Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Erich von Manstein – Wikipedia tiếng Việt

Erich von Manstein

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thống chế Erich von Manstein
Thống chế Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11, 1887 – 10 tháng 7, 1973) là một người lính chuyên nghiệp và một trong những vị chỉ huy nổi tiếng nhất của Lực lượng Vũ trang (tiếng Đức: Wehrmacht) của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ II. Ông đạt tới cấp bậc Thống chế (tiếng Đức: Generalfeldmarschall), mặc dầu bản thân ông chưa bao giờ là một thành viên của đảng Quốc Xã. Von Manstein là người đưa ra ý tưởng cho kế hoạch mang tên Sichlschnitt để chinh phục nước Pháp; sau đó, ông là chỉ huy trưởng các lực lượng quân đội tại Crimea và Leningrad, trước khi trở thành chỉ huy trưởng của Tập đoàn quân phía Nam. Trong chức vụ này, Mainstein đã giành được một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong các chiến tranh hiện đại khi, mặc dù quân đội Xô Viết lúc đó chiếm ưu thế tuyệt đối về quân số và vũ khí, ông đã bẽ gãy được đợt tấn công của Hồng quân Liên xô sau khi vừa giành chiến thắng tại Stalingrad và tiếp tục chiếm lấy được thành phố Kharkov bằng chính đợt phản công của mình.

Dù không bao giờ yêu cầu Adolf Hitler giao cho mình uy quyền tuyệt đối của vị Tổng tư lệnh quân đội Đức, von Manstein vẫn trở nên nổi tiếng khi nhiều lần dám chống lại Hitler ở nhiều vấn đề khác nhau, trong khi thường thì những người khác trong Bộ tổng tham mưu chỉ biết đứng nhìn. Mặc dầu điều này sẽ dẫn đến việc ông bị sa thải khỏi quân đội về sau, nhưng Manstein vẫn luôn là một trong số ít các vị tướng đã luôn chứng tỏ được tài năng trong con mắt của Hitler. Cuối cùng, những khác biệt giữa ông và Hitler trong các vấn đề về chiến lược đã buộc ông phải rời khỏi quân đội vào năm 1944. Sau chiến tranh, một tòa án quân đội của Anh đã tuyên án ông phải ngồi tù 18 năm vào năm 1949 do các tội ác chiến tranh, nhưng ông đã được phóng thích chỉ sau bốn năm do các lý do về sức khỏe. Sau đó, ông trở thành một cố vấn cao cấp cho chính quyền Tây Đức, giúp đỡ họ gầy dựng nên lực lượng vũ trang mới của nước Đức (sau Thế chiến thứ II, người Đức dùng chữ Bundeswehr thay cho chữ Wehrmacht) và đã trở thành Tham mưu trưởng danh dự của lực lượng này.

Mục lục

[sửa] Những năm đầu trong cuộc đời

Manstein sinh ra tại Berlin, là con của ông Fritz Erich von Lewinski. Ông này là người con thứ 10 của một quý tộc nước Phổ, tướng pháo binh Eduard von Lewinski (1829-1906), và bà Helene von Sperling (1847-1910). Bà Hedwig von Sperling (1852-1925), em gái của bà Helen, cưới Trung tướng Georg von Manstein (1844-1913). Cặp vợ chồng Manstein không thể có con cho nên họ đã quyết định nhận Erich làm con nuôi, do đó mà ông mới mang họ là Manstein (von trong tiếng Đức dùng để chỉ những gia đình quý tộc, giống như van trong tiếng Hà Lan hay de trong tiếng Pháp). Khi ông ra đời, gia đình Lewinski đã viết một bức điện tín cho gia đình Manstein với nội dung: "Hôm nay, chúng ta đã có được một đứa con trai khỏe mạnh. Mẹ con đều khỏe. Chúc mừng." (von Manstein, E.: Soldat im 20. Jahrhundert, 5th Ed., 2002, p. 10).

Không phải chỉ vì Erich von Manstein có cha là tướng lãnh của nước Phổ, ông còn có hai người ông cũng từng là những viên tướng của nước Phổ (một trong hai người này đã chỉ huy các đạo quân trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871), và anh trai của mẹ ông cũng là một người có quan hệ mật thiết với Paul von Hiindenburg, người sau này trở thành Thống chế và Tổng thống của nước Đức. Vì vậy, cuộc đời binh nghiệp của ông đã được đảm bảo ngay từ lúc nhỏ. Có tin đồn nói rằng họ Manstein có tổ tiên là những người Do Thái. Ông học tại trường trung học (lycée) ở Strasbourg (1894-1899), nơi này đã trở thành phần đất của Đế quốc Đức sau cuộc chiến năm 1870-1871. Sau đó, ông trải qua 6 năm tại quân đoàn thiếu sinh quân từ năm 1900-1906 ở Plön và Groß-Lichterfelde. Manstein gia nhập vào Trung đoàn Cận vệ Bộ binh Thứ ba (tiếng Đức: Garde zu Fuß) vào tháng 3 năm 1906 với quân hàm Thiếu úy. Ông được thăng cấp lên Trung úy vào tháng 1 năm 1970. Vào tháng 10 năm 1913 ông vào học tại Học viện Chiến tranh.

