diện và là đối tượng bị tiêu diệt trước tiên. Trên chiến trường khi bắt được tù binh, các đảng viên cộng sản, cán bộ chính trị, đoàn viên Comsomol sẽ được lọc ra và hành quyết tại chỗ.
  • Nông dân phải giao nộp sản phẩm nông nghiệp cho quân đội Đức tới mức độ họ chẳng còn được gì, mùa vụ của họ không được thu hoạch nếu không có sự cho phép của quân Đức. Để phục vụ nhu cầu của mình Quân đội Đức tịch thu lương thực, đàn gia súc, ngựa kéo, quần áo ấm và nhà của dân địa phương để làm chỗ trú chân. Trong các năm 1943, 1944 khi rút lui quân Đức đốt sạch nhà cửa phá hoại các công trình công cộng của các thành phố xóm làng...Các cuộc cướp bóc tận gốc này gây nên chết đói và chết rét cho hàng triệu người nhất là nông dân ở các vùng bị chiếm. Theo các đánh giá khác nhau số dân thường Xô Viết bị chết vì nguyên nhân này ở mức từ 7 triệu đến 17 triệu người.
  • Dân địa phương phải đi làm lao động cưỡng bức những công việc phục vụ quân đội và chính quyền chiếm đóng có khi với 14-16 giờ một ngày trong thời gian rất dài. Ngoài ra để đảm bảo nhân công lao động duy trì chiến tranh Đức bắt hơn 5,2 triệu những người đang độ tuổi lao động chủ yếu là đàn bà, con gái cưỡng bức họ sang Đức và các nước khác để làm nhân công họ được gọi là đội quân lao động phương đông. Sau chiến tranh trong số này hồi hương 2,6 triệu, ở lại Phương Tây 45 vạn còn số còn lại hơn 2 triệu người đều đã chết.
  • Đặc biệt hơn cả là chính sách tàn sát và diệt chủng của Đức Quốc xã đối với dân thường nhất là đối với một số sắc tộc đầu bảng là người Di Gan và người Do Thái quân đội Đức và SS tiến hành lùng bắt và sát hại hàng loạt các nhóm dân này bằng các cuộc tàn sát tại chỗ hoặc đưa họ vào các trại tập trung để tiêu diệt dần. Trong việc tận diệt người Do Thái, người Di Gan ở một số nơi quân Đức nhận được sự giúp đỡ của dân bản xứ địa phương vì lòng căm thù sắc tộc và tôn giáo. Dân thường của các dân tộc khác trong vùng chiếm đóng cũng là đối tượng liên tục bị tàn sát. Việc tiêu diệt con người của phát xít Đức đã đạt đến "quy mô vận hành công nghiệp" với "vận trù học" và hợp lý hoá quá trình giết người để có thể tiêu diệt được nhiều nhất, ít phí tổn và được lợi nhất.
  • Quân đội Đức thi hành chính sách con tin và "lá chắn" đối với dân thường: trong những vùng bị chiếm đóng một binh sỹ Đức bị dân hoặc những người kháng chiến bí mật giết thì sẽ có 10 – 20 dân thường bị hành quyết để trả thù. Một chiến thuật rất thường gặp của Quân Đức để tránh sự tấn công của du kích và Hồng quân là lấy thường dân phụ nữ, trẻ em và tù binh làm lá chắn: các chuyến tàu hoả chở quân Đức thường kéo theo vài toa tù binh hoặc dân thường để làm lá chắn.

Đối với tù binh Xô Viết cách đối xử cũng là tiêu diệt dần dần một cách có hệ thống, chỉ một bộ phận rất nhỏ tù binh Xô Viết để tìm cách tồn tại đã gia nhập Quân đội giải phóng Nga của trung tướng Xô Viết đã đầu hàng Andrey Andreyevich Vlasov còn những tù binh còn lại bị lao động khổ sai với cường độ huỷ diệt trong các trại tập trung và bị hành quyết thường kỳ. Trong số 5,5 triệu tù binh Xô Viết đã có 3,5 triệu người đã chết trong các trại tù binh của Đức Quốc Xã.

Sự tàn bạo của Đức Quốc Xã đối với lãnh thổ bị chiếm đóng đã đẩy người dân đến chỗ chết nên đó là nguyên nhân để gắn kết họ chống lại chính quyền chiếm đóng. Các lực lượng trước đây căm thù Xô Viết cũng tạm gác lại mâu thuẫn để đấu tranh chung chống lại quân Đức. Sự tàn ác của quân Đức đã làm gia tăng phong trào du kích, kháng chiến trong các vùng bị chiếm và là một nguyên nhân tạo tâm lý cho binh sỹ Hồng quân thà chiến đấu đến cùng chứ quyết không chịu bị bắt làm tù binh.

[sửa] Chiến cuộc năm 1942

Từ trận phản công tại Moskva đến tháng 4 năm 1942 quân Đội Xô Viết tạm thời giành được quyền chủ động tấn công chiến lược và đã tấn công trên khắp các mặt trận. Quân Đức cần phải phòng ngự chiến lược để chuẩn bị lại một cách kỹ lưỡng cho chiến tranh dài lâu và quân Đức đã phòng ngự thành công để chờ đến mùa hè năm 1942. Các cuộc tấn công của Xô Viết trong thời gian này có đẩy lùi quân Đức nhưng với tổn thất rất lớn và kết quả rất hạn chế: gần như không tạo được đột biến trên mặt trận, Hồng quân chỉ tiến xa một cách tương đối tại hướng Kharkov của phương diện quân Tây Nam và hướng Rostov tại phương diện quân Nam và Hồng quân cũng không đạt được một trận thắng lớn nào đánh tiêu diệt đối với quân Đức phòng ngự.

Đến tháng 4 năm 1942 chiến tuyến cơ bản ổn định tại tuyến Leningrad – Rzhev – Viazma – Oriel – Kursk – Kharkov – Rostov – Crimea trong đó khúc lồi Rzhev – Viazma chỉ cách Moskva khoảng 150 km vẫn luôn là hiểm hoạ tạo bàn đạp cho quân Đức tấn công Moskva lần nữa.

[sửa] Kế hoạch năm 1942 của hai bên đối địch

Mùa hạ 1942 là thời điểm để tác chiến thuận lợi, hai bên chuẩn bị cho các trận đánh nhau to sắp tới và Đức Quốc xã cũng đã huy động xong lực lượng để giành lại quyền chủ động tấn công chiến lược.

[sửa] Kế hoạch tấn công 1942 của Đức

Adolf Hitler và bộ chỉ huy tối cao Đức quyết định trước hết cần phải làm Liên Xô suy yếu bằng cách chiếm các vùng quan trọng sống còn về kinh tế và nhân lực. Theo kế hoạch của Đức Quốc Xã đòn tấn công sẽ diễn ra tại cánh nam mặt trận Xô – Đức đánh vào hai phương diện quân Tây Nam và phương diện quân Nam của Xô Viết để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:

  • Một mũi đột phá thẳng đến Kavkaz chiếm các đèo ngang và xông đến thành phố Baku trên bờ biển Kaspi chiếm trung tâm dầu mỏ Kavkaz cắt nguồn năng lượng phục vụ chiến tranh của Liên Xô.
  • Một mũi khác tấn công trận tuyến sông Đông Để tiến đến sông Volga chiếm vùng đồng bằng sông Đông và vùng phía nam nước nga là nguồn lúa mì chính của đất nước chiếm các nguồn điện và than tại miền nam nước Nga. Tiến đến sông Volga cắt mạch vận tải bắc – nam của Liên Xô theo dòng sông này đây là tuyến vận tải quan trọng để chuyển dầu mỏ từ phía nam và viện trợ của đồng minh cho Liên Xô qua Iran. Sau đó phát triển tiếp theo là chiếm toàn bộ hạ lưu sông Volga. Về mặt quân sự cánh quân này đồng thời còn làm nhiệm vụ bảo vệ sườn trái cho cánh quân Đức đánh Kavkaz. Trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến cuộc 1942, Bộ chỉ huy Đức có sự chuyển hướng chiến lược lấy cụm B của hướng Stalingrad làm hướng tấn công chính và điều bớt lực lượng từ hướng Kavkaz về tăng cường cho hướng Stalingrad, dần dần Stalingrad trở thành trọng tâm chiến sự của chiến tranh trong năm 1942.

Để thực hiện các ý đồ chiến lược này phía Đức ra lệnh phòng ngự chiến lược tích cực tại tất cả các mặt trận khác tại cánh bắc và trung tâm mặt trận Xô – Đức, dồn lực lượng chủ lực xuống phía nam mặt trận. Tại cánh nam mặt trận Bộ tư lệnh tối cao Đức cải tổ chỉ huy: bãi bỏ cụm tập đoàn quân Nam từ hồi đầu chiến tranh và thành lập hai cụm tập đoàn quân mới là "cụm tập đoàn quân A" để tấn công chiến dịch Kavkaz bao gồm tập đoàn quân xe tăng số 1, số 4 và hai tập đoàn quân dã chiến của Đức số 11 và 17, tập đoàn quân số 8 của Ý. cụm A do thống chế Wilhelm List chỉ huy. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược thứ hai là tiến công về phía sông Đông và sông Volga Đức cho thành lập "cụm tập đoàn quân B" gồm tập đoàn quân xe tăng số 4 (cuối tháng 7 được điều từ cụm A sang), hai tập đoàn quân dã chiến số 2 và số 6 của Đức, tập đoàn quân số 2 của Hungary sau này có thêm tập đoàn quân số 3 của Romania. "Cụm B" do thống chế Fedor Von Bock được điều chuyển từ cụm tập đoàn quân Trung tâm về chỉ huy.

Đến đầu tháng 6 năm 1942 các việc triển khai lực lượng về phía nam của Đức đã cơ bản hoàn thành.

Kế hoạch tấn công miền nam Liên Xô của Bộ tư lệnh tối cao Đức Quốc Xã chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan và quân Đức đã hành động trái với nguyên tắc tập trung binh lực của nghệ thuật quân sự: quân Đức thực hành tấn công theo hai hướng rách rời nhau rất xa là điều kiện để bị đối phương bao vây tiêu diệt sau này. Các tướng lĩnh Đức đã cảnh báo Hitler nhưng ý kiến này đã không được Führer chấp nhận.

[sửa] Kế hoạch 1942 của Hồng quân

Đầu tháng 3 sau các thắng lợi tạm thời trong giai đoạn tấn công đầu năm 1942, tại Bộ tổng tư lệnh tối cao Xô Viết đã có sự chủ quan và đánh giá thấp và quá đơn giản về quân đội Đức một đối thủ đầy bản lĩnh, kỷ luật, nguy hiểm cho đến ngày cuối cùng và luôn chứa đựng sự bùng phát không thể ngờ. Trong khi Bộ tổng tham mưu đứng đầu là Tổng tham mưu trưởng Boris Mikhailovich Shaposhnikov cùng phó tổng tư lệnh tối cao G.K Zhukov có quan điểm thận trọng, đề nghị trong mùa hè 1942 chỉ tấn công tại khúc lồi Rzhev – Viazma còn trên toàn mặt trận sẽ phòng ngự chiến lược để tích luỹ lực lượng dự bị còn đang rất thiếu của quân đội Xô Viết, nhưng Tổng tư lệnh tối cao Stalin muốn tấn công trên toàn mặt trận để đánh bại quân đội Đức ngay trong năm 1942 và ý kiến cuối cùng của Tổng tư lệnh tối cao đã hình thành kế hoạch chiến lược của Hồng quân trong năm này. Đó là tổng tấn công trên toàn tuyến mặt trận tại Crimea, Leningrad, Demiansk, Smolensk, Lgov – Kursk. Đồng thời Bộ tư lệnh tối cao và Bộ Tổng tham mưu đều nhất trí rằng hướng hoạt động chủ đạo của quân Đức trong năm 1942 sẽ vẫn là tại khu vực trung tâm mặt trận trên hướng Moskva. Lãnh đạo quân sự Xô Viết cũng không nhận được tin tức tình báo gì cảnh báo sự tập trung binh lực lớn của Quân đội Đức tại cánh nam chiến trường.

