Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Bách khoa toàn thư – Wikipedia tiếng Việt

Bách khoa toàn thư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Brockhaus Konversations-Lexikon năm 1902
Brockhaus Konversations-Lexikon năm 1902

Bách khoa toàn thư (còn được gọi là từ điển bách khoa hay bách khoa thư; La tinh trung cổ: encyclopædia hay encyclopaedia; tiếng Anh: encyclop(a)edia hay đôi khi cyclop(a)edia) là bộ sách tra cứu về nhiều lĩnh vực kiến thức nhân loại. Từ này xuất phát ban đầu từ tiếng Hy Lạp cổ, viết là εγκύκλιος παιδεία (enkuklios paideia), nghĩa là "kiến thức phổ thông/đại chúng". Trong đó εγκύκλιος ("phổ biến rộng rãi"), κύκλος ("vòng tròn/phạm vi") và παιδεία ("giáo dục").

Bách khoa toàn thư có thể là bộ sách tra cứu kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau (ví dụ bộ Encyclopædia Britannica bằng tiếng Anh và bộ Brockhaus bằng tiếng Đức là những bộ khá nổi tiếng), hoặc có thể là bộ sách tra cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó (ví dụ như bách khoa toàn thư về y học, triết học, hoặc luật). Cũng có những bộ bách khoa toàn thư đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau trên một góc độ văn hóa, sắc tộc, hay quốc gia nhất định, ví dụ như bộ Đại Bách khoa toàn thư Xô viết hoặc bộ Bách khoa toàn thư Do thái giáo.

Một số từ điển cũng có tính bách khoa, đặc biệt những từ điển về một lĩnh vực nào đó. Những công trình bách khoa đã được viết ra trong suốt lịch sử loài người, tuy nhiên từ tiếng Anh encyclopedia để chỉ những công trình này mãi đến thế kỷ 16 mới được dùng.

Có hai phương pháp chính xây dựng bách khoa toàn thư: phương pháp trong đó các mục từ được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái, hoặc phương pháp theo thể loại chủ đề có phân bậc. Phương pháp đầu là phổ biến nhất, đặc biệt đối với những bộ trình bày kiến thức phổ thông.

Mục lục

[sửa] Những công trình bách khoa toàn thư đầu tiên

Ý tưởng tập hợp mọi kiến thức của thế giới vào trong tầm tay tại một nơi nhất định có từ thời Thư viện Alexandria và Pergamon cổ đại. Nhiều tác giả thời cổ đại (như Aristotle) đã cố gắng tập hợp lại toàn bộ kiến thức của nhân loại. Một trong những soạn giả bách khoa toàn thư cổ đáng chú ý nhất là là Pliny già (thế kỷ thứ nhất Công nguyên) đã viết bộ Naturalis Historia (Lịch sử tự nhiên), gồm 37 tập về thế giới tự nhiên và trở nên cực kỳ phổ biến ở Tây Âu trong suốt thời kỳ Trung cổ.

Hoàng đế Trung Quốc Thành Tổ nhà Minh đã trực tiếp trông coi việc biên soạn bộ Vĩnh Lạc Đại Điển (tiếng Hán: 永樂大典), là một trong những bộ bách khoa toàn thư lớn nhất trong lịch sử, được hoàn thành vào năm 1408 và bao gồm hơn 11.000 tập viết tay, trong số đó chỉ có 400 tập còn tồn tại đến ngày nay.

Trong triều đại tiếp theo, hoàng đế Trung Quốc Càn Long nhà Thanh đã sáng tác 40.000 bài thơ rồi đưa vào trong một thư viện 4 khu với 4,7 triệu trang viết cùng với hàng ngàn bài luận. Bộ Tứ khố toàn thư (四庫全書) có thể sánh với bách khoa toàn thư kiểu phương Tây.