[sửa] Những năm giữa trong cuộc đời

[sửa] Thế chiến thứ I

Trong Thế chiến thứ I, ông phục vụ ở cả mặt trận phía Tây nước Đức (tại Bỉ/Pháp 1916 trong trận tấn công tại Verdun, 1917/1918 tại Champagne) và mặt trận phía Đông nước Đức (tại phía bắc Ba Lan 1915, tại Serbia 1915/1916 và tại Estonia 1917). Tại Ba Lan, ông đã bị thương nặng vào tháng 11 năm 1914 và quay lại nhiệm vụ năm 1915, được thăng cấp lên đại úy và giữ lại làm sĩ quan tham mưu cho đến khi kết thúc cuộc chiến năm 1918. Năm 1918, ông tình nguyện xin vào bộ tham mưu trong Lực lượng Phòng vệ Biên giới tại Breslau (Wroclaw) và làm việc tại đây cho đến năm 1919.

[sửa] Những năm sau chiến tranh

Manstein làm đám cưới cới Jutta Sibylle von Loesch năm 1920. Jutta là con gái của một địa chủ người Silesia, mối quan hệ này tồn tại cho đến khi vợ ông mất năm 1966. Họ có ba người con: một người con gái tên Giselam; và hai người con trai: Gero (sinh 31 tháng 12 năm 1922) và Rüdiger. Gero chết trên chiến trường tại khu vực phía bắc của mặt trận phía Đông vào ngày 29 tháng 10 năm 1942.

Ông vẫn ở lại quân đội sau chiến tranh, và trong những năm của thập niên 1920 Manstein tham gia vào tiến trình xây dựng lực lượng quốc phòng (tiếng Đức: Reichswehr); lực lượng này tồn tại từ năm 1918 đến năm 1935), chỉ gồm 100.000 người của Cộng hòa Weimar do những quy định trong Hòa ước Versailles. Ông được thăng cấp Đại đội trưởng năm 1920 và Tiểu đoàn trưởng năm 1922. Năm 1927, ông được thăng cấp lên thiếu tá, và bắt đầu phục vụ trong Bộ tổng tham mưu, đi viếng thăm nhiều nước để học hỏi về lực lượng quân đội của họ. Năm 1933, Đảng Quốc Xã nắm quyền lực tại nước Đức vào cuối thời kỳ Weimar, một trong những mục tiêu chính trị chính của họ là lên án bản Hòa ước Versailles và cho mở rộng, tái vũ trang quân đội với quy mô lớn.

Tháng 1 năm 1935, ông được bổ nhiệm vào Head of Operations Branch của Bộ tổng tham mưu, là một phần của Bộ chỉ huy tối cao. Trong suốt nhiêm kỳ tại đây, ông đề xuất việc phát triển Sturmgeschütz, một loại súng tấn công tự hành, để tăng cường hỏa lực trực tiếp của các lực lượng bộ binh một cách mạnh mẽ trong việc tùng thiết, và điều này có thể làm yên lòng các lực lượng xe tăng. Trong Thế chiến thứ II, các loại súng thuộc thuộc họ StuG đã chứng minh là một trong những loại vũ khí thành công và hiệu quả nhất.

Ngày 1 tháng 10 năm 1936, ông được giao giữ chức phó Tham mưu trưởng cho vị tham mưu trưởng của Bộ tổng tham mưu, tướng Ludwig Beck. Beck và Manstein đã chống lại tầm ảnh hưởng về chính trị của đảng Quốc Xã lên quân đội. Họ cũng chủ trương rằng quân đội phải được ưu tiên hơn các cơ quan khác trong Bộ chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang Đức (vì trong cơ cấu tổ chức của Đức Quốc Xã, ngoài lực lượng quân đội chính quy còn có các tổ chức bán vũ trang như lực lượng thanh niên Hitler, SS và SA) và chống lại cả Hermann Göring, người đứng đầu Lực lượng Không quân Đức (Luftwaffe).

Vì những xung động này và thêm một phần không phải là một thành viên của đảng Quốc Xã (hầu hết tầng lớp quý tộc người Phổ đều chống lại đảng Quốc Xã), Manstein bị Hitler giới hạn các hoạt động và tống ra khỏi Bộ chỉ huy quân đội tại Berlin tới Liegnitz, thuộc Silesia, giữ chức chỉ huy trưởng của Trung đoàn Bộ binh số 18. Manstein đã ra sức che chở cho những người lính gốc Do Thái, những người bị loại khỏi quân đội do những điều luật mới mẻ về việc làm thanh khiết giống nòi và tuyên bố: "Trước hết, họ là những người Đức, họ có quyền bảo vệ tổ quốc của mình như bất kỳ người nào khác". Điều này là không hay đối với những người thuộc đảng Quốc Xã và xém chút nữa ông đã phải trả giá bằng con đường binh nghiệp đang đi lên của mình.