Do đó kế hoạch chiến lược 1942 của Xô Viết được hiện thực hoá bằng hàng loạt các trận tấn công của quân đội Xô Viết cho đến tháng 6 năm 1942 như các chiến dịch Demiansk, chiến dịch Crimea, và chiến dịch Kharkov... Do thiếu sự hiểu biết cần thiết và chủ quan về đối thủ lại không có lực lượng dự bị cần thiết cho tham vọng không hiện thực các chiến dịch tấn công đầu hè 1942 của quân đội Xô Viết đều đã thất bại: hoặc thương vong quá lớn mà không kết quả như tại khúc lồi Rzhev – Viazma, tại Demiansk hoặc bị quân Đức phản công đánh tan như chiến dịch Crimea và Kharkov. Và do dự đoán sai hướng hoạt động của quân địch nên khi quân Đức tấn công quy mô lớn tại cánh nam chiến trường mùa hè 1942 thì tại đó Hồng quân không có lực lượng dự bị để đối phó kết quả quân Đức tiến công được rất xa chiếm được vùng lãnh thổ rất rộng lớn.

[sửa] Đức tấn công tại cánh nam chiến trường

Xem chi tiết Trận Kharkov lần thứ hai, trận Crimea 1942, chiến dịch tấn công Voronezh của Đức, Chiến dịch Kavkaz, chiến dịch Blue.

Cuộc tấn công mùa hè của Đức được mào đầu bằng hai chiến thắng lớn trước quân đội Xô Viết trận Crimea và trận Kharcov lần thứ hai.

  • Chiến dịch Crimea: Ngay từ tháng giêng 1942 Quân đội Xô Viết từ Bán đảo Taman đổ bộ sang bán đảo Kerch của Crimea ba tập đoàn quân và thành lập phương diện quân Crimea tư lệnh trung tướng D.T Kozlov để giải cứu Sevastopol đang phòng thủ. trong 3 tháng phương diện quân này ba lần tấn công về phía Sevastopol nhưng đều bị chặn lại, phương diện quân này phải chuyển sang phòng ngự. Ngày 8 tháng 5 tập đoàn quân 11 Đức tại Crimea của đại tướng Erich Von Manstein phát hiện điểm yếu trong phòng ngự của đối phương tại cánh nam giáp biển đã kiên quyết chủ động tấn công và sau 12 ngày đã đánh tan phương diện quân Crimea này buộc Hồng quân bỏ Kerch di tản vội vàng sang bán đảo Taman bên phía bờ Kavkaz. Trận đánh này đã thể hiện rõ nét tài năng cầm quân của Manstein một trong những vị chỉ huy giỏi nhất của Đức Quốc Xã. Vì thất bại của phương diện quân Crimea đến 4 tháng 7 năm 1942 Sevastopol đã thất thủ.
Hồng quân bị bắt tại chiến dịch Kharkov
Hồng quân bị bắt tại chiến dịch Kharkov
  • Trận Kharcov lần thứ hai: là chiến thắng lớn của tập đoàn quân số 6 tư lệnh đại tướng Friedrich Paulus kết hợp cùng tập đoàn quân xe tăng số 1 của Kleist chống lại phương diện quân Tây Nam do nguyên soái Liên Xô Timoshenko chỉ huy. Ngày 12 tháng 5 năm 1942, không hề biết gì về sự tập trung lực lượng lớn của Đức tại cánh nam chiến trường, Hồng quân tổ chức chiến dịch lớn Kharkov, phương diện quân Tây nam tấn công hai mũi về hướng thành phố Kharkov. Sau 4 đến 5 ngày tấn công Hồng quân đã tiến sâu được 50-60 km tại mũi tấn công chính. Ngày 17 tháng 5 tập đoàn quân số 6 Đức tấn công mãnh liệt vào sườn phải và cánh quân Kleist đánh vào sườn trái mũi tấn công chính của Hồng quân. Ngày 23 tập đoàn quân số 6 và cánh quân Kleist đã gặp nhau bao vây chặt mũi tấn công chính của Hồng quân, đồng thời tập đoàn quân số 6 Đức cũng vao vây được mũi tấn công thứ hai của phương diện quân Tây Nam. Ngày 29 tháng 5 toàn bộ lực lượng tấn công của phương diện quân Tây Nam đã bị tiêu diệt với tổn thất khoảng 20 vạn binh sỹ và vũ khí, khí tài. Đây là thắng lợi rất lớn đầu tiên của Đức trong năm 1942 mở đầu cho đợt tấn công mùa hè của Đức.

[sửa] Chiến dịch Kavkaz

Sau các chiến thắng tại Crimea và Kharkov, quân đội Đức tổ chức tổng tấn công quy mô rất lớn tại phía nam chiến trường. Đầu tiên là chiến dịch Voronezh đầu tháng 7 phá tung trận tuyến sông Đông của Hồng quân sau đó cụm tập đoàn quân B của đức triển khai tấn công tại trung lưu sông Đông theo hướng đông về phía sông Volga để chiếm Stalingrad và sau đó là trận Stalingrad nổi tiếng.

Còn cụm tập đoàn quân A từ 25 tháng 7 lấy bàn đạp là hạ lưu sông Đông từ khu vực Rostov tấn công phương diện quân Nam Xô Viết theo hướng đông – nam tràn vào Bắc Kavkaz và tiến đến dãy núi Kavkaz theo kế hoạch phải chiếm được các đèo ngang để đột phá tới biển Kaspi chiếm Baku và để đánh thông ra bờ biển đen.

Tuyến phòng thủ Xô Viết trên sườn Kavkaz
Tuyến phòng thủ Xô Viết trên sườn Kavkaz

Chiến dịch này mang mật danh của Đức là chiến dịch Edelweiss theo ý đồ của Bộ tổng tư lệnh tối cao Đức đây phải là hành động quân sự có tầm quan trọng chiến lược số 1 của chiến cuộc mùa hè năm 1942. Nhưng do sự chỉ đạo chiến lược thiếu nhất quán của Hitler và quan trọng hơn cả quân Đức đã đánh giá sai lực lượng của mình và đối phương nên chiến dịch này trong quá trình thực hiện đã không còn được coi là ưu tiên số 1 của Bộ tổng tư lệnh tối cao Đức, lực lượng của nó được đưa sang hướng Stalingrad là hướng phụ trợ nay thành hướng chủ lực. Chiến dịch bế tắc trong tấn công vào các mục tiêu chính và cuối cùng trong năm 1943 khi quân đội Xô Viết phản công quân Đức phải rút lui khỏi Kavkaz mà không đe doạ được gì cho nguồn dầu lửa Kavkaz của Liên Xô và các mục tiêu chính trị của chiến dịch cũng không hoàn thành.

Cuộc tấn công ban đầu của chiến dịch kavkaz của Đức rất thuận lợi. Tại phía nam chiến trường Xô – Đức hoá ra không hề có lực lượng dự bị nào đáng kể của Xô Viết và điều đặc biệt địa hình ở đây là các thảo nguyên rộng lớn rất thưa dân của các tỉnh Stavropol và Krasnodar và Kuban rất thuận lợi cho các tập đoàn quân xe tăng số 1 và số 4 của Đức tấn công cơ động. Vào cuối tháng 7 Hitler ra lệnh điều tập đoàn quân xe tăng số 4 sang cụm B để tăng cường tấn công Stalingrad, tuy mất một nửa số xe tăng nhưng tốc độ tấn công của Đức cũng vẫn rất cao: trong vòng một tháng đến cuối tháng 8 quân Đức chiếm một vùng rất rộng lớn dài rộng hàng 500-600 km. Quân đội Xô Viết tại chiến trường này hoàn toàn không có tuyến phòng thủ nào và Hồng quân cũng không định lập tuyến cố thủ đánh nhau với xe tăng Đức trên thảo nguyên: quân Đức như đi vào chỗ không người, Hồng quân chỉ cố gắng dùng các đơn vị kỵ binh cơ động nhẹ tập kích các cơ cấu hậu cần của Đức để cản tốc độ tấn công của quân Đức và cũng không có đơn vị lớn nào của Xô Viết bị tiêu diệt. Bộ tổng tư lệnh tối cao Hồng quân đã chọn tuyến cố thủ rất xa về phía nam tại tuyến sông Terech đi qua Chesnia ngày nay, tựa lưng vào dãy núi lớn Kavkaz với các căn cứ điểm tựa chính là Makhachkala, Groznyi và Orzhonikidze. Các đơn vị Xô Viết trật tự kéo về tuyến sông Terech, Hồng quân chốt chặn tất cả các đèo ngang qua dãy núi lớn Kavkaz đón đợi quân Đức. Khi đã chiếm hết vùng thảo nguyên và đồng bằng Bắc Kavkaz, đụng phải tuyến Terech quân Đức đã chững lại và không có cách gì xuyên phá được tuyến phòng thủ của phương diện quân Ngoại Kavkaz Xô Viết của tư lệnh đại tướng Ivan Chiulenev, mọi cố gắng xuyên phá tới biển Kaspi hoặc đánh thông ra bờ Biển Đen đều thất bại: ở đây xe tăng thiết giáp vô dụng trong đánh núi, quân số đông không đóng vai trò quyết định mà kỹ năng của bộ binh sơn cước người bản địa của Xô Viết vượt xa đối phương. Chiến dịch Kavkaz của Đức đã bế tắc, chiến tuyến bình ổn tại tuyến Novorosisk – đông bắc Tuapse – đèo Marukh – Elbrus – Nalchik – Mozdok...

Tháng 1 năm 1943 khi có nguy cơ bị vây chặt tại Kavkaz quân Đức tại đây đã bắt đầu rút bỏ hầu hết lãnh thổ Kavkaz rút lui về cố thủ bán đảo Taman lập "phòng tuyến xanh" tại đây. Giữa tháng 9 năm 1943 Hồng quân chọc thủng "phòng tuyến xanh" chiếm Novorossisk, quân Đức rút hết về bán đảo Crimea.

Sau này có nhiều ý kiến cho rằng tại Kavkaz quân Đức thất bại vì phải chia bớt lực lượng cho hướng Stalingrad của cụm tập đoàn quân B. Nhưng trên thực tế xe tăng, thiết giáp Đức và quân số chỉ có ý nghĩa khi tấn công trên đồng bằng bắc Kavkaz. Khi tiếp cận dãy núi Kavkaz những lực lượng này không còn hiệu quả nữa, quân phòng thủ Xô Viết rất bình tĩnh, tự tin bẻ gãy mọi nỗ lực đột phá của quân Đức. Về thực chất chiếm Kavkaz là nhiệm vụ còn quá cao đối với Bộ tổng tư lệnh tối cao của Hitler.

Ngay trước khi Đức tấn công Kavkaz Stalin để đề phòng sự nổi dậy theo quân Đức tại hậu tuyến Xô Viết của một số tộc người chống Xô Viết như người Thổ và người Chechens Kavkaz, người Tartar Crimea, nên đã ra lệnh di cư cưỡng bức các tộc người này sang Trung Á, chỉ sau khi Stalin chết họ mới quay về quê hương bản quán. Các vấn đề sắc tộc này luôn gay gắt cho Liên Xô và Nga sau này và cũng là một nguyên nhân căm thù sắc tộc sâu sắc gây nên cuộc chiến tranh Chesnia đang tiếp diễn hiện nay.

[sửa] Trận Stalingrad
Xem chi tiết: Trận Stalingrad

Từ 22 tháng 6 đến 6 tháng 7 năm 1942 quân Đức mở đầu tấn công lớn tại phía nam chiến trường bằng trận Voronezh: tập đoàn quân xe tăng số 4 của Hermann Hoth đánh tan và đẩy lùi lực lượng của phương diện quân Tây Nam và phương diện quân Voronezh, chiếm Voronezh. Quân Đức đã đánh thủng được phòng tuyến Sông Đông của quân đội Xô Viết tiến đến bờ sông Đông loại bỏ được mối nguy hiểm bị Hồng quân đánh vào sườn trái từ bàn đạp này.