Việc biên soạn kiến thức Hồi giáo thời kỳ đầu vào thời Trung cổ đã tạo ra nhiều công trình toàn diện, và có một số đóng góp mà ngày nay chúng ta gọi là phương pháp khoa học, phương pháp lịch sử và phương pháp trích dẫn. Những công trình đáng kể bao gồm bách khoa toàn thư khoa học của Abu Bakr al-Razi, bộ Mutazilite gồm 270 quyển rất phong phú về nội dung của Al-Kindi, và bách khoa toàn thư y học của Ibn Sina là một công trình tham khảo có giá trị hàng thế kỷ. Cũng phải kể tới các tác phẩm về lịch sử vạn vật (hay còn gọi là xã hội học) của Asharites, al-Tabri, al-Masudi, Ibn Rustah, al-Athir và Ibn Khaldun, trong đó bộ Muqadimmah đề cao nguyên tắc mà ngày nay hoàn toàn tiếp tục được áp dụng, đó là phải luôn luôn thận trọng kiểm chứng mọi kết luận trong các bài viết. Những học giả này có một ảnh hưởng đáng kể đối với các phương pháp nghiên cứu và biên soạn, một phần do thông lệ isnad của Hồi giáo nhấn mạnh sự trung thực so với bài viết gốc, cũng như việc kiểm chứng nguồn tham khảo, và việc luôn đặt lại vấn đề khi nghiên cứu.

Tuy nhiên, những tác phẩm này gần như chỉ dành cho những chuyên gia vì chúng quá đắt và được viết ra chỉ nhằm cung cấp kiến thức mở rộng hơn là để ứng dụng (ngoại trừ một vài ngoại lệ trong lĩnh vực y học).

[sửa] Bách khoa toàn thư hiện đại

Quảng cáo năm 1913 của Encyclopædia Britannica.
Quảng cáo năm 1913 của Encyclopædia Britannica.

Ý tưởng hiện đại về việc xây dựng các bộ bách khoa toàn thư dưới dạng in, đa dụng và phân phối rộng rãi xuất hiện ngay trước thời Denis Diderot và các soạn giả bách khoa toàn thư thế kỷ thứ 18.

Mặc dù John Harris thường được coi là người đã định khổ sách mà ngày nay đã trở nên phổ biến cho bách khoa toàn thư từ năm 1704 với bộ Lexicon technicum, thực tế ngay từ năm 1646, thầy thuốc và triết gia người Anh Thomas Browne đã đặc biệt dùng từ encyclopaedia trong lời tựa cho tác phẩm của mình là Pseudodoxia Epidemica hay Vulgar Errors (Các lỗi thông thường). Browne đã cấu trúc bách khoa toàn thư của mình dựa trên lược đồ có tiếng một thời của thời kỳ Phục hưng, lược đồ này gọi nôm na là 'nấc sáng tạo' tức là theo như kiểu leo bậc thang từ thế giới khoáng vật đến thế giới thực vật, động vật, con người, hành tinh và cuối cùng là thế giới vũ trụ. Bộ sách tập hợp những lỗi thông thường vào thời đó được Browne liệt kê đã trở thành bách khoa toàn thư gia đình phổ biến đầu tiên ở Anh. Sự phổ biến của nó được khẳng định thông qua việc nó được tái bản ít nhất là năm lần, mỗi lần đều có sửa chữa và bổ sung, lần xuất bản cuối cùng là vào năm 1672. Pseudodoxia Epidemica cũng xuất hiện trong tủ sách của nhiều học giả châu Âu trong suốt cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Nó được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Hà Lan và tiếng Đức cũng như tiếng La tinh.

Ephraim Chambers xuất bản tác phẩm Cyclopaedia vào năm 1723. Bản dịch tiếng Pháp của nó trở thành nguồn cảm hứng cho việc ra đời bộ Encyclopédie, có lẽ là bách khoa toàn thư sớm đạt được thành công nhất, do Jean le Rond d'Alembert và Denis Diderot biên soạn và hoàn thành vào năm 1772 bao gồm 28 tập, 71,818 đề mục, 2,885 hình minh họa. Bộ Encyclopædia Britannica nổi tiếng xuất hiện một cách khiêm tốn lúc ban đầu ở Scotland: từ năm 1768 đến 1797 chỉ có ba ấn bản.