[sửa] Thế chiến thứ II

[sửa] Ba Lan

Ngày 18 tháng 8-1939, trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Fall Weiss để xâm lược nước Ba Lan, Manstein được chỉ định làm Tham mưu trưởng cho Gerd von Rundstedt của Tập đoàn quân phía Nam. Tại đây, ông cùng với viên tư lệnh chỉ huy chiến dịch của Rundstedt là Đại tá Günther Blumentritt đã thảo ra bản kế hoạch tác chiến. Rundstedt đã chấp nhận kế hoạch của Manstein và ra lệnh tập trung một lượng lớn các đơn vị thiết giáp vào Đạo quân số 10 của tướng Walther von Reichenau với mục tiêu chọc thủng được khu vực tập trung các lực lượng Ba Lan tại phía tây cỷa sông Vistula. Theo kế hoạch của Mainstein, hai Đạo quân khác cùng kết hợp với Tập đoàn quân phía Nam, Đạo quân số 14 của tướng Wilhelm List và Đạo quân số 8 của tướng Johannes Blaskowitz, sẽ hỗ trợ cho hai bên mạn sườn của lực lượng thiết giáp do Reichenau chỉ huy tấn công trực diện vào Warszawa (thủ đô của Ba Lan). Riêng phần mình, Manstein tỏ ra thờ ơ với Chiến dịch Ba Lan, vì theo ông Ba Lan chỉ là một vùng đất đệm nằm giữa Đức và Liên bang Xô Viết; ông cũng lo lắng về khả năng tấn công của quân Đồng Minh từ Bức tường phía Tây (West Wall) một khi chiến địch được bắt đầu, và khi đó, nước Đức sẽ phải đối đầu với cuộc chiến từ cả hai mặt trận.

Nổ ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, cuộc xâm lược đã bắt đầu một cách thành công. Tại khu vực do Tập đoàn quân phía Nam chịu trách nhiệm, các đơn vị thiết giáp của Đạo quân số 10 đã truy đuổi cuộc rút lui của các đơn vị Ba Lan, không cho họ có thời gian để thiết lập phòng thủ. Trong khi đó tại mạn sườn, Đạo quân số 6 đã cầm chân được các lực lượng Ba Lan tại Lódz, Radom và Poznan không cho họ có cơ hội liên kết thành một lực lượng mạnh hơn.Không theo kế hoạch ban đầu là tiến thẳng đến Vistula rồi tiếp tục đến Warszawa, Manstein thuyết phục Rundstedt bao vây các đội quân Ba Lan tại vùng Radom. Chiến thuật bao vây này đã thành công, quét sạch một phần lớn sự kháng cự của Ba Lan ra khỏi phần phía nam của Warszawa.

[sửa] Pháp

Ngày 27 tháng 9, Ba Lan chính thức đầu hàng mặc dầu các ổ đề kháng vẫn còn. Cùng ngày, Hitler ra lệnh cho Bộ chỉ huy tối cao của tướng Franz Halder xây dựng kế hoạch cho các đối đầu với nước Pháp và các nước Hà Lan, BỉLuxembourg. Các kế hoạch khác nhau do hội đồng tướng lĩnh đề nghị được chuyển tới cho von Manstein và Gerd von Rundstedt và họ đã đưa ra kế hoạch cuối cùng có tên Fall Gelb. Bản kế hoạch này đã thu hút được sự quan tâm của Hitler và cuối cùng đã được Hitler chấp thuận.

Cuối tháng 10, một phần lớn quân Đức được chuyển sang và tái triển khai sang phía tây để chuẩn bị cho cuộc xung đột sắp tới. Manstein được giao chức tham mưu trưởng Tập đoàn quân A của Rundstedt nằm ở phía tây nước Đức. Cũng giống như nhiều sĩ quan trẻ tuổi khác trong quân đội, Manstein chống lại kế hoạch Fall Gelb, chỉ trích sự thiếu sáng tạo và sử dụng không đúng chỗ các lực lượng thiết giáp do sự thiếu hiểu biết đối với các khái niệm mới về tính cơ động trong chiến tranh, đặc biệt là các khái niệm về chiến tranh chớp nhoáng (blitzkrieg) của tướng Heinz Guderian, một chuyên gia lỗi lạc về chiến tranh bằng thiết giáp của Đức. Manstein cũng đã chỉ ra rằng việc cải tạo lại theo kế hoạch Schlieffen (kế hoạch mang tính chiến lược tổng thể nhằm giành lấy phần thắng tại mặt trận phía tây trước quân Pháp do tướng Alfred Graf von Schlieffen trong Thế chiến thứ I). Theo kế hoạch này, cuộc tấn công sẽ tiến hành thông qua nước Bỉ, nơi mà lực lượng Đồng Minh đã đưa các lực lượng hùng hậu tiến vào khu vực này để chờ sẵn. Manstein cũng phản đối về thời gian biểu diễn ra cuộc tấn công, ông tranh cãi rằng cuộc tấn công nên bắt đầu vào mùa xuân thay vì vào tháng 11 hay những tháng nhằm vào mùa đông vì nó sẽ thích hợp và mang lại nhiều lợi thế hơn cho quân đội Đức.