Bắt đầu từ đầu tháng 7 năm 1942 cụm tập đoàn quân B của Đức với lực lượng chủ lực là tập đoàn quân dã chiến số 6 của đại tướng Paulus phát triển tấn công ào ạt tại vùng trung lưu Sông Đông về phía đông hàng trăm km hướng đến phía sông Volga. Ngày 17 tháng 7 năm 1942 các đơn vị tiên phong của Tập đoàn quân số 6 Đức đã giao chiến với các đơn vị phòng thủ Stalingrad tại tuyến phòng thủ sông Chir và sông Shimla trận đánh lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến bắt đầu. Ban đầu phía Đức chỉ có 13 sư đoàn với 27 vạn quân, đến đỉnh điểm trận đánh Đức đã huy động vào đây 80 sư đoàn, phía Liên Xô cũng điều quân dự bị đến, chiến trường Stalingrad trở thành trọng tâm của mặt trận: có vài triệu quân cả hai bên tham chiến quy mô vượt cả trận Moskva.

Lại một lần nữa người Nga kêu gọi "Tổ quốc lâm nguy". Một mặt Bộ tổng chỉ huy Xô Viết liên tiếp ném thêm các đơn vị mới thành lập vào chiến đấu để hãm đà tiến công của địch, mặt khác áp dụng mệnh lệnh "Không lùi một bước". Các công tác Đảng và chính trị được thi hành tại chiến hào để nâng cao tinh thần cho binh sĩ và kỷ luật được siết chặt: bất cứ một chiến sĩ, sĩ quan nào rút lui mà không có mệnh lệnh bằng văn bản đều bị xử bắn ngay tại trận.

Để ngăn chặn tập đoàn quân số 6 của địch đang tiến đến Stalingrad từ phía tây và tây bắc, phía Xô Viết cho thành lập Phương diện quân Stalingrad từ (28 tháng 9 đổi tên thành phương diện quân Sông Đông) gồm 3 tập đoàn quân 21, 62, 63. Để chống lại tập đoàn quân xe tăng số 4 của đức tấn công từ phía nam và tây nam Hồng quân cho thành lập phương diện quân Đông Nam (từ 28 tháng 9 đổi tên thành phương diện quân Stalingrad) gồm các phương diện quân 51, 57, 64. Hai phương diện quân Xô Viết này vừa chống đỡ và lùi dần về phía thành phố ngăn không cho quân Đức ào tới bờ sông Volga.

Sư đoàn 13 cận vệ, tập đoàn quân số 62 Xô Viết đang đánh nhau trong Stalingrad đổ nát
Sư đoàn 13 cận vệ, tập đoàn quân số 62 Xô Viết đang đánh nhau trong Stalingrad đổ nát

Trong thời gian từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9, chiến sự đặc biệt ác liệt và đẫm máu cả trên mặt đất và trên không: cả hai bên đã chiến đấu hết sức dũng cảm và quên mình. Quân Đức một mặt theo lệnh của Führer (Lãnh tụ, tức Hitler) phải chiếm bằng được thành phố mang tên Stalin biểu tượng của quân thù, mặt khác họ hiểu được tầm quan trọng phải chiếm thành phố làm chỗ trú chân cho mùa đông đang đến gần. Quân Đức tiến công rất mãnh liệt và dũng cảm. Quân đội Xô viết cũng tử thủ rất anh hùng và kiên cường vì sau lưng họ là sông Volga, không còn lùi đi đâu được nữa. Cuộc chiến ở đây là đỉnh cao không khoan nhượng hai bên đều không chấp nhận bắt tù binh.

Ngày 23 tháng 8 sau khi tập đoàn quân 6 Đức đột phá được tới bờ sông Volga ở phía bắc thành phố, tình thế của quân phòng thủ tưởng như hết hy vọng. Họ đã bị bao vây tất cả các phía, mà sau lưng là sông lớn Volga nhưng tập đoàn quân 62 và 64 Hồng quân vẫn đứng vững, hơn nữa bắt đầu từ giữa tháng 9 quân Đức đã đi được vào thành phố, quân đội Xô Viết tiếp tục phòng thủ quên mình trong thành phố. Từng ngôi nhà, từng tầng hầm để chiếm đươc đều phải đánh nhau đẫm máu giành đi giật lại nhiều lần, các bên giành giật từng tấc đất. Đồng thời Liên Xô liên tục tiếp viện cho quân phòng thủ từ phía Volga: các đơn vị liên tiếp được đưa vào chiến đấu, cho dù vượt sông vào thành phố đi liền với thương vong rất lớn. Trong trận đánh phòng thủ Stalingrad, nổi bật nhất là tập đoàn quân 62 – Tư lệnh: Trung tướng Vasily Ivanovich Chuikov của phương diện quân Stalingrad. Đơn vị này đã đứng vững trong thành phố xen kẽ với quân Đức, bảo vệ từng căn phòng, từng góc phố đã bị hoàn toàn phá huỷ. Ngày 15 tháng 10 quân Đức ngay trong thành phố đột phá tới sông Volga tại phía nam nhà máy Baricada, nhưng cũng chính vào lúc này sức mạnh tiến công của tập đoàn quân 6 đã cạn kiệt. Chiến sự đi vào ổn định - quân Đức đã đi quá xa nguồn tiếp tế của mình và việc đánh nhau trong thành phố đã làm quân Đức đã mất hết lợi thế tấn công cơ động và hoả lực.

Việc đánh chiếm thành phố vẫn tiếp tục cho đến 18 tháng 11 năm 1942 nhưng không thành công. Mùa đông khắc nghiệt của nước Nga đã đến, quân Đức đã bị sa lầy - họ không thể chiếm thành phố mà mùa đông đã tới, với lại họ ở quá xa các lực lượng tiếp ứng của mình. Tình hình quân Đức thực sự đã nguy ngập chí ít thì cũng báo hiệu cái gì đó như mùa đông năm 1941.

Sơ đồ phản công Stalingrad
Sơ đồ phản công Stalingrad

Trong khi phía Đức đang sa lầy trong việc chiếm thành phố thì Hồng quân đã tập trung một lực lượng lớn sẵn sàng phản công. Kế hoạch tấn công đã được Bộ tổng tư lệnh quân đội Xô Viết soạn thảo kỹ lưỡng có tính đến những kinh nghiệm xương máu của hơn một năm thất thế của quân đội Xô Viết. Trong việc soạn thảo kế hoạch này có dấu ấn cá nhân rất lớn của Đại tướng Georgi Konstantinovich Zhukov và thượng tướng Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky. Và lần này, cũng như mùa đông 1941 trong trận phản công tại Moskva, các lực lượng nòng cốt để phản công lại là các sư đoàn mới tinh, giàu sức sống của các quân khu Siberi và Viễn Đông đươc điều tới. Ngày 19 tháng 11 năm 1942, quân đội Xô viết tổng phản công bằng hai mũi thọc sâu bằng xe tăng kết hợp cùng bộ binh cơ giới đánh vào hai sườn của tập đoàn quân số 6 của Paulus. Việc lựa chọn điểm đột kích cũng rất hợp lý: đánh vào các vị trí bố phòng của các đơn vị Hungary, Ý và Romania là các đơn vị có sức chiến đấu và tinh thần kém xa so với quân Đức. Chỉ sau 3 đến 4 ngày tiến công, các lực lượng Xô Viết đã gặp nhau tại khu vực Kalach và đã hợp vây hoàn toàn tập đoàn quân này. Có khoảng 330.000 quân Đức của 22 sư đoàn thuộc tập đoàn quân số 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức đã rơi vào vòng vây siết chặt.

Đồng thời với vòng vây phía trong, quân đội Xô Viết cũng thành lập luôn vòng vây phía ngoài sẵn sàng đánh quân giải cứu. Adolf Hitler ra lệnh cho tư lệnh cụm tập đoàn quân "Sông Đông" mới thành lập của Thống chế Erich von Manstein, bằng mọi cách giải vây cho tập đoàn quân số 6. Mọi nỗ lực giải vây của Bộ chỉ huy Đức đều thất bại. Các mũi xe tăng Đức gặp phải vòng vây bên ngoài rất rắn chắc và linh hoạt của đối phương và đã không thể gặp được quân bị vây dù chỉ còn cách 40-45 km, đồng thời Liên Xô phát động các chiến dịch tấn công tại các mặt trận khác để thu hút lực lượng dự bị của Đức. Phía bên trong vòng vây tập đoàn quân số 6 của quân Đức đã từ chối tối hậu thư đầu hàng, tuy kháng cự dũng cảm nhưng thiếu tiếp tế, bị cô lập lại bị đối phương chia nhỏ thành hai mảnh không liên lạc được với nhau nên sức yếu dần bị tiêu diệt gần hết. Đến 2 tháng 2 năm 1943 bộ phận còn lại đã đầu hàng. Thống chế Paulus và gần 10 vạn lính Đức bị bắt làm tù binh.

Đây đã là bước ngoặt của chiến tranh khoảng một triệu quân Đức đã bị mất trong một trận đánh tiêu diệt lớn, không còn ai còn nghi ngờ vào chiến thắng cuối cùng của Liên Xô nữa.

Sau khi bao vây và tiêu diệt được khối quân Đức tại Stalingrad cuộc tấn công của Hồng quân phát triển thành tổng tấn công trên toàn mặt trận Xô – Đức trong các tháng đông – xuân 1942 – 1943. Lại một lần nữa quyền chủ động tấn công chiến lược lại về tay quân đội Xô Viết.

[sửa] Năm 1943: bước ngoặt của chiến tranh

Sau trận Stalingrad so sánh lực lượng đã nghiêng hẳn về phía Hồng quân cả về số lượng lẫn chất lượng:

  • Quân số Hồng quân không ngừng được tăng cường. Nhờ dân số đông, lãnh thổ lớn, Liên Xô không gặp khó khăn trong việc huy động thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự. Trong khi đó để duy trì quân số hàng triệu người cho cuộc chiến có tốc độ sát thương quá cao, Đức Quốc Xã trong những năm cuối chiến tranh đã phải mở rộng độ tuổi nghĩa vụ quân sự đến 45 tuổi. Và vào cuối chiến tranh, Đức đã không còn đủ nhân lực phải huy động cả thiếu niên đi chiến đấu. Điều này làm cho không những số lượng mà chất lượng binh sỹ của quân Đức trong những năm cuối chiến tranh giảm sút rất trầm trọng.
Máy bay cường kích IL-2 của Liên Xô - sát thủ của các đoàn xe tăng Đức
Máy bay cường kích IL-2 của Liên Xô - sát thủ của các đoàn xe tăng Đức
Xe tăng T-34 của Liên Xô
Xe tăng T-34 của Liên Xô
  • Nền công nghiệp chiến tranh của Xô Viết từ giữa năm 1942 đã ổn định và phát triển rất nhanh, mạnh tại miền đất nước bên kia dãy Ural đã cung cấp cho quân đội số lượng vũ khí ngày càng nhiều với số lượng vượt xa mức vũ trang của quân Đức. Nhiều loại vũ khí mới của Liên Xô so với Đức cũng vượt trội về tính năng chiến đấu như các loại xe tăng hạng trung, hạng nặng T-34, KV (Kirovets), IS (Iosiv Stalin), các loại máy bay tiêm kích, cường kích như IAK, LA, IL, và các loại pháo binh... Khi đã có số lượng lớn vũ khí để đáp ứng các nhu cầu tác chiến hiện đại quân đội Xô Viết cũng tổ chức thành các tập đoàn quân không quân, tập đoàn quân xe tăng và cơ giới lớn và các tập đoàn quân binh chủng hợp thành.
  • Trình độ tác chiến của sỹ quan, binh lính của Xô Viết đã trưởng thành trên cơ sở kinh nghiệm xương máu của thất bại và thành công, kết hợp cùng với các tinh hoa quân sự học được của đối phương. Các sỹ quan, tướng lĩnh Hồng quân đã nắm vững các vấn đề cơ bản của chiến tranh hiện đại như chiến dịch không quân tranh đoạt và duy trì quyền làm chủ trên không; tác chiến phối hợp quân, binh chủng không quân – pháo binh – bộ binh – thiết giáp; chiến dịch tấn công chiều sâu; chiến dịch phòng ngự chiều sâu; hậu cần trong các chiến dịch tấn công và phòng ngự...
  • Binh lính Hồng quân đã từng trải qua các giai đoạn khó khăn nhất của thất bại nay chiến đấu ở thế mạnh lại càng tự tin tinh thần chiến đấu, kỷ luật rất cao.