Những năm đầu của thế kỷ 19 chứng kiến sự thăng hoa của các bách khoa toàn thư xuất bản ở Anh, châu ÂuMỹ. Ở Anh bộ Rees's Cyclopaedia (1802–1819) chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ về những cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp thời kỳ đó. Điểm nổi bật của những ấn bản này là những hình minh họa chất lượng cao do những nhà chạm khắc như Wilson Lowry tạo ra, và các hình nghệ thuật do những chuyên gia như John Farey, Jr. phác họa. Nhiều bộ bách khoa toàn thư xuất bản ở Scotland, là kết quả của thời kỳ Khai sáng Scotland, do nền giáo dục ở đây có chất lượng trung bình cao hơn hẳn những vùng còn lại ở Anh.

Encyclopædia Britannica xuất hiện dưới nhiều ấn bản xuyên suốt thế kỷ, cùng với sự phát triển của giáo dục đại chúng và các học viện Mechanics Institutes ở Anh, Hiệp hội phổ biến kiến thức hữu dụng tiên phong cho ra đời các Penny Cyclopaedia (Bách khoa ba xu), tên này có nghĩa là các số được phát hành hằng tuần và với giá rẻ như báo chí thông thường.

Vào thế kỷ thứ 20, Encyclopædia Britannica đạt đến lần tái bản thứ mười lăm, và những bách khoa toàn thư giá rẻ như Bách khoa toàn thư HarmsworthEveryman's Encyclopaedia (Bách khoa toàn thư cho mọi người) trở nên phổ biến.

Gần đây có nhiều bách khoa toàn thư cũng được xuất bản trực tuyến.

Bách khoa toàn thư truyền thống thường được soạn bởi các soạn giả có trình độ hàn lâm. Tuy nhiên với Wikipedia thì lại khác, dự án này bắt đầu từ năm 2001 với mục đích là tạo ra một bách khoa toàn thư mở đối với tất cả mọi người. Bất kỳ ai cũng đều có thể sửa chữa, bổ sung văn bản, hình ảnh và âm thanh trên đó. Nội dung của nó tuân theo giấy phép bản quyền công cộng (copyleft) tự do (GFDL). Đến năm 2004 dự án đã có tổng cộng hơn một triệu mục từ với hơn 80 ngôn ngữ khác nhau.

[sửa] Việc biên soạn bách khoa toàn thư

Cấu trúc phân cấp và bản chất luôn thay đổi của bách khoa toàn thư đặc biệt thích hợp khi lưu trữ trên đĩa máy tính hoặc trực tuyến, và đến cuối thế kỷ thứ 20 phần lớn những bách khoa toàn thư quan trọng đều chuyển sang những phương pháp lưu trữ này. Việc xuất bản trên đĩa (tiêu biểu là đĩa CD-ROM) có lợi thế là chi phí sản xuất rẻ và rất tiện mang đi lại. Ngoài ra, chúng có thể chứa đựng các phương tiện không thể có được trên bản in như hoạt hình, âm thanh, và video. Siêu liên kết giữa các mục có liên quan về mặt nội dung cũng là một lợi thế nữa. Các bách khoa toàn thư trực tuyến có lợi thế ở điểm năng động: các thông tin mới cho vào có thể được xem ngay tức thì, mà không phải chờ đến khi ra ấn bản tĩnh (trong trường hợp in trên giấy hoặc đĩa).

Thông tin trên một bách khoa toàn thư in cần có một cấu trúc phân cấp nào đó, và thông thường thì các đề mục được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái. Tuy nhiên với định dạng lưu trữ điện tử động, việc áp đặt một cấu trúc định sẵn là hoàn toàn không cần thiết. Thay vào đó, hầu hết các bách khoa toàn thư điện tử cho phép sắp xếp các đề mục bằng nhiều cách khác nhau, kể cả theo chủ đề lẫn theo thứ tự trong bảng chữ cái.