Manstein đã xây dựng một kế hoạch cho riêng mình: ông đề nghị rằng nên tấn công bằng các toán quân xe tăng vì sẽ mang lại tính quyết định bằng cách băng qua các dãy đồi núi được rừng bao phủ ở Ardennes, nơi mà không một ai ngờ tới, chiếm lấy các cây cầu bắc qua sông Meuse và nhanh chóng tiến về eo biến Manche trước khi tái triển khai và tấn công ngược lại theo hướng đông thay vì cách như Hitler định làm là đánh vào mạn sườn của phòng tuyến Maginot và tiêu diệt các lực lượng quân Đồng Minh và Pháp hùng hậu đang đợi sẵn tại Bỉ và Flanders từ các khu vực đất liền của nước Pháp. Kế hoạch này được đặt tên là Sichelschnitt.

Bộ chỉ huy tối cao đã từ chối bản kế hoạch này, Halder buộc Manstein thuyên chuyển khỏi trung tâm hành quân của Rundstedt tới bộ tư lệnh của Quân đoàn số 38. Nhưng bản thân Hitler, do nhìn thấy được những phương thức có tính mới mẽ, đã chấp thuận một kế hoạch có sửa đổi lấy từ nhửng ý tưởng của Manstein (sau này được biết đến với tên gọi Kế hoạch Manstein). Manstein và Tập đoàn quân của mình đã giữ một vai trò nhỏ trong suốt các chiến dịch tại Pháp, phục vụ dưới Đạo quân số 4 của Günther von Kluge. Tuy nhiên, Tập đoàn quân của Manstein đã góp sức cho việc giành được trận thắng trong trận chọc thủng phòng tuyến đầu tiên của quân đối phương ở phía đông Amiens, và là đơn vị đầu tiên vượt qua sông Seine. Cuộc xâm lược này là một thành quả quân sự nổi bật và Manstein được phong tặng Huân chương Knight's Cross.

[sửa] Barbarossa

Tháng 1 năm 1941, Manstein được chỉ định làm Quân đoàn trưởng của Quân đoàn Panzer số 56. Ông đã tham gia vào chiến dịch Barbarossa dưới sự chỉ huy của tướng Erich Hoepner. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Manstein đã tiến về phía trước hơn 100 dặm chỉ trong hai ngày và đã đoạt được hai cây cầu rất quan trọng bắc qua sông Dvina và sông Dvinsk. Trong tháng tiếp theo, ông chiếm được Demyansk và Torzhok.

[sửa] Crimea

Manstein được giao chức chỉ huy trưởng Đạo quân số 11 vào tháng 9 năm 1941, và được giao nhiệm vụ chinh phục Crimea. Hồng quân Liên Xô đã tổ chức phòng ngự tại Sevastopol và căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Hắc Hải này đã đứng vững được cho đến tháng 6 năm 1942.

[sửa] Leningrad

Được thăng cấp Thống chế vào ngày 1 tháng 6 năm 1942, Manstein được chuyển tới mặt trận Leningrad và được giao chỉ huy chiến dịch Northern Lights. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 15 tháng 9, Hitler tự tin với một lượng lớn lực lượng pháo binh và những chiếc xe tăng Tiger mới cuối cùng sẽ bẽ gẩy được tuyến phòng thủ kiên cường của Hồng quân. Ngược lại, Manstein tỏ ra bi quan hơn về kết quả và cho rằng để giành lấy chiến thắng, quân Đức cần phải có thêm một cuộc tấn công đồng thời ở phía bắc của người Phần Lan. Tuy nhiên, ngày 27 tháng 8, Hồng quân đã tung ra một cuộc tấn công nhằm vào Đạo quân số 18 của Georg Lindemann tại vùng đất phía tây của hồ Ladoga. Manstein buộc phải chuyển các lực lượng của mình để tránh bị tiêu diệt. Tiếp theo đó là một loạt các trận đánh ác liệt, các lực lượng nhỏ hơn của Manstein, nhờ chiến thuật tốt hơn, đã chế ngự được các lực lượng đông hơn của quân đội Xô Viết, và mất khoảng 60.000 người trong các tháng tiếp theo.