Từ năm 1943 và về sau quân đội Xô Viết đã khác xa về chất so với những năm đầu chiến tranh: Hồng quân có số lượng đông đảo, trang bị hiện đại, trình độ tổ chức hoàn hảo, kỷ luật và tinh thần chiến đấu rất cao. Những thay đổi về chất này đã đảm bảo bước ngoặt cho chiến tranh giành quyền làm chủ chiến trường về phía Hồng quân. Từ năm 1943 đến cuối chiến tranh, quân đội Xô Viết luôn chiến đấu trong thế mạnh áp đảo đối với quân Đức và tiến tới thắng lợi cuối cùng.

[sửa] Trận Kursk

Xem chi tiết: Trận vòng cung Kursk
Quân Đức chuyển xe tăng đến vòng cung Kursk
Quân Đức chuyển xe tăng đến vòng cung Kursk

Sau trận Stalingrad và đợt tổng tấn công đông – xuân năm 1942 – 1943 của Xô Viết. Bộ chỉ huy tối cao Đức quyết định mùa hè năm 1943 sẽ tổ chức trận đánh tiêu diệt khối chủ lực lớn của Hồng quân để xoay chuyển tình thế giành lại thế chủ động tấn công chiến lược từ tay quân đội Xô Viết, chiến dịch được mang mật danh "Citadel" (pháo đài). Điểm quyết chiến là khu vực trung tâm mặt trận tại vòng cung Kursk vì ở đây hình dạng chiến tuyến mặt trận rất thuận lợi cho một chiến dịch tấn công bao vây: phòng tuyến của quân đội Xô Viết tạo thành một vòng cung lồi ăn sâu về phía quân Đức: có đáy vòng cung là đường nối 3 thành phố Oriol – Kursk – Belgorod. Thành phố Oriol (Орёл) ở phía bắc và Belgorod (Белгород) ở phía nam vòng cung và nằm trong tay quân Đức, còn Kursk (Kypck) là thành phố trung tâm nằm trong lòng hậu phương quân phòng thủ Xô Viết. Quân Đức dự định bằng hai mũi tiến công từ Belgorod và Oriol đánh thẳng đến Kursk cắt khúc lồi vòng cung Kursk, bao vây và tiêu diệt số quân Xô Viết bố trí tại đây.

Cánh quân phía bắc là của cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Đức Günther von Kluge chỉ huy theo kế hoạch sẽ từ Oriol đánh thẳng xuống phía nam theo phương Oriol – Kursk, chiều sâu đột phá khoảng 100 km. Cánh nam là lực lượng của cụm tập đoàn quân Nam do thống chế Erich von Manstein sẽ đánh lên phía bắc theo phương Belgorod – Kursk chiều sâu đột phá khoảng gần 200 km. Các lực lượng quân Đức tại toàn mặt trận là 50 sư đoàn trong đó có 15 sư đoàn xe tăng, tổng cộng khoảng 90 vạn quân, 2.700 xe tăng, 10.000 pháo và súng cối, 2.050 máy bay. Đây là các đơn vị xung kích mạnh nhất của Đức lúc đó tập trung lại. Cánh nam mạnh hơn là mũi tấn công chính có 9 sư đoàn xe tăng thiện chiến và sung sức nhất của Đức trong đó có 3 sư đoàn xe tăng SS – Đầu lâu chết, Adolf Hitler và Đế chế. Do các khúc mắc trong khâu chuẩn bị nên kế hoạch tiến công đã bị lùi lại khoảng 2 tháng và yếu tố bất ngờ đã không còn. Tình báo Xô Viết đã biết trước về ý định và thời điểm tiến công và quân đội Xô Viết đã tích cực phòng bị.

Phía quân đội Xô Viết đối mặt với khối quân cánh bắc của Đức là phương diện quân Trung tâm – tư lệnh: đại tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, đại diện đại bản doanh: nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov); đối mặt với cánh nam của Đức là phương diện quân Voronezh – tư lệnh: đại tướng Nikolai Fyodorovich Vatutin, đại diện đại bản doanh: nguyên soái Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky. trong hậu tuyến phòng ngự có phương diện quân Thảo nguyên của tư lệnh: Thượng tướng Ivan Stepanovich Koniev làm dự bị chiến dịch và để phản công sau này. Số lượng quân đội Xô Viết phòng ngự tại khu vực vòng cung Kursk lên đến khoảng 1,5 triệu binh sĩ khoảng 4.000 xe tăng và các lực lượng pháo binh không quân đều vượt trội so với phía Đức.

Quân đội Xô Viết chủ trương chủ động chuyển sang phòng ngự dựa vào trận tuyến phòng thủ chống tăng có chiều sâu nhiều tầng nhiều lớp bẻ gẫy và tiêu hao mũi nhọn xe tăng thiết giap của đối phương sau đó chuyển sang phản công. Để chống lại lực lượng tiến công của Đức phía Liên Xô đã biến vòng cung Kursk thành một trận địa phòng ngự chống tăng vô cùng kiên cố có nhiều tầng lớp có chiều sâu hơn 100 km dày đặc các vật cản, mìn chống tăng, hàng rào, mìn chống bộ binh và hệ thống liên hoàn các vị trí pháo chống tăng, bộ binh phòng ngự bố trí theo chiều sâu với nhiều tuyến chiến hào. Ngay phía sau là các tập đoàn quân xe tăng và bộ binh cơ giới làm nhiệm vụ dự bị sẵn sàng cơ động trám lỗ bị quân địch chọc thủng.

Bản đồ diễn biến chiến sự trận Kursk từ 4 tháng 7 đến 1 tháng 8 năm 1943
Bản đồ diễn biến chiến sự trận Kursk từ 4 tháng 7 đến 1 tháng 8 năm 1943

Ngày 5 tháng 7 năm 1943 trận đánh bắt đầu: Ngay khi quân Đức còn đang chuẩn bị tấn công, Hồng quân dùng pháo binh cấp tập phủ đầu vào các vị trí bàn đạp tấn công của Đức. Đòn pháo binh phản chuẩn bị này đã rất hiệu quả: quân Đức đã chịu tổn thất rất lớn và phải hoãn tiến công lại nhiều giờ và khi tiến công không còn độ sắc bén vốn có nữa.

Cuộc tiến công của Đức sau đó đã diễn ra rất vất vả không còn sắc nhọn xuyên phá như vốn có của quân đội Đức trước đây nữa. Trong 1 tuần ở cánh bắc của thống chế Kluge chỉ thâm nhập được vào trận địa địch 15-20 km và có chỗ còn bị đối phương phản công đánh bật trở lại. Tại cánh nam quân Đức sắc bén hơn nhưng cũng không tạo nên được đột phá. Sau 1 tuần cũng chỉ tiến sâu được 40-50 km. Cuộc chiến diễn ra rất căng thẳng trên mặt đất và trên không.

Ngày 11 tháng 7 hai phương diện quân Tây và Bryansk của quân đội Xô Viết bắt đầu phản công. Đây là các lực lượng phía bắc tiếp giáp với vòng cung Kursk đe doạ đánh vào sườn trái cánh quân Kluge, cánh Bắc của thống chế Kluge đã ngừng tấn công và chuyển sang phòng ngự. Để tạo đột phá cho chiến dịch và giải gánh nặng cho cánh bắc của thống chế Kluge, ngày 12 tháng 7 quân Đức tung toàn lực xe tăng thiết giáp còn lại vào trận tại cánh nam của thống chế Manstein. Xe tăng Đức đã chọc thủng được phòng thủ của phương diện quân của Vatutin và tiến lên phía Bắc hướng đến Kursk. Đứng trước tình hình quân Đức chọc thủng phòng tuyến, cùng ngày Bộ chỉ huy Xô Viết quyết định tung quân dự bị là tập đoàn quân xe tăng số 5 của tư lệnh: trung tướng Pavel Alekseyevich Rotmistrov và tập đoàn quân cận vệ số 5 của trung tướng Aleksey Semenovich Dzadov của phương diện quân Thảo nguyên vào chiến đấu để vô hiệu hoá mũi xe tăng đang định thọc sâu của quân Đức.

Xe tăng T-34 của Liên Xô đang tời kéo chiếc bị bắn hỏng trong khi trận đánh đang tiếp diễn
Xe tăng T-34 của Liên Xô đang tời kéo chiếc bị bắn hỏng trong khi trận đánh đang tiếp diễn

Các đơn vị xe tăng hai bên lăn xả vào nhau tại làng Prokhorovka trận đánh trở thành trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, trận đấu tăng này có khoảng 1.200 xe tăng và pháo tự hành diệt tăng của 2 phía tham gia đánh nhau hỗn loạn. Đến cuối ngày phía Đức thiệt hại hơn 300 xe tăng và phía Liên Xô khoảng 500 xe nhưng quân Đức đã kiệt sức không còn lực lượng dự bị để có thể phát triển tiến công được nữa. Hơn nữa vào lúc này quân Đồng minh Anh – Mỹ đã đổ bộ vào Ý Hitler buộc phải rút bớt các lực lượng xe tăng sang mặt trận Ý và ra lệnh chấm dứt tấn công tại vòng cung Kursk.

Đến lúc này trận Kursk tuy chưa chấm dứt nhưng phía Đức về cơ bản đã thất bại phải lui về phòng thủ từ bỏ tham vọng giành quyền chủ động tiến công và bao vây tiêu diệt cụm quân Kursk của đối phương. Đến đây bắt đầu giai đoạn phản công của quân đội Xô Viết.

Liên tiếp trong hơn 1 tháng tiếp theo quân đội Đức phải giật gấu vá vai các lực lượng vất vả chống đỡ trước sức tiến công của Hồng quân. Tuy đã bỏ tiến công chuyển sang phòng ngự nhưng quân Đức cũng không đủ lực lượng để chống lại các phương diện quân Xô Viết phản công theo một kế hoạch đã được định trước. Đó là các chiến dịch tấn công mang tên Kutuzov và Rumyantsev với sức mạnh áp đảo đối phương. Lần lượt Belgorod (5 tháng 8), Oriol (5 tháng 8) và cuối cùng 23 tháng 8 quân đội Xô Viết chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ 2, cố đô của Ukraina thì chiến dịch tiến công của họ mới dừng lại. Chấm dứt giai đoạn phản công và cả trận chiến vòng cung Kursk.

Từ nay trở đi quyền chủ động chiến lược đã nằm chắc trong tay quân đội Xô Viết, cho đến cuối chiến tranh chỉ có phía Xô Viết tấn công chiến lược còn Đức quốc Xã bị động chống đỡ cho tới ngày bị đánh bại hoàn toàn.

[sửa] Trận đánh sông Dnepr

Xem chi tiết: Trận đánh sông Dnepr, chiến tranh đường ray

Cuối tháng 8 năm 1943, ngay sau trận Kursk, Hồng quân triển khai chiến dịch tấn công chiến lược tại cánh nam chiến trường Xô – Đức nhằm giải phóng Ukraina đó là trận đánh sông Dnepr.