[sửa] Danh sách các bách khoa toàn thư

[sửa] Những bách khoa toàn thư và soạn giả có tiếng trước năm 1700

  • Lịch sử tự nhiên của Pliny, 77. Rất có ảnh hưởng vào thời Trung cổ.
  • Institutiones của Cassiodorus, 560. Bách khoa toàn thư Cơ đốc giáo đầu tiên.
  • Etymologiae của thánh Isidore of Seville, 636. Bách khoa toàn thư Cơ đốc giáo, có ảnh hưởng nhất đầu thời kỳ Trung cổ.
  • Adab al-kātib (Sách kiến thức) của Ibn Qutayba (828-889). Công trình Ả Rập sớm nhất được coi là bách khoa toàn thư.
  • Bibliotheke của Patriarch Photios (thế kỷ thứ 9). Công trình La Mã phương Đông (Byzantine) sớm nhất được gọi là bách khoa toàn thư.
  • Hrabanus Maurus, 842. De rerum naturis (Về bản chất sự vật). Xuất phát từ công trình của Isidore.
  • Suda (thế kỷ thứ 10).
  • Bartholomeus de Glanvilla, De proprietatibus rerum, 1240. Bách khoa toàn thư được đọc và trích dẫn nhiều nhất vào cuối thời Trung cổ.
  • Vincent de Beauvais, Speculum Majus, 1260. Bách khoa toàn thư tham vọng nhất vào cuối thời Trung cổ với 3 triệu từ mục.
  • Vĩnh Lạc Đại Điển (1403-1408). Bách khoa toàn thư sớm nhất của Trung quốc.
  • Theodor Zwinger (1533-1588), Theatrum Vitae Humanae, 1588.
  • Louis Moréri The Great Historical Dictionary, 1671.
  • Pierre Bayle Historical and Critical Dictionary, 1695.
  • Vincenzo Coronelli xuất bản Biblioteca Universale Sacro-Profana vào đầu thế kỷ thứ 18, bách khoa toàn thư đầu tiên theo phương pháp sắp theo thứ tự trong bảng chữ cái.
  • John Henry Alsted
  • John Jacob Hoffman

[sửa] Những bách khoa toàn thư xuất bản từ năm 1700-1800

  • Lexicon technicum (1704)
  • Cyclopaedia, or Universal Dictionary of Arts and Sciences (1723 và các ấn bản sau; thường được gọi là Chambers's Cyclopaedia)
  • An Universal History of Arts and Sciences (1745)
  • Encyclopædia Britannica (1771, ấn bản lần thứ 2 và 3 năm 1800)
  • Encyclopædia Perthensis (1796-1806, ấn bản lần thứ 2 năm1816)

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Pháp

  • Encyclopédie (1751–1772)
  • Encyclopédie Méthodique (Bách khoa toàn thư có phương pháp)
  • Grand dictionnaire universel du XIXme siècle (Đại từ điển phổ thông thế kỷ 19) của Pierre Larousse
  • Nouveau Petit Larousse Illustre của Claude Auge

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Đức

  • Grosses vollständiges Universal-Lexicon (1751-1754)
  • Conversations Lexikon mit vorzüglicher Rücksicht auf die gegenwärtigen Zeiten (1796-1808; xem Brockhaus)

[sửa] Những bách khoa toàn thư được xuất bản từ năm 1800-1900

  • Rees's Cyclopaedia (1802-1819)
  • Encyclopædia Britannica (ấn bản lần 4-9 đến năm 1900)
  • Edinburgh Encyclopaedia (1808)
  • British Encyclopaedia (1809)
  • Encyclopaedia Londinensis (1810)
  • Pantologia (1813)
  • Encyclopaedia Metropolitana (1817-1845)
  • Penny Cyclopaedia (1833-1846)
  • English Encyclopaedia (1854-1862, phụ lục 1869-1873)
  • Chambers's Encyclopaedia (1860-1868; không liên hệ gì với Chambers's Cyclopaedia thế kỷ 18)

[sửa] Những bách khoa toàn thư đặc biệt

  • Engineer's and Mechanic's Encyclopaedia (1836/1837 ấn bản lần 2: 1849; thường được gọi là Bách khoa toàn thư Hebert)
  • Cyclopaedia of Useful Arts and Manufactures (1852; thường được gọi là Bách khoa toàn thư Tomlinson)
  • A Dictionary of Greek and Roman Antiquities (1842)