[sửa] Stalingrad

Ngày 21 tháng 11 năm 1942, trong trận đánh Stalingrad, Hitler đã chỉ định Manstein làm chỉ huy trưởng Tập đoàn quân sông Don vừa mới được thành lập, gồm những quân lính đã mệt mỏi và khí tài từ các đơn vị khác được tập trung lại một cách vội vã, và hạ lệnh cho ông chỉ huy chiến dịch Bão Mùa Đông (tiếng Đức: Wintergewitter), trong một nỗ lực giải cứu gồm có Đạo quân Panzer số 4 của Hermann Hoth và các đơn vị hỗ trợ người Romania, để giải nguy cho Đạo quân số 6 của Friedrich Paulus đang bị bao vây trong thành phố. Chiến dịch Bão Mùa Đông, nổ ra vào ngày 12 tháng 12, đã giành được một số thành công ban đầu và ba sư đoàn Panzer của von Manstein và các đơn vị hỗ trợ của Quân đoàn Panzer số 57 (gồm có Sư đoàn vệ binh Panzer số 23, Sư đoàn Panzer số 6 và 17) chỉ còn cách thành phố 30 dặm vào ngày 20 tháng 12. Tuy nhiên, Quân đoàn phải dừng chân lại tại sông Aksay, và các lực lượng Nga hùng hậu đã đẩy họ trở lui. Lúc này, Manstein đã van nài Đạo quân số 6 hãy cố mở một con đường máu nhưng Paulus đã từ chối do Hitler đã thẳng thừng bác bỏ ý định này và ra lệnh cho Đạo quân số 6 phải ở lại trong thành phố khi mà họ đang bị vây hãm. Cũng có một điểm khả nghi về việc Đạo quân số 6 có đủ sức thực hiện một cuộc tấn công nhằm bẻ gẫy phòng tuyến của Hồng quân hay không vì họ không còn nhiều nhiên liệu cho các xe tăng cũng như không còn đủ lương thực cho binh lính. Thất bại tại Stalingrad được một số người cho là do Hitler đã đưa ra quyết định sai lầm khi không cho phép họ thực hiện cuộc tấn công để mở đường máu. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là Hồng quân đã phải dành lại một phần lực lượng của mình để giữ chân Đạo quân số 6, nếu không, họ đã có thể sử dụng các đơn vị này để tấn công vào các yếu điểm khác của quân Đức. Người ta vẫn còn phải tranh luận về số phận của Đạo quân số 6 này, về ích lợi và bất lợi cho mặt trận phía Đông ở mức độ mang tính chiến lược.

Ngày 17 tháng 2-1943, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt, Hitler đã đáp chuyến bay xuống sân bay địa phương tại trung tâm hành quân của Tập đoàn quân phía Nam ở Zaporozh'ye, Ukraina, chỉ cách chiến tuyến khoảng 30 dặm. Trong hình, bên tay phải là Hans Baur và thống chế lực lượng Lufwaffe Wolfram von Richthofen
Ngày 17 tháng 2-1943, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt, Hitler đã đáp chuyến bay xuống sân bay địa phương tại trung tâm hành quân của Tập đoàn quân phía Nam ở Zaporozh'ye, Ukraina, chỉ cách chiến tuyến khoảng 30 dặm. Trong hình, bên tay phải là Hans Baur và thống chế lực lượng Lufwaffe Wolfram von Richthofen

Chiến dịch Saturn, một cuộc tấn công ồ ạt tại phần lớn các khu vực phía nam của mặt trận, nhằm chiếm lấy Rostov và tiêu diệt Tập đoàn quân A đang trên đường rút khỏi Caucasus. Manstein buộc phải cắt các lực lượng của mình ra để giải tỏa bớt áp lực cho Tập đoàn quân A khi họ triệt thoái tới Ukraina, và như thế, tránh được sự sụp đổ hoàn toàn của toàn bộ mặt trận. Cuộc tấn công cũng đã ngăn không cho Quân đoàn Panzer số 48 (gồm có Sư đoàn Bộ binh 336, Không đoàn 3, và Sư đoàn Panzer 11) dưới quyền chỉ huy của tướng von Knobelsdorff gia nhập vào Quân đoàn Panzer số 57 như theo kế hoạch. Thay vào đó, Quân đoàn bị cầm chân tại bờ sông Chir và bị đánh bại bởi các cuộc tấn công liên tục của người Nga. Bản thân tướng Hermann Balck đã sử dụng Sư đoàn Panzer 11 để tổ chức phản công vào các đơn vị Nga, nhưng các đội quân của Ý, HungaryRomania đã bị đánh tan và Quân đoàn Panzer số 48 buộc phải triệt thoái. Như một hệ quả của điều này, các lực lượng còn lại của Đạo quân Panzer số 4 đã rút lui, do mạn bắc của họ đã bị hở cùng với tổn thất của Tập đoàn quân sông Don.

[sửa] Chiến dịch Kharkov

Đầu tháng 2 năm 1943, các lực lượng Đức bắt đầu việc tái tổ chức, Tập đoàn quân sông Don của Manstein được kết hợp với Tập đoàn quân B để tạo thành Tập đoàn quân phía nam mới (Heeresgruppe Süd) do Manstein dẫn dắt. Ngày 21 tháng 2, Manstein tung ra một đợt phản công nhằm vào mạn sườn nằm quá xa của quân Xô Viết. Cuộc tấn công đã đem lại thành công lớn: binh lính của von Manstein đã tiến một cách nhanh chóng tới vùng lãnh thổ nước Nga, cô lập các đơn vị Hồng quân ở phía trước và buộc Hồng quân phải tạm dừng các kế hoạch tấn công của mình. Ngày 2 tháng 3, các đơn vị tăng xung kích từ Đạo quân Panzer số 4 của Hermann Hoth và Đạo quân của Werner Kempf gặp nhau, tiêu diệt phần lớn lực lượng Hồng quân tại mặt trận Tây Nam. Ngày 9 tháng 3, quân Đức giáng một đòn mạnh vào Hồng quân tại Krasnograd và Barvenkovo, ước tính khoảng 23.000 quân bị giết và hơn 9.000 bị bắt sống, thêm vào đó là 615 xe tăng và 354 khẩu đại bác.