Trận sông Dnepr tháng 8 – tháng 12, 1943
Trận sông Dnepr tháng 8 – tháng 12, 1943

Về phía Đức, sau thất bại tại Kursk quân đội Đức suy yếu toàn diện, để tránh cho khối liên minh phát xít khỏi tan rã, Hitler ra lệnh bằng mọi giá giữ vững những vùng đất còn lại, trong đó Ukraina là ưu tiên số một. Tại đây quân Đức củng cố tuyến phòng thủ được gọi là "bức tường phía đông" dựa vào đoạn trung lưu và hạ lưu sông Dnepr. Tuyến phòng thủ Dnepr của quân Đức có chiều dài trên 1.400 km từ Navlia ở phía bắc đến Taganrog ở phía nam. Bảo vệ "bức tường phía đông" là lực lượng Đức gồm tập đoàn quân số 2 thuộc cụm tập đoàn quân Trung tâm của thống chế Kluge; và các tập đoàn quân xe tăng số 1, số 4, các tập đoàn quân bộ binh số 6 và số 8 của cụm tập đoàn quân Nam của thống chế Manstein. Tổng cộng quân Đức trong trận sông Dnepr có 62 sư đoàn trong đó 14 sư đoàn xe tăng và cơ giới: khoảng hơn 1,2 triệu quân, 13.000 pháo và súng cối, 2.100 xe tăng và pháo tự hành, 2.100 máy bay.

Để đánh bại tuyến phòng thủ sông Dnepr của Đức, phía Liên Xô huy động lực lượng tới 2,6 triệu quân, hơn 51.200 pháo và súng cối, 2.500 xe tăng và gần 3.000 máy bay của 5 phương diện quân:

  • Phương diện quân Trung tâm của đại tướng Rokossosky tấn công theo hướng Chernigov – Gomel – Narovlia.
  • Phương diện quân Voronezh của đại tướng Vatutin tấn công theo hướng Kiev.
  • Phương diện quân Thảo nguyên của đại tướng Konev tấn công theo hướng Poltava – Kremenchug
  • Phương diện quân Tây Nam của đại tướng Malinovsky theo hướng Dnepropetrovsk.
  • Phương diện quân Nam của thượng tướng Tolbukhin theo hướng Melitopol – Crimea.

Với ưu thế áp đảo về mọi mặt, cuối tháng 8 năm 1943, cả 5 phương diện quân Xô Viết tấn công đồng loạt trên diện rộng từ Navlia đến Taganrog trên một mặt trận dài 1.400 km. Tuy quân Đức chống cự rất ác liệt nhưng không đủ lực lượng để có thể cản nổi cuộc tấn công. Bộ tổng chỉ huy Đức ngày 15 tháng 9 năm 1943 phải ra lệnh rút toàn bộ lực lượng sang bờ phải sông Dnepr dựa vào "bức tường phía đông" để cố giữ phần đất Ukraina bên bờ phải con sông cùng phần đất sát Biển Đen và bán đảo Crimea, lấy con sông lớn Dnepr làm tuyến phòng thủ.

15 tháng 9 năm 1943 trong thời gian diễn ra chiến dịch Dnepr: Tổng hành dinh Đức: Hitler và thống chế Manstein tư lệnh phòng tuyến Dnepr (ngoài cùng bên trái) đang thảo luận tình hình mặt trận
15 tháng 9 năm 1943 trong thời gian diễn ra chiến dịch Dnepr: Tổng hành dinh Đức: Hitler và thống chế Manstein tư lệnh phòng tuyến Dnepr (ngoài cùng bên trái) đang thảo luận tình hình mặt trận

Trận đánh sông Dnepr bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Để không cho đối phương có thời gian kịp củng cố, Hồng quân ào ạt vượt sông trong hành tiến trên toàn mặt trận dài hơn 700 km: các đơn vị phát huy tất cả các phương tiện vượt sông có thể. Đến cuối tháng 9 Hồng quân đã chiếm hàng chục điểm bàn đạp trên bờ phải sông Dnepr. Trong tháng 9, tháng 10 năm 1943 là các trận đánh đẫm máu nhằm thủ tiêu và mở rộng bàn đạp trên sông Dnepr: quân Đức tập trung mọi lực lượng cố gắng đẩy quân đội Xô Viết xuống sông. Các trận đánh giành giật các bàn đạp rất ác liệt, phía Hồng quân tuy với thương vong rất nặng nề vẫn giữ và bành trướng được bàn đạp bên phía bờ phải con sông.

Đến đầu tháng 11 khi đã tích luỹ đủ lực lượng trên các bàn đạp tấn công bên bờ phải, phương diện quân Ukraina 1 (trước đây là phương diện quân Voronezh) của đại tướng Vatutin bắt tấn công đánh chiếm Kiev thủ đô Ukraina (xem chiến dịch tấn công Kiev, 1943). Ngày 6 tháng 11 năm 1943 Hồng quân chiếm Kiev và phát triển tấn công về phía Gitomir. Nhưng ngay sau đó, từ 8 tháng 11 và đến tận cuối tháng 12 năm 1943 quân Đức tăng cường các đơn vị xe tăng từ các mặt trận khác cho tập đoàn quân xe tăng số 4 và phản công mạnh mẽ vào sườn phía nam của phương diện quân Vatutin và định tấn công chiếm lại Kiev. Phương diện quân Vatutin phải chuyển sang phòng ngự và lui về phòng thủ Kiev, phía Liên Xô tăng cường quân dự bị và cuối cùng đã chặn đứng cuộc phản công của tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức.

Đến cuối tháng 12 năm 1943 trận đánh sông Dnepr đã kết thúc Hồng quân đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ phía bờ trái, đã đứng vững chân chiếm một vùng rộng vài trăm km, sâu hơn 100 km bên bờ phải sông Dnepr trong đó có Kiev thủ đô Ukraina, đã cắt rời và cô lập lực lượng Đức tại Crimea. Đây là lần đầu tiên một chiến dịch tổng tấn công chiến lược rất lớn vào mùa hè của Xô Viết đã thắng lợi. Với thắng lợi của trận sông Dnepr thì việc quân Đức mất toàn bộ Ukraina và Crimea vào tay Xô Viết chỉ còn là vấn đề thời gian ngắn.

[sửa] Năm 1944: mặt trận phía đông của Đức sụp đổ

Phần Lan ra khỏi chiến tranh đại diện quân sự Liên Xô và Phần Lan ký kết biên bản Phần Lan trao một đoạn biên giới cho Liên Xô
Phần Lan ra khỏi chiến tranh đại diện quân sự Liên Xô và Phần Lan ký kết biên bản Phần Lan trao một đoạn biên giới cho Liên Xô

Cho đến đầu tháng giêng năm 1944 quân Đức vẫn còn chiếm đóng các vùng lãnh thổ Liên Xô là ba nước cộng hoà Baltic, phần lớn lãnh thổ Belorussia và Ukraina, Moldavia, Crimea, Karelia các tỉnh Kalinin và Leningrad. quân số của phía Đức trên chiến trường phía đông còn khoảng hơn 5 triệu quân gồm 198 sư đoàn Đức, gần 55.000 đại bác và súng cối, 5.400 xe tăng và pháo tự hành, hơn 3.000 máy bay, chưa kể các lực lượng của đồng minh Ý, Hungary, Romania, Phần Lan. Mặc dù đây vẫn là một lực lượng rất hùng hậu nhưng so sánh lực lượng trên chiến trường đã xấu đi nghiêm trọng cho phía Đức. Các thất bại của Đức trên chiến trường làm trầm trọng thêm tình hình chính trị tại bản thân nước Đức Quốc Xã cũng như tại các nước đồng minh của Đức. Mặc dù với những nỗ lực rất to lớn, sản xuất quốc phòng của Đức tiếp tục tăng trưởng cho đến tận tháng 7 năm 1944 nhưng toàn bộ nền kinh tế đã sa vào những khó khăn không thể giải quyết nổi. Đặc biệt Đức gặp khó khăn rất lớn với vấn đề nhân lực: chỉ riêng trong thời gian từ tháng 6 năm 1943 đến tháng giêng năm 1944 phía Đức đã mất hơn 1,2 triệu binh lính và sỹ quan có kinh nghiệm chiến đấu, đến đầu tháng giêng năm 1944, tổng động viên của Đức chỉ thay thế được cho dưới 3/4 con số này nhưng với chất lượng chiến đấu kém xa.

Phía quân đội Xô Viết cho đến tháng giêng năm 1944 có quân số trên 6,3 triệu quân, 83.600 đại bác và súng cối, 10.200 máy bay chiến đấu, 5.300 xe tăng và pháo tự hành. Ưu thế của Hồng quân càng ngày càng áp đảo và Liên Xô hoàn toàn có thể một mình đánh thắng được liên minh phát xít của Đức Quốc Xã trên chiến trường châu Âu.

Từ tháng 12 năm 1943 đến tháng 6 năm 1944 chiến trường chính vẫn là cánh nam mặt trận. Nối tiếp trận đánh sông Dnepr, quân đội Xô Viết phát động một loạt chiến dịch tấn công bên bờ phải sông Dnepr đó là các chiến dịch Zhitomir-Berdichev, chiến dịch Kirovograd, Korsun-shevchenkovskaia, Rovno-Lusk, Nikopolsko-Krivorog, Proskurovsko-Chernovisk, Umansko-Botoshanskaia, Bereznegovato-Snigirevskaia, Poleskaia và chiến dịch Odessa. Các chiến dịch tấn công này diễn ra trên mặt trận rộng 1.300 đến 1.400 km và đều thắng lợi ở các mức độ khác nhau, đã đánh tan các lực lượng đối kháng của Đức và đồng minh tại cánh nam chiến trường. Hồng quân đã giải phóng hầu hết Ukraina, đã đến được chân dãy núi Karpat và thâm nhập Romania.

Tại các khu vực khác của chiến trường Xô – Đức chiến dịch Leningrad-Novgorod đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Leningrad và một phần tỉnh Kalinin, trong mùa xuân năm 1944 toàn bộ bán đảo Crimea đã về tay quân đội Xô Viết.

Ngày 6 tháng 6 năm 1944 liên quân đồng minh chống phát xít Hoa Kỳ – Anh – Pháp tự do – Canada đã tiến hành chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử nhân loại vào Normandia miền bắc nước Pháp để mở mặt trận thứ hai. Tình hình của nước Đức Quốc Xã đã xấu lại càng xấu hơn: từ nay quân đội Đức bị kẹp giữa hai mặt trận không còn có thể tự do điều lực lượng dự bị từ phía tây sang phía đông như trong các năm trước đây nữa và quân số Đức không thể đủ để căng ra trên hai mặt trận. Nước Đức đứng trước triển vọng bại trận mau chóng.

[sửa] Chiến dịch Bagrachion

Ngày 22 tháng 6 năm 1944 Quân đội Xô Viết mở đầu đợt tấn công mùa hè bằng chiến dịch Belorussia hay còn gọi là chiến dịch Bagrachion đây là chiến dịch đã giải phóng hoàn toàn Belorussia, một phần đáng kể đất đai ba nước cộng hoà Baltic, đông bắc Ba Lan và tiến đến tận Đông Phổ. Chiến dịch này được coi là chiến thắng lớn nhất của Hồng quân trong chiến tranh đã tiêu diệt gần hết khối quân mạnh nhất của Đức là cụm tập đoàn quân Trung tâm.

Cụm Tập đoàn quân Trung tâm dưới quyền thống chế Ernst Busch từ 28 tháng 6, 1944 là thống chế Walther Model gồm tập đoàn quân xe tăng số 3, các tập đoàn quân dã chiến số 2, số 4 và số 9 tổng cộng 34 sư đoàn gồm 80 vạn quân, tuy rất mạnh và phòng thủ trên khu vực phòng ngự kiên cố được chuẩn bị từ lâu năm với các lợi thế phòng thủ đáng kể, nhưng từ khi cụm tập đoàn quân Nam của Đức thua trận lùi sâu về phía tây sau các chiến dịch tấn công của Liên Xô kể từ trận đánh sông Dnepr sườn phía nam của cụm Trung tâm đã không còn được che chắn và hình thế chiếm đóng của cụm quân này trở nên bất lợi.

