Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Đế chế Đức – Wikipedia tiếng Việt

Đế chế Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quốc kỳ Đế chế Đức
Quốc kỳ Đế chế Đức

Đế chế Đức (Đức ngữ: Deutsches Reich) được Otto von Bismarck thành lập năm 1871 sau khi thống nhất các vương quốc và công quốc do người Đức cai trị, chấm dứt năm 1918 khi Hoàng đế Wilhelm II thoái vị do Đức thất trận trong Thế chiến I.

Mục lục

[sửa] Nguồn gốc

Nguồn gốc của Đế chế Đức là vương quốc Phổ, là vương quốc khởi sinh từ công quốc Brandenburg (Đức ngữ: Kurfürstentum Brandenburg) từ thế kỷ 11. Dưới quyền dòng họ Hohenzollern trị vì Brandenburg, các dân tộc Slav[1], chủ yếu là Ba Lan, dần dần bị đẩy lui về dọc bờ Biển Baltic. Những người kháng cự hoặc bị tiêu diệt hoặc trở thành nông nô.

Yếu điểm của Phổ là về địa lý. Do kết quả của các cuộc hôn nhân và thừa kế trong quá khứ, lãnh thổ của vương quốc bị tách rời nhau khắp vùng đồng bằng Bắc Âu. Lãnh thổ xa nhất về phía tây là Công quốc Cleves, nằm dọc bờ Sông Rhine; xa nhất về phía đông là Công quốc Đông Phổ. Brandenburg không có đường đi ra biển, thiếu tài nguyên thiên nhiên, và đất không được màu mỡ. Lãnh thổ vương quốc luôn bị quân Tin lành và Cơ đốc tàn phá và giết chóc.

Tuy nhiên, năm 1640 công quốc đã sản sinh một nhà lãnh đạo kiệt xuất: Tuyển hầu tước (Elector) Friedrich Wilhelm. Dù lãnh thổ bị phân tán và nghèo khó, ông đã mơ đến một vương quốc độc lập, đoàn kết và hùng mạnh. Ông tạo dựng một guồng máy đưa Phổ lên hàng đầu ở Châu Âu. Ông tổ chức một chính phủ tập trung có hiệu năng, có kỷ luật, thêm hệ thống bưu điện và biểu thuế lũy tiến. Đến năm 1688, sau 48 năm trị vì, ông đã gây dựng quân đội chính quy với 30.000 người trong tổng số dân chỉ có một triệu.

Các hậu duệ của ông gây dựng tiếp trên nền móng ông đã đặt ra. Đến năm 1701, uy thế của Phổ đã lên đến mức Tuyển hầu tước Friedrich III, con của Friedrich Wilhelm, không tự mãn với tước hiệu Tuyển hầu tước. Ông muốn trở thành vua. Người có quyền ban tước hiệu này là Hoàng đế Thánh chế La Mã đóng thủ đô ở Wien thì lưỡng lự: nếu phong Friedrich làm vua thì các Tuyển hầu tước của Hannover, BayernSachsen cũng sẽ muốn làm vua. Nhưng Hoàng đế không có chọn lựa khác, cuối cùng phải ưng thuận. Ngày 18/1/1701, Friedrich III tự đội lên đầu chiếc vương miện để trở thành Vua Friedrich I của nước Phổ.

Năm 1713, Vua Friedrich Wilhelm I lên kế vị ở tuổi 25. Có tính cương nghị còn hơn cả người cha và ông nội, vị vua này đặt ra mục tiêu của Phổ là trở nên một cường quốc quân sự. Mọi việc đều theo chiều hướng này: nền kinh tế đủ mạnh để nuôi sống một đội quân hùng hậu, bộ máy hành chính có hiệu năng để tận thu thuế hầu trả đủ lương cho binh sĩ, một hệ thống giáo dục xuất chúng nhằm tạo ra binh sĩ có trình độ. Trái ngược với nước Pháp lo đổ tiền của vào các công trình kiến trúc vĩ đại, Phổ lo xây dựng chỉ với mục đích quân sự: nhà máy làm thuốc súng, lò đúc đại bác, kho vũ khí, doanh trại quân đội.

Năm 1740, Vua Friedrich Wilhelm I qua đời, và Hoàng Thái tử Friedrich lên ngôi ở tuổi 28. Chỉ trong vòng vài tháng, vị vua trẻ đã điều khiển đoàn quân – mà ông nội và người cha đã dày công gây dựng – đi đánh trận. Trong sự ngỡ ngàng của Châu Âu, ông xâm chiếm Schlesien, thậm chí gây hấn với Thánh chế La Mã của dòng họ Habsburg. Đấy là chiến dịch đầu tiên trong những chiến dịch xuất chúng khiến cho ông được tôn vinh là Friedrich Đại đế.

Vào thời gian này, Phổ đã vươn lên thành một cường quốc quân sự ở Châu Âu, nhưng vẫn thiếu tiềm lực cốt lõi. Đất khô cằn, không có khoáng sản; dân số ít ỏi. Không có thị trấn lớn, không có công nghiệp, nền văn hóa thì nghèo nàn. Thậm chí giới quý tộc cũng nghèo túng, và nông dân không có đất canh tác, sống cuộc đời vô cùng cực khổ. Tuy thế, với ý chí sắt đá và thiên tài tổ chức, dòng họ Hohenzollern nỗ lực gây dựng một vương quốc quân sự khắc khổ có quân đội được rèn luyện chu đáo, đánh thắng hết trận này qua trận khác. Họ cũng theo đuổi chính sách ngoại giao mềm dẻo, sẵn sàng liên minh với bất kỳ thế lực nào. Từ đấy, vương quốc mở rộng dần lãnh thổ.

Thế là, một vương quốc vươn lên theo cách giả tạo, chỉ biết đi thôn tính, giữ mối gắn bó qua quyền hành chuyên chế của quân vương, qua bộ máy cai trị có đầu óc hẹp hòi và qua quân đội có kỷ luật một cách tàn bạo