Manstein vẫn tiếp tục tiến về phía trước, nỗ lực tấn công của ông với Quân đoàn Panzer SS số 2 do Paul Hausser chỉ huy đã tái chiếm Kharkov vào ngày 14 tháng 3. Để thừa nhận thành quả của chiến dịch này, Manstein đã được thưởng thêm Oak Leaves cho Huân chương Knight's Cross. Quân đoàn Panzer SS số 2 sau đó tiếp tục chiếm giữ được Belgorol vào ngày 21 tháng 3. Tiếp theo đó, Manstein đề xuất một hành động táo bạo cho mùa hè được mang tên "Cú trả đòn trái tay" với ý định đánh vào mạn sườn của Hồng quân tại biển Azov ở Rostov, thế nhưng Hitler lại chọn Chiến dịch Citadel với mục tiêu đập tan quân đội Sô Viết tại Kursk.

[sửa] Citadel

Trong Chiến dịch Citadel, Manstien chịu trách nhiệm tại trục phía nam, và mặc dầu chịu nhiều thất bại, ông đã đủ sức hoàn thành hầu hết các mục tiêu ban đầu của mình, các lực lượng tấn công của ông đã chống cự và gây ra rất nhiều thương vong cho Hồng quân. Trong quyển hồi ký của Nguyên soái Zhukov, vị chỉ huy lực lượng phòng thủ của Hồng quân tại Krusk, ông đã ca ngợi Manstein khi nhắc lại rằng vị chỉ huy người Đức tại trục phía nam đã chứng tỏ được những khả năng điều khiển binh lính tài tình của mình. Nhưng do thất bại gần như hoàn toàn của trục phía bắc do Günther von Kluge và Walther Model chỉ huy, và do tình trạng thường xuyên thiếu sự hỗ trợ của các lực lượng bộ binh như trong chiến dịch Husky– cuộc xâm lược nước Ý của quân Đồng Minh- Hitler đã quyết định hủy bỏ chiến dịch. Manstein đã chống lại quyết định này, quả quyết rằng là chiến thắng đã gần như nằm trong tầm tay khi ông cảm thấy mình đã đứng ở thế trên đối phương tại khu vực của mình, và chỉ cần thêm một ít nỗ lực nữa là ông có thể bẻ gẫy lực lượng phòng thủ của Hồng quân trước khi họ có thể kịp đưa quân chi viện tới. Sau thất bại Citadel, quân đội Xô Viết đã mở một cuộc phản công nhằm vào các lực lượng Đức đã bị kiệt sức.

Vậy có phải người Đức đã đánh mất chiến thắng do Hitler hủy bỏ cuộc tiến công? Một chiến thắng của người Đức trong tình trạng mệt mỏi về tinh thần do bị lực lượng Hồng quân bao vậy cần phải có: 1) Kết thúc sự bao vây của đối phương (hai trục quân Đức ở phía bắc và phía nam có thể bắt tay với nhau) 2) Giữ cho cuộc bao vây của Hồng quân đủ lâu để vượt quá khả năng của các lực lượng Hồng quân. Thậm chí, nếu như điều kiện thứ nhất có được (thực tế đã không có), nó cũng không cho phép tự động điều kiện thứ hai sẽ đến. Các lực lượng quân Đức sau trận chiến tại Stalingrad đã không bao giờ có thể gây ra những cuộc triệt thoái lớn cho quân đội Xô Viết (ngoại trừ những tình thế đảo ngược mang tính tạm thời như ở Kharkov). Việc quân đội Xô Viết mở một cuộc phản công sau khi đợt tấn công của quân Đức bị hủy bỏ cho thấy được sức mạnh của Hồng quân, họ có thể mở các đợt tấn công chọc thủng sự bao vây của quân Đức nếu như điều này xảy ra.