Để chống lại hệ thống phòng ngự của cụm tập đoàn quân Trung tâm, phía Liên Xô huy động 4 phương diện quân là các phương diện quân Belorusia 1 của đại tướng K.K. Rokossovsky, phương diện quân Belorussia 2 của thượng tướng G.F. Zakharov, phương diện quân Belorussia 3 của đại tướng I.V. Chernyakhovsky và phương diện quân Baltic 1 của đại tướng I.K. Bagramian với 2 tập đoàn quân xe tăng, 12 quân đoàn xe tăng độc lập, 20 tập đoàn quân, tổng cộng 166 sư đoàn với 2,4 triệu quân và các lực lượng xe tăng, pháo binhkhông quân đều áp đảo quân Đức. Trái với dự tính của Bộ chỉ huy tối cao Đức sẽ chờ cuộc tấn công lớn của Xô Viết tại phía nam chiến trường tại Ukraina hoặc Moldavia, cuộc tấn công chiến lược của Liên Xô đã diễn ra tại trung tâm mặt trận là Belorussia.

Trong 12 ngày từ 22 tháng 6 đến 4 tháng 7 năm 1944, các phương diện quân Xô Viết chia thành 6 mũi đồng loạt tấn công bao vây các khối quân Đức tại ngoại vi tuyến phòng thủ tại Moghilev, Vitebsk và đặc biệt tại "cái túi" Bobruisk. Quân Đức liên tiếp rơi vào các vòng vây và mau chóng bị tiêu diệt. Sau đó Hồng quân phát triển tấn công cơ động bằng hai mũi xe tăng thiết giáp mạnh từ phương diện quân Belorussia 1 của Rokossovsky và phương diện quân Belorussia 3 của Chernyakhovsky, các tập đoàn quân xe tăng Xô Viết đã hợp vây tại Minsk. Ngày 3 tháng 7 thủ đô Minsk của Belorussia thất thủ, các lực lượng của cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức rơi vào vòng vây rất lớn tại phía đông thành phố Minsk. Đến 11 tháng 7 năm 1944 khối quân Đức bị bao vây tại đây đã bị tiêu diệt, hơn 10 vạn quân Đức bị bắt.

Tù binh Đức tại chiến dịch Belorussia, được đưa về giải đi trên đường phố Moskva
Tù binh Đức tại chiến dịch Belorussia, được đưa về giải đi trên đường phố Moskva

Trong tháng 7 và tháng 8 Hồng quân phát triển tấn công trên diện rộng truy đuổi các đơn vị Đức đã bị đánh tan và đang rút chạy, các nỗ lực của Bộ chỉ huy Đức trám lỗ hổng phòng ngự rộng đến 400 km đều bị đánh bại. Hồng quân giải phóng phần lớn lãnh thổ các nước cộng hoà Baltic, toàn bộ lãnh thổ Belorussia và tiến sâu vào Ba Lan cho đến tuyến sông Wisla và tiếp cận với lãnh thổ Đức tại Đông Phổ. Quân đội Xô Viết đã vào cửa ngõ đất Đức.

Ngày 1 tháng 8 năm 1944, chính phủ kháng chiến Ba Lan tại London vốn mâu thuẫn sâu sắc với Liên Xô, đã tổ chức khởi nghĩa tại thủ đô Warszawa sau lưng quân Đức với dự tính khi Hồng quân tiến vào thủ đô Ba Lan thì tại đó đã có chủ, đặt Liên Xô trước thực tế phải công nhận chính phủ này. Trái với dự tính của những người khởi nghĩa, quân đội Xô Viết bất động tại hướng Warszawa không vượt sông wisla để tiếp ứng. Cuộc khởi nghĩa đã bị quân Đức đàn áp cực kỳ khốc liệt ngoài hàng vạn số quân khởi nghĩa bị chết, bị thương, bị bắt, quân SS thẳng tay tàn sát người Ba Lan giết hại 25 vạn dân và phá san bằng thủ đô Warszawa.

Cuộc tấn công của Hồng quân phát triển đến 29 tháng 8 năm 1944 và chỉ dừng lại khi đã đi quá xa lực lượng hậu cần. Quân đội Xô Viết đã tiến sâu được 500 – 600 km với diện rộng 1.100 km đã tiêu diệt hoàn toàn 17 sư đoàn và 3 lữ đoàn Đức, gây tổn thất trên 50% biên chế cho 50 sư đoàn khác. Cuộc tấn công này của Hồng quân đã tạo điều kiện để triển khai tiếp các đòn tấn công liên hoàn tại phía nam và phía bắc chiến trường Xô – Đức và đến cuối năm 1944 đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Xô Viết và bắt đầu quá trình giải phóng Đông Âu.

[sửa] Liên Xô giải phóng toàn bộ lãnh thổ

Với thất bại rất to lớn ngay từ những ngày đầu tiên của chiến dịch Bagrachion, mặt trận của Đức tại lãnh thổ Xô Viết đã hoàn toàn mất độ vững chắc ổn định. Nhân đà thắng lợi tại Belorussia khi các lực lượng Đức bị hút về chiến trường này, ngay trong khi trận Belorussia đang diễn ra, phía Xô Viết phát động liên tiếp các đòn tấn công chiến lược nữa tại cánh nam và cánh bắc chiến trường Xô – Đức, đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Xô Viết, loại các đồng minh của Đức ra khỏi chiến tranh, và mở rộng đường tiến vào Đông Âu đó là các chiến dịch Lvov-Sandomir, Yass-Kishinev tại phía nam chiến trường, chiến dịch Baltic tại vùng ba nước cộng hoà Baltic, chiến dịch Viborg-Petrozavodsk và Petsamo-kirken tại dải đất Karelia.

  • Chiến dịch Lvov – Sandomir từ 13 tháng 7 đến 29 tháng 8 năm 1944 do phương diện quân Ukraina 1 của nguyên soái Xô Viết I.V. Konev với lực lượng 2 tập đoàn quân xe tăng, 7 tập đoàn quân bộ binh, tổng cộng: 1,1 triệu quân, 2.000 xe tăng, 3.250 máy bay và pháo binh 16.100 khẩu, đã đánh tan cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina của đại tướng Đức Josef Harpe với 90 vạn quân, 900 xe tăng, 700 máy bay, 6.300 đại bác và súng cối.
    Sau các trận đánh rất ác liệt, Hồng quân chọc thủng tuyến phòng thủ Đức tại Ternopol và phát triển tấn công bao vây, tiêu diệt 8 sư đoàn Đức tại Broda. Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina của Đức bị đánh tan, bị tách thành hai mảnh và bị giải tán: một bộ phận rút lui về phía Ba Lan vượt sông Wisla và phần thứ hai chạy sâu về phía Karpat vào lãnh thổ Romania. Phương diện quân Konev tách một bộ phận thành phương diện quân Ukraina 4 giao cho đại tướng I.E. Petrov truy kích theo hướng Karpat, còn phương diện quân Ukraina 1 tiếp tục tấn công vào Ba Lan về phía sông Wisla và đã vượt sông tạo bàn đạp trên bờ tây tại hướng Sandomir. Quân Đức tại mặt trận Wisla tăng cường quân dự bị, phản công mãnh liệt để thủ tiêu bàn đạp quyết hất Hồng quân xuống sông. Sau các trận đánh rất dữ dội phương diện quân Konev vẫn giữ và bánh trướng được bàn đạp Sandomir. Cuối tháng tám chiến sự đi đến lắng dịu và ngày 29 tháng 8, 1944 thì chiến dịch chấm dứt.
    Chiến dịch Lvov – Sandomir đã giải phóng hoàn toàn phần đất Ukraina còn lại trong tay Đức Quốc Xã đuổi xa đối phương vào Romania và Ba Lan, đã giải phóng đông nam Ba Lan và Hồng quân đã đứng vững chân trên bờ tây con sông Wisla.
Bộ binh và xe tăng Xô Viết tấn công, Romania 1944
Bộ binh và xe tăng Xô Viết tấn công, Romania 1944
  • Chiến dịch Yass – Kishinev từ 20 đến 29 tháng 8 năm 1944: là chiến dịch thắng lợi rất to lớn của Hồng quân với hiệu suất chiến đấu rất cao chỉ trong 9 ngày hai phương diện quân Ukraina 2 của đại tướng Malinovsky và Ukraina 3 của đại tướng Tolbukhin tổng cộng 1,2 triệu quân 16.000 đại bác và súng cối, 1.870 xe tăng, 2.200 máy bay đã tiêu diệt hoàn toàn cụm tập đoàn quân Nam Ukraina của liên quân Đức – Romania dưới quyền chỉ huy của đại tướng Johannes Friesner với 47 sư đoàn, 5 lữ đoàn tổng cộng 90 vạn quân, 7.600 đại bác và súng cối, 400 xe tăng, 800 máy bay. Đây là một trong những trận đánh mà số thương vong của quân Đức cao gấp nhiều lần của đối phương. Hồng quân bắt gần 30 vạn tù binh, giải phóng hoàn toàn Moldavia, quân đội Xô Viết ào ạt kéo vào Romania đập tan lực lượng vũ trang nước này, phát động cách mạng thân Xô Viết, đã loại Romania ra khỏi khối trục và quay lại tuyên chiến chống Đức.
    Chiến dịch này đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô tại cánh nam chiến trường Xô – Đức và mở rộng đường cho quân đội Xô viết tiến vào Balcan và Hungary.
  • Chiến dịch Baltic từ 14 tháng 9 đến 24 tháng 11, 1944: Là chiến dịch giải phóng phần đất cuối cùng của Liên Xô. Trong chiến dịch này các phương diện quân Baltic 1 của đại tướng I.C. Bagramian, Baltic 2 của đại tướng A.I. Eremenko, Baltic 3 của đại tướng I.I. Maslenikov cùng phương diện quân Leningrad – nguyên soái L.A. Govorov với lực lượng 90 vạn quân, 17.500 khẩu pháo, 3.080 xe tăng, 2.640 máy bay với sức mạnh áp đảo tổng tấn công cụm tập đoàn quân Bắc của Đức vốn đã bị nén chặt về phía biển Baltic sau chiến dịch Belorussia. Lực lượng Đức của cụm tập đoàn quân Bắc tại chiến dịch này gồm 73 vạn quân, 7000 đại bác và súng cối, 1.200 xe tăng và pháo tự hành phòng thủ trên địa bàn thuận lợi đã được chuẩn bị từ lâu.
    Quân Đội Xô Viết tấn công trên diện rộng theo hướng Bắc Nam định hất cụm tập đoàn quân Bắc của Đức xuống biển. Hồng quân đã cắt rời cụm tập đoàn quân Bắc khỏi Đông Phổ. Dưới áp lực tấn công quá lớn của Hồng quân lại không còn đất để lùi, cụm quân Đức phải bỏ hết đất đai lui về cố thủ mũi đất Courland tại phía Bắc Latvia. Tại đây mật độ phòng thủ của Đức đã trở nên đậm đặc và cụm này đã bị cô lập hoàn toàn không còn ý nghĩa chiến lược gì nữa nên quân đội Xô Viết để tiết kiệm binh lực đã dừng tấn công và giam chặt khối quân này tại Courland cho đến hết chiến tranh.

Các chiến dịch Belorussia, Lvov – Sandomir, Yass – Kishinev và Baltic diễn ra trong nửa cuối năm 1944 cùng với các tấn công tại dải đất Karelia đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Liên Xô (chỉ còn lại mũi đất Courland tại bắc Latvia). Hồng quân đã mở đường vào bắc Na Uy, Hungary, ÁoTiệp Khắc và loại khỏi vòng chiến các đồng minh của Đức Quốc Xã là Phần LanRomaniaBulgaria. Khối đồng minh phát xít sụp đổ.

[sửa] Năm 1945: Đức Quốc Xã thua trận

Xem chi tiết: Âm mưu ám sát Hitler, 20 tháng 7 năm 1944; Chiến dịch Đông Phổ; Chiến dịch đông Pomerania; Chiến dịch Ardennes; Chiến dịch Budapest, chiến dịch Wien; chiến dịch Wisla-Oder; Chiến dịch Berlin.