[sửa] Bách khoa toàn thư của Mỹ

  • New American Encyclopaedia (1858-1863 phụ lục hằng năm đến năm 1902)
  • American Encyclopaededia (1873-1876)
  • New Universal Encyclopaedia (1875-1877)
  • Johnson's Universal Encyclopaedia (1893-1895)
  • Encyclopedia Americana (1839-1847)
  • International Encyclopaedia (1884-1898)

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Đức

  • Ökonomische Encyklopädie (Hệ thống tổng quan tiểu bang, thành phố, nhà cửa và nông nghiệp) Biên tập viên D. Johann Georg Krünitz (242 tập 1773-1858)
  • Brockhaus (xuất bản lần 1-14 đến năm 1900)
  • Pierers Universal-Lexikon (1824-1836; xuất bản lần 7: 1888-1893)
  • Meyers Konversations-Lexikon (1839-1855; xuất bản lần 5: 1893-1897)
  • Herders Konversations-Lexikon (1854-1857; xuất bản lần 2: 1875-1879)

[sửa] Những bách khoa toàn thư được xuất bản từ năm 1900-2000

  • Encyclopædia Britannica (xuất bản lần 10-16 đến năm 2000)
  • Harmsworth's Encyclopaedia (1905; được biết đến ở Mỹ với tên Nelson's Encyclopaedia)
  • Everyman Encyclopaedia (khoảng 1910)
  • The Children's Encyclopedia (1911)
  • The World Book Encyclopedia (1917)
  • Encyclopedia International (1963)
  • Encarta (1993; lấy nội dung từ Funk and Wagnalls)
  • Encyclopedia of Life Support Systems
  • Funk and Wagnalls (1912-2001?)

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Anh Mỹ

  • New International Encyclopaedia (1902)
  • Collier's Encyclopedia (1951-1952)
  • The Nuttall Encyclopaedia

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Đức

  • Brockhaus (xuất bản lần thứ 15-20 đến năm 2000)
  • Meyers Konversations-Lexikon (xuất bản lần thứ 6: 1902-1908; lần thứ 9 (cuối cùng): 1971-1979)
  • Herders Konversations-Lexikon (xuất bản lần thứ 3: 1902-1907; lần thứ 5: 1952-1956)

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Nga

  • Đại Bách khoa toàn thư Xô viết (Большая советская энциклопедия) (xuất bản lần thứ nhất: 1926-1933), lần thứ 3 (cuối cùng): 1969-1978)

[sửa] Bách khoa toàn thư tôn giáo

  • Jewish Encyclopedia (Bách khoa toàn thư Do thái giáo) (1901-1906)
  • Encyclopedia Judaica (Bách khoa toàn thư Do thái giáo)
  • Catholic Encyclopedia (Bách khoa toàn thư Thiên chúa giáo) (1913)
  • Schaff-Herzog Encyclopedia of Religious Knowledge (Bách khoa toàn thư kiến thức tôn giáo Schaff-Herzog) (1914)
  • Encyclopedia of Mormonism (Bách khoa toàn thư Mormon giáo) (1992)
  • Orthodox Encyclopedia (Bách khoa toàn thư Chính thống giáo) (Serbe)

[sửa] Những bách khoa toàn thư được xuất bản từ năm 2000 trở đi

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Tây Ban Nha

  • Gran Enciclopedia Planeta (2004, Tây Ban Nha)

[sửa] Bách khoa toàn thư tiếng Nga

  • Đại Bách khoa toàn thư Nga (Большая российская энциклопедия) (tập 1: 2004)

[sửa] Xem thêm

  • Từ điển
  • Bách khoa toàn thư Brown
  • Soạn giả bách khoa
  • Lịch sử khoa học và kỹ thuật
  • Thư viện và khoa học về thông tin
  • Danh sách các bách khoa toàn thư
  • Văn học
  • Từ điển học
  • Công trình tham khảo

[sửa] Tham khảo

Bằng tiếng Việt:

Bằng tiếng Anh:

  • Robert Collison, Encyclopaedias: Their History Throughout the Ages, xuất bản lần 2 (New York, London: Hafner 1966)

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com