[sửa] Chiến dịch Dnieper

Tháng 9 năm 1943, trong lúc gây ra thương vong nặng nề cho Hồng quân, Manstein đã rút lui về bờ tây của sông Dnieper. Từ tháng 10 năm 1943 đến giữa tháng 1 năm 1944, von Manstein đã ổn định được tình hình. Quân đội Xô Viết đã thiết lập được một mũi tấn công từ Kiev và tiến đến thị trấn quan trọng Zhitomir, thế những quân Đức đã dàn xếp được một cuộc phản công tuyệt vời. Các Sư đoàn Panzer SS Leibstandarte và các Sư đoàn Panzer 1, 7, 19, 25 và Das Reich, cùng với Sư đoàn bộ binh 68 (một phần của Đạo quân Panzer số 4), đã nghiền nát xung quanh mạn sườn của người Nga tại mặt trận Zhitomir. Nhiều tin chiến thắng liên tiếp bay về quân Đức, tại Brussilov, Radomyshl, Meleni dưới sự điều khiển của tướng Hermann Balck, nhưng do những quyết định có phần mập mờ của Đại tướng Rauss, vị tư lệnh mới của Đạo quân Panzer số 4, mũi tấn công Kiev đã không thể bị đập tan. Vào cuối tháng 1, trước sự tấn công của Hồng quân, Manstein buộc phải rút sâu về phía tây. Giữa tháng 2 năm 1944, Manstein đã cãi lại mệnh lệnh của Hitler và ông đã ra lệnh cho các Quân đoàn số 11 và số 42 (gồm 6 sư đoàn với khoảng 56.000 quân) của Tập đoàn quân phía Nam mở cuộc tấn công từ "Korsun Pocket", cuộc tấn công này diễn ra vào ngày 16, 17 tháng 2. Cuối cùng, Hitler cũng chấp nhận hành động này và ra lệnh mở cuộc tấn công sau khi nó đã xảy ra rồi.

[sửa] Sa thải

Manstien vẫn tiếp tục tranh cãi với Hitler về chiến lược tổng thể tại Mặt trận phía Đông. Ông chủ trương sử dụng các lực lượng phòng thủ cơ động, uyển chuyển - vì ông tỏ ý sẵn sàng bỏ lại các vùng đất cho Hồng quân- cố gắng buộc lực lượng Xô Viết hoặc là phải trải mỏng lực lượng của mình ra hay tiến về phía trước quá nhanh, khi đó quân Đức có thể tấn công vào hai bên sườn với mục tiêu là cô lập họ lại. Trong khi đó thì Hitler cứ khăng khăng theo đuổi chiến thuật chiến tranh tiêu hao. Vì những quan điểm bất đồng thường xuyên xảy ra này, Manstein đã công khai tuyên bố Hitler nên từ bỏ quyền kiểm soát và nhường lại quyền điều khiển cuộc chiến cho những con người chuyên nghiệp, khởi đầu bằng việc tạo ra chức vụ Chỉ huy Tối cao tại khu vực phía Đông (tiếng Đức: Oberbefehlshaber Ost). Tuy nhiên, Hitler nhiều lần từ chối ý tưởng này vì lo sợ quyền lực của mình sẽ bị ảnh hưởng.

Ngày 15 tháng 9-1943, tại Wofl's Lair, Erich von Manstein thảo luận với Hitler về tình hình Mặt trận phía Đông. Trong ảnh còn có vị Tham mưu trưởng của Manstein, Trung tướng Busse, Thống chế von Kleist, các tướng Zeilzler, Ruoff và tướng Kempf, chỉ huy các lực lượng Panzer
Ngày 15 tháng 9-1943, tại Wofl's Lair, Erich von Manstein thảo luận với Hitler về tình hình Mặt trận phía Đông. Trong ảnh còn có vị Tham mưu trưởng của Manstein, Trung tướng Busse, Thống chế von Kleist, các tướng Zeilzler, Ruoff và tướng Kempf, chỉ huy các lực lượng Panzer

Cuộc tranh cãi này cũng đã cảnh báo những tay chân thân tín nhất của Hitler như Hermann Göring và tư lệnh lực lượng SS Heinrich Himmler, những người không bao giờ chịu từ bỏ quyền lực của mình. Himmler bắt đầu đặt ra các câu hỏi về lòng trung thành của Manstein và ám chỉ ông là một con người theo chủ nghĩa thất bại, do đó không thích hợp chỉ huy binh lính nữa. Những tranh cãi thường xuyên của Manstein cộng với những luận điều này đã dẫn đến một kết quả không có lợi cho ông. Tháng 3 năm 1944, Hitler tước bỏ quyền hành của Manstein và chỉ định Walther Model, một thành viên Quốc Xã trung thành, làm chỉ huy trưởng Tập đoàn quân phía Nam vào ngày 2 tháng 4. Tuy nhiên, Manstein nhận được Swords cho cho Huân chương Knight's Cross, danh hiệu cao quý thứ hai trong quân đội Đức.

Sau khi mất chức, Manstein vào một bệnh viện mắt tư nhân tại Breslau nằm gần Dresden để hồi phục lại sức khỏe. Sau đó, ông về hưu. Manstein đã không tham gia vào âm mưu ám sát Hitler vào tháng 6 năm 1944. Henning von Tresckow và những người khác đã có liên hệ với ông vào năm 1943. Mặc dầu ông đã thừa nhận một sự thay đổi là cần thiết, thế nhưng ông đã từ chối tham gia cùng với họ do ông mang trong mình một quan niệm của người Phổ "Các thống chế người Phổ không tiến hành các cuộc binh biến" (tiếng Đức: "Preussische Feldmarschälle meutern nicht"), và ông cũng lo sợ một cuộc nội chiến sẽ xảy ra. Tuy không gia nhập cùng với những người tổ chức cuộc ám sát Hitler nhưng ông cũng không bao giờ phản bội lại họ. Vào cuối tháng 1 năm 1945, ông đã đem gia đình của mình tại quê nhà ở Liegnizt chuyển về khu vực phía tây nước Đức. Ông đã đầu hàng Thống chế quân đội Anh, tướng Bernard Law Montgomery, ông bị binh lính Anh bắt vào ngày 23 tháng 8 năm 1945.