Năm 1945, Đế chế III bước vào cơn hấp hối thật sự. Nền kinh tế và công nghiệp chiến tranh Đức sụp đổ: nhân dân thiếu lương thực trầm trọng, các mục tiêu kinh tế, quốc phòng của Đức bị không quân Đồng minh Anh – Mỹ – Liên Xô tàn phá rất nặng nề không còn cơ hội khôi phục, các nhà máy xí nghiệp Đức do kết quả của tổng động viên đã thiếu trầm trọng các nguồn nhân công có trình độ. Các nỗ lực chiến tranh quá tải trong nhiều năm bây giờ đã phát tác không còn có thể khắc phục nổi nữa. Khi các đồng minh của Đức tan rã và đất đai rơi vào tay đối phương thì các nguồn nguyên liệu cũng không còn, kinh tế và sản xuât quốc phòng của Đức thụt giảm thê thảm. Đặc biệt khi mất Romania thì nguồn dầu mỏ duy nhất nuôi sống quân đội và kinh tế Đức đã bị cắt hoàn toàn. Thiếu vũ khí, thiếu nhiên liệu thì dù quân đội Đức nổi tiếng có kỷ luật, kiên cường cũng không thể kháng cự có hiệu quả.

Sau vụ mưu sát Hitler 20 tháng 7 năm 1944 Hàng ngũ sỹ quan tướng lĩnh cao cấp Đức bị sáo trộn lớn, một bộ phận rất lớn tướng lĩnh Đức tuy không bị truy tố nhưng bị nghi kỵ không được tin dùng. Hitler nghi ngờ quân đội và chỉ tin tưởng lực lượng SS, thậm chí Hitler bổ nhiệm thủ lĩnh SS Reichsführer-SS Himmler làm tư lệnh cụm tập đoàn quân Wisla – giờ đây là lực lượng chủ chốt phòng thủ đế chế – mặc dù nhân vật này chưa từng có chút ít kiến thức hay kinh nghiệm gì để đánh trận. Mâu thuẫn giữa SS và quân đội Đức ngày càng trầm trọng. Quân đội Đức trong năm cuối chiến tranh có chất lượng suy sụp trầm trọng quân số phần nhiều là các lực lượng mới động viên cả người già và thiếu niên từ các tổ chức bán quân sự, huấn luyện kém lại thêm tinh thần chiến đấu xuống thấp, tâm lý chán chường, trong quân đội ai cũng hiểu đế chế đã thua trận. Tuy nhiên với những khó khăn khổng lồ như vậy với sự vô vọng của chiến tranh, cuộc kháng cự kiên cường dữ dội trên chiến trường phía đông đến giờ phút cuối cùng của chiến tranh cho thấy bản lĩnh, tính chuyên nghiệp, lòng trung thành và kỷ luật cực cao của quân đội và người dân Đức.

Ngay bản thân lãnh tụ Hitler trong tình hình khốn quẫn đã mất hết sự sáng suốt của nhà lãnh đạo quốc gia và người cầm quân. Führer cành ngày càng sa vào các cơn kích động thần kinh và các mệnh lệnh chiến đấu càng ngày càng giống với cơn mê sảng: cho đến ngày cuối cùng của Đế chế các mệnh lệnh tấn công, phản công không tưởng của führer vẫn liên tiếp được đưa ra mà không cần biết có khả thi hay không.

Tại mặt trận phía tây, mất Ý, Pháp, Bỉ và với sự thất bại trong các nỗ lực tấn công tuyệt vọng như tại chiến dịch Ardennes quân Đức đã bị nén chặt giữa hai gọng kìm. Mặc dù có mệnh lệnh của Hitler đứng vững tại mọi mảnh đất chống lại mọi kẻ thù, nhưng các tướng lĩnh Đức thấy rõ kết cục đầu hàng không thể tránh khỏi nên có xu hướng kiên quyết tử thủ tại mặt trận phía đông kìm hãm đến mức tối đa tốc độ tiến quân của quân đội Xô Viết, trong khi đó thả lỏng mặt trận phía tây, đến các tháng 3 tháng 4 năm 1945 thì không còn là xu hướng nữa quân Đức mở cửa mặt trận phía tây muốn liên quân Anh – Mỹ – Pháp tiến vào đất Đức càng nhanh càng tốt, trong khi đó chiến sự tại mặt trận phía đông diễn ra cực kỳ ác liệt đến ngày cuối cùng. Thậm chí sau khi đã chính thức đầu hàng, quân Đức tại mặt trận phía đông tiếp tục chiến đấu dữ dội cố gắng chọc thủng vòng vây Xô Viết để chạy sang đầu hàng phía đồng minh Anh – Mỹ – Pháp.

[sửa] Chiến dịch Wisla – Oder

Sau chiến dịch Belorussia mặt trận phía đông hướng Warszawa – Berlin im ắng đến hơn 4 tháng, từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12 năm 1944 cả hai bên không có hành động quân sự tích cực nào. Thời gian tạm nghỉ đã cho phép quân Đức củng cố lại những lỗ thủng phòng ngự và điều quân dự bị tấn công tại mặt trận phía tây (xem chiến dịch Ardennes) và điều quân phản công tại các trận đánh tại Hungary (xem chiến dịch Budapest). Trong thời gian này quân đội Xô Viết đã thi hành một khối lượng công việc khổng lồ để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch tấn công to lớn và liên tục sắp tới để mau chóng đánh bại Đức Quốc Xã. Các phương diện quân Xô Viết được cung cấp đạn dược đủ để tiến hành 4 đến 5 chiến dịch thông thường cho phép Hồng quân tấn công liên tục trên diện rộng cho đến hết chiến tranh.

Từ ngày 12 tháng 1 đến 3 tháng 2 năm 1945 Hồng quân tổ chức chiến dịch Wisla-Oder đây là chiến dịch đánh tan các lực lượng Đức trên hướng phòng thủ Warszawa – Berlin, giải phóng gần hết Ba Lan và đặt sự tồn tại của đế chế III chỉ còn tính từng tuần.

Tổng tư lệnh tối cao Stalin của Liên Xô để tưởng thưởng công lao của nguyên soái Xô Viết Georgy Konstantinovich Zhukov đã đặc biệt ưu ái vị nguyên soái này khi quyết định để Zhukov sẽ nhận được vinh dự đánh chiếm Berlin thủ đô nước Đức: Stalin điều nguyên soái Konstantin Konstantinovich Rokossovsky từ phương diện quân Belorussia 1 – lực lượng sẽ phát triển về hướng Berlin – sang chỉ huy phương diện quân Belorussia 2 để tấn công chiến dịch Đông Pomerania và chiến dịch Đông Phổ. Phương diện quân Belorussia 1 được trao cho nguyên soái G.K. Zhukov. Stalin còn chi tiết vạch tuyến ngăn cách tấn công của phương diện quân Zhukov với phương diện quân Ukraina 1 của nguyên soái I.S. Konev sao cho Berlin nằm trọn trong khu vực tiến quân của nguyên soái Zhukov. Những tế nhị trong quyết định này của tổng tư lệnh tối cao Xô Viết sau này được ba vị nguyên soái Liên Xô đề cập nhiều trong các hồi ký của mình sau chiến tranh.

Tấn công chiến dịch Wisla – Oder là hai phương diện quân chủ đạo của Liên Xô:

  • Tại cánh bắc, Phương diện quân Belorussia 1 tư lệnh nguyên soái G.K. Zhukov gồm : tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và số 2; các quân đoàn xe tăng độc lập số 9 và 11; tập đoàn quân không quân số 16; các tập đoàn quân xung kích số 47, 61, 3 và số 5; tập đoàn quân cận vệ số 8; các tập đoàn quân số 69 và 33; tập đoàn quân Ba Lan số 1 và 2; 2 quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2 và 7;
  • Cánh nam Phương diện quân Ukraina 1 của nguyên soái I.S. Konev: tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 3; tập đoàn quân xe tăng số 4; quân đoàn xe tăng độc lập số 31; tập đoàn quân không quân số 2; tập đoàn quân cận vệ số 3 và 5; các tập đoàn quân số 6, 13, 52, 60, 21, 59; quân đoàn cơ giới cận vệ số 7; quân đoàn kỵ binh số 1.

Tổng cộng hai phương diện quân Zhukov và Konev có 2,2 triệu quân; 33,5 nghìn đại bác và súng cối; 7.000 xe tăng và pháo tự hành; 5.000 máy bay với ưu thế về quân số và vũ khí gấp 4 đến 5 lần đối phương.

Lực lượng Đức phòng thủ tại hướng này là cụm tập đoàn quân A của Đức – tư lệnh đại tướng Josef Harpe (từ 17 tháng 1, 1945 là đại tướng Ferdinand Schörner) đó là các đơn vị: tập đoàn quân xe tăng số 4, tập đoàn quân dã chiến số 9 và 17. Tổng cộng lực lượng Đức có 56 vạn quân, 5.000 đại bác và súng cối, 1.220 xe tăng và pháo tự hành, 630 máy bay. Khu vực phòng thủ của Đức được gia cố rất chắc chắn có 7 giải phòng ngự với chiều sâu từ 300 đến 500 km, ngoài ra các thành phố trong khu vực này đều đã được biến thành pháo đài trung tâm phòng ngự rất chắc chắn. Các sông trên hướng Warszawa – Berlin hầu hết chạy theo hướng nam – bắc và đã được quân Đức tận dụng biến thành các tuyến phòng thủ liên hoàn.

Ngày 12 tháng 1 năm 1944, phương diện quân Ukraina 1 của I.S. Konev từ bàn đạp Sandomir trên sông Wisla kết hợp với cánh phải của phương diện quân Belorussia 4 phát triển tấn công về phía tây và đây là chiến dịch Sandomir-silezi phát triển tấn công theo hướng chung nhắm đến Breslau.

Ngày 14 tháng 1 Phương diện quân Belorussia 1 kết hợp với cánh trái của phương diện quân Belorussia 2 tấn công từ 2 bàn đạp Pulav và Magnushev đây là chiến dịch Warszawa-Poznan hướng tấn công nhắm vào phía Poznan.

Xe tăng Xô Viết của phương diện quân Belorussia 1 vào chiếm Poznan tháng 1 năm 1945
Xe tăng Xô Viết của phương diện quân Belorussia 1 vào chiếm Poznan tháng 1 năm 1945

Cho đến ngày 17 tháng 1 hai phương diện quân Xô Viết của Konev và Zhukov đã đè bẹp phòng thủ của các lực lượng chính của cụm tập đoàn quân A của Đức trên diện rộng gần 500 km và đột phá sâu 100-160 km. Quân đội Xô Viết đã giải phóng Warszawa, Radom, Chenstokhov, Radomsko, và hơn 2.400 thành phố và điểm dân cư của Ba Lan. Các lực lượng Đức được huy động từ Đức sang đã không thể vá lại lỗ thủng phòng ngự. Quân đội Xô Viết tấn công áo ạt với tốc độ trung bình 30-40 km một ngày đêm, ngày 19 tháng 1, các đơn vị tiên phong của phương diện quân Konev là tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 3, tập đoàn quân cận vệ số 5 và tập đoàn quân 52 trong khi truy đuổi quân Đức đã tiến sâu vào đất Đức, cánh trái của phương diện quân này đã giải phóng thành phố Krakov. Từ Ngày 20 đến 25 tháng 1, phương diện quân Zhukov đã đập tan tuyến phòng thủ Vartov và Poznan, bao vây và tiêu diệt khối quân Poznan gồm 6 vạn quân Đức. Từ ngày 22 tháng 1 đến 3 tháng 2 quân đội Xô Viết đã hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch đã tiến đến sông Oder vượt sông và lập các bàn đạp trên bờ tây tại các khu vực Shteinau, Breslau, Oppelna và Kiustrin. Cùng thời gian này phương diện quân Ukraina 4 giải phóng toàn bộ miền nam Ba Lan và miền Bắc Tiệp Khắc đến thượng nguồn con sông Wisla.

Vì hình thế của mặt trận đến lúc này tại hướng Berlin đã tạo thành một mũi nhọn ăn sâu về phía lãnh thổ Đức và tại hai sườn bắc và nam của Hồng quân là các khối quân Đức còn rất mạnh tại Pomerania, Đông Phổ và Silezi rất có thể sẽ phản công mạnh vào sườn hai phương diện quân Zhukov và Konev nên Bộ chỉ huy tối cao Xô Viết vào ngày 3 tháng 2, 1945 đã chủ động chấm dứt chiến dịch và chuyển trọng tâm tấn công tiếp theo sang nhiệm vụ đánh tiêu diệt các khối quân Đức tại Pomerania, Đông Phổ và Silezi, đó là các chiến dịch Đông Pomerania, chiến dịch Đông Phổ, chiến dịch hạ Silezi và chiến dịch thượng Silezi diến ra từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1945, sau các chiến dịch này quân đội Đức về cơ bản đã trắng tay.

Chiến dịch Wisla – Oder cũng là một thắng lợi rất to lớn của quân đội Xô Viết vào giai đoạn cuối của chiến tranh, đã tiêu diệt hoàn toàn 35 sư đoàn Đức, và đánh thiệt hại nặng 25 sư đoàn khác, bắt sống 14 vạn tù binh và một lượng lớn khí giới của quân Đức. Đã giải phóng đại bộ phận Ba Lan, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho quân đội đồng minh trên mặt trận phía tây và là tiền đề để tiến hành các chiến dịch Pomerania và Silezi tiếp theo. Đặc biệt chiến dịch này đã đưa Hồng quân vào trung tâm nước Đức chỉ còn cách thủ đô Berlin của Hitler chỉ 60 km đường chim bay từ các bàn đạp này Hồng quân sẽ tiến hành chiến dịch Berlin chiếm thủ đô Đức bắt Đế chế III đầu hàng.

[sửa] Chiến dịch Berlin nước Đức đầu hàng

Xem chi tiết: Chiến dịch Berlin

Sau các chiến dịch Đông Pomerania của hai phương diện quân Xô Viết Belorussia 1 và Belorussia 2 và chiến dịch Silesia của hai phương diện quân Ukraina 1 và Ukraina 4 các khối quân lực Đức tại hai sườn bắc và nam của hai phương diện quân Zhukov và Konev đã bị đánh tan không còn khả năng phản công vào sườn quân đội Xô Viết trên hướng Berlin. Hồng quân đã hội đủ điều kiện cho trận đánh cuối cùng dứt điểm Đế chế III của Hitler.

Đây là thời điểm rất nhiều tế nhị chính trị: càng gần thắng lợi cuối cùng thì sự nghi kỵ giữa Liên Xô và các đồng minh tư bản chủ nghĩa Anh, Mỹ càng tăng lên, mặc dù đã có sự thỏa thuận giữa lãnh đạo ba cường quốc đồng minh về khu vực chiếm đóng của từng bên sau chiến tranh nhưng quân đội Anh Mỹ cũng không từ bỏ cám dỗ chiếm Berlin nếu có thể vì đánh chiếm thủ đô Đức gắn liền với uy tín và vai trò của quốc gia trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít. Stalin ra lệnh cho các nguyên soái Zhukov và Konev phải chạy đua với đồng minh nhanh chóng chiếm Berlin và chiếm lĩnh lãnh thổ Đức càng nhiều càng tốt để phục vụ cho các mục tiêu chính trị hậu chiến.

Đến lúc này chiến trường phía đông của Đức là gần như toàn bộ những gì còn lại của lực lượng vũ trang Đức. Quân Đức chỉ để lại mặt trận phía tây chống liên quân Anh]] – Mỹ]] – Pháp 60 sư đoàn ốm yếu, biên chế thiếu hụt và các lực lượng này sẵn sàng đầu hàng khi đồng minh kéo đến. Đối chọi lại Hồng quân là 214 sư đoàn và 14 lữ đoàn Đức. Tại hướng Berlin lực lượng Đức là hai cụm tập đoàn quân:

  • cụm tập đoàn quân Wisla của tư lệnh đại tướng Gotthard Heinrici ở phía bắc đây là lực lượng chính bảo vệ Berlin khu vực bố phòng của cụm quân này bao phủ toàn bộ lãnh thổ Berlin trên khu vực hướng sông Oder và đối diện với phương diện quân Belorussia 1 của Zhukov cụm Wisla gồm tập đoàn quân xe tăng số 3, tập đoàn quân dã chiến số 9.
  • Tại cánh nam là cụm tập đoàn quân Trung tâm của tư lệnh thống chế Ferdinand Schörner trên hướng sông Neisse đối chọi lại phương diện quân Ukraina 1 của nguyên soái Konev. Cụm Trung tâm gồm tập đoàn quân xe tăng số 4, tập đoàn quân dã chiến số 17.

Tổng cộng quân Đức của hai cụm quân Heinrici và Schörner có 48 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn xe tăng và 9 sư đoàn cơ giới cùng rất nhiều các đơn vị độc lập khác tổng cộng 1 triệu quân; 10.400 đại bác và súng cối; 1.500 xe tăng và pháo tự hành; 3.300 máy bay chiến đấu. Tại phía sau hai cụm quân này Đức chỉ còn 8 sư đoàn làm lực lượng dự bị chiến lược cuối cùng.

Hệ thống phòng thủ của Đức gồm tuyến Oder – Neisse có chiều sâu từ 20 đến 40 km gồm 3 tuyến chiến hào. Tiếp đến là khu vực phòng thủ thủ đô gồm 3 tuyến vòng ngoài, vòng trong và vành đai bao của thành phố. Trong nội đô chia thành 9 khu phòng thủ trong đó khu trung tâm các cơ quan chính phủ được biến thành pháo đài cực mạnh do những lực lượng SS trung thành nhất bảo vệ. Vũ khí được phát cho người dân Đức và các lực lượng thanh niên Hitler và dân quân tự vệ bán vũ trang. Chỉ tính riêng trong nội đô có hơn 200 tiểu đoàn quân đội, SS và lực lượng bán vũ trang Đức với số quân trên 20 vạn người. Hệ thống tàu điện ngầm được sử dụng cho việc cơ động bí mật các lực lượng và biến thành các cứ điểm kháng cự.

Phía Xô Viết để tấn công dứt điểm Berlin huy động 2,5 triệu quân; 41.600 súng cối và đại bác; 6.250 xe tăng và pháo tự hành; 7.500 máy bay. Từ phía bắc xuống phía nam quân đội Xô Viết bố trí 3 phương diện quân để tham gia chiến dịch:

  • Phương diện quân Belorussia 2 của nguyên soái Rokossovsky gồm: tập đoàn quân xung kích số 2, các tập đoàn quân số 19, 49, 65, 70; tập đoàn quân không quân số 4; ba quân đoàn xe tăng cận vệ số 1, 3, 8; quân đoàn cơ giới cận vệ số 8. Phương diện quân này có nhiệm vụ tấn công từ bàn đạp Shtettin đông bắc Berlin trên sông Oder dùng cánh trái của mình phối hợp với phương diện quân Zhukov tấn công trên hướng Oder, nhưng nhiệm vụ chính là phát triển thật nhanh về phía tây và tây bắc tại cánh bắc Berlin chạy đua với tập đoàn quân số 2 của Anh đang từ phía tây tiến lại, chiếm càng nhiều lãnh thổ Đức càng tốt.
  • Phương diện quân Belorussia 1 của nguyên soái Zhukov là lực lượng chủ công đánh chiếm Berlin lực lượng gồm: các tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, 2; các tập đoàn quân không quân số 16, 18; tập đoàn quân cận vệ số 8; các tập đoàn quân xung kích số 3, 5; các tập đoàn quân số 3,33, 47, 61, 69; tập đoàn quân Ba Lan số 1; các quân đoàn xe tăng số 9, 11; các quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2 , 7. Nhiệm vụ của Phương diện quân này là từ bàn đạp Kiustrin phía chính đông Berlin tấn công tiêu diệt tập đoàn quân số 9 và tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức, bao vây Berlin và đánh chiếm thành phố.
  • Phương diện quân Ukraina 1 của nguyên soái Konev

[sửa] So sánh tiềm lực hai bên

Tiềm lực hai bên, hai phe về khả năng sản xuất hàng tiêu dùng, hàng quốc phòng, vũ khí, khả năng kiềm chế và khai thác nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu chiến lược, lao động, lao động kỹ thuật,thị trường, phương tiện và tuyến đường vận chuyển hàng hóa chiến lược đã thay đổi từ trước chiến tranh đến kết thúc chiến tranh đã có nhiều biến chuyển theo hướng có lợi cho Liên Xô và phe Đồng minh. Năng lực sản xuất của Liên Xô không những đã phục hồi mà còn được cải thiện góp phần quyết định cho chiến thắng, trong đó sự giúp đỡ của phe Đồng minh về nhiều mặt dành cho Liên Xô là đáng kể.

  • Trước chiến tranh
  • Trong chiến tranh
  • Giai đoạn cuối chiến tranh

[sửa] Chú thích

  1. Berezhkov: Tôi trở thành phiên dịch của Stalin như thế nào, trang 47, 48 - Bản tiếng Nga: Бережков ВМ: Как Я стал переводчиком Сталина tại Dự án hồi ký
  2. Tập đoàn quân: Đơn vị quân đội chính quy cấp chiến dịch – chiến lược tại một số nước có quân đội rất lớn như Liên Xô, Đức Quốc Xã, Anh, Mỹ, Trung Quốc... nhất là trong đại chiến thế giới. Là đơn vị cấp trên của cấp quân đoàn: một tập đoàn quân thường có từ 3-4 quân đoàn (khoảng 10-15 sư đoàn chưa kể các đơn vị độc lập). Trong biên chế quân đội Việt Nam từ trước đến nay chưa có cấp tập đoàn quân. Trong thế chiến II cấp đơn vị cao hơn tập đoàn quân là phương diện quân (của Liên Xô) và cụm tập đoàn quân (của Đức) – đây là đơn vị cấp chiến lược: một phương diện quân Liên Xô hoặc cụm tập đoàn quân Đức thường có từ 3 đến 5 tập đoàn quân. Trong thực tế chiến tranh trong quân đội Xô Viết để tiện chỉ huy cấp quân đoàn thường chỉ tồn tại trong các binh chủng đặc thù như xe tăng, thiết giáp, cơ giới, kỵ binh, còn tập đoàn quân bộ binh gồm 10-15 sư đoàn bộ binh chỉ huy trực tiếp không qua cấp trung gian là quân đoàn. Vì vậy tại Việt Nam có sự hiểu nhầm tập đoàn quân là quân đoàn. Trong thế chiến II, một sư đoàn Đức có biên chế tiêu chuẩn là 1,5 vạn quân gấp đôi sư đoàn Xô Viết biên chế 8.000 quân và trong 1 tập đoàn quân Đức thường có số sư đoàn nhiều hơn so với tập đoàn quân Xô Viết do đó trên thực tế một tập đoàn quân Đức có lực lượng thường xấp xỉ 1 phương diện quân Xô Viết.
  3. Theo số liệu chính thức của Liên Xô 62 vạn dân thành phố Leningrad bị chết đói trong vòng vây. Nhiều nguồn khác cho rằng số liệu này đã bị hạ thấp và đánh giá số chết đói có thể từ 1 triệu đến 1,5 triệu người.
  4. Georgi Konstantinovich Zhukov: Nhớ lại và suy nghĩ – Bản tiếng Nga: Воспоминания и размышления trang 351-353 tập I - tại Dự án hồi ký
  5. Georgi Konstantinovich Zhukov: Nhớ lại và suy nghĩ- bản tiếng Nga: Воспоминания и размышления trang 351-353 tập I và trang 34 tập II tại Dự án hồi ký

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com