[sửa] Sau chiến tranh

[sửa] Xét xử

[sửa] Cố vấn cao cấp

Thống chế Erich von Manstein vào giữa thập niên 1950
Thống chế Erich von Manstein vào giữa thập niên 1950

Được Thủ tướng (Chancellor) của Tây Đức là Knrad Adenauer mời tham gia, Manstein đã làm việc với tư cách là cố vấn cao cấp về quốc phòng và chủ trì một ủy ban quân đội để để đưa ra các lời khuyên cho quốc hội về việc thành lập một tổ chức quân đội mới của nước Đức, tên tiếng Đức là Bundeswehr, và sự gia nhập của nó vào khối quân sự NATO. Sau đó, ông đưa gia đình về sống tại Bavaria. Quyền hồi ký về chiến tranh của ông, cuốn "Lost Victories", được xuất bản tại Đức năm 1955 và được dịch sang tiếng Anh năm 1958. Trong đó, Manstein đã đưa ra luận điểm rằng nếu các tướng lĩnh của Đức phụ trách về mặt chiến lược chứ không phải là Hitler, thì cuộc chiến tại Mặt trận phía Đông đã có thể giành được chiến thắng.

Do chưa bao giờ là một đảng viên của đảng Quốc Xã, Manstein đã không gặp khó khăn gì tại Tây Đức sau chiến tranh, không giống như những người đã ủng hộ Hitler mà mọi người ai cũng biết trong Đệ Tam Quốc Xã. Do bởi tầm ảnh hưởng của ông mà trong những năm đầu tiên của Bundeswehr, ông được xem là vị tham mưu trưởng không chính thức của tổ chức này. Thậm chí về sau, trong các buổi sinh nhật của ông luôn có sự hiện diện của những phái đoàn gồm các nhà lãnh đạo hàng đầu của tổ chức Bundeswehr và NATO, như tướng Hans Speidel, Tổng tư lệnh các lực lượng trên bộ của quân Đồng Minh tại châu Âu từ 1957 đến 1963. Đó là chưa kể đến những tấm thiệp mừng của những Thống chế Đức Quốc Xã như Erhard Milch, Ferdinand Schörner, Georg von Küchler và những người khác, những con người đã bị quên lãng sau chiến tranh.

Erich von Manstein mất tại Irschenhausen, Bavaria, vào tháng 6 năm 1973. Ông được mai táng với đầy đủ những nghi thức của quân đội. Lời cáo phó của ông được đăng trên nhật báo Anh The Times ngày 13 tháng 6 năm 1973 như sau His influence and effect came from powers of mind and depth of knowledge rather than by generating an electrifying current among the troops or "putting over" his personality.

[sửa] Tham khảo

  • Barnett, Correlli (ed.) (2003). Hitler's Generals (reprint ed). Grove Press. ISBN 0802139949. Original edition first published in 1989.
  • Mellenthin, Friedrich W. von. "Panzer Battles", New York: Ballantine Books, 1956.
  • Carver, Sir Michael (1976). The War Lords: Military Commanders Of The Twentieth Century. Boston: Little Brown & Co. ISBN 0316130605
  • Engelmann, Joachim (1981). Manstein, Stratege und Truppenführer: ein Lebensbericht in Bildern. Podzun-Pallas-Verlag. ISBN 3790901598
  • Hart, B. H. Liddell (1999). The Other Side of the Hill (2nd ed). Pan Books. ISBN 0330373242. 1st edition originally published in 1948.
  • Glantz, David M. (2002). Black Sea Inferno: The German Storm of Sevastopol 1941-1942. Spellmount Publishers. ISBN 1862271615
  • von Manstein, Erich (2002). Soldat im 20. Jahrhundert. Bernard & Graefe. ISBN 3763752145
  • von Manstein, Erich; Powell, Anthony G.; Hart, B. H. Liddell; Blumenson, Martin (2004). Lost Victories: The War Memoirs of Hitler's Most Brilliant General. Zenith Press. ISBN 0760320543
  • Paget, Baron Reginald Thomas (1957). Manstein: His Campaigns and His Trial. London: Collins.
  • Stahlberg, Alexander (1990). Bounden Duty: The Memoirs of a German Officer, 1932-1945. London: Brassey’s. ISBN 3548331297
  • The British records of the Manstein Trial are now housed in the Liddell Hart Centre for Military Archives, at King’s College, London.
  • Von Manstein's whole testimonial at Nuremberg is spread out over three files at the Yale Avalon project: [1], [2] (contains von Manstein's order of November 20, 1941), and [3].
  • Obituary of Manstein by The Times published on June 13, 1973 [4]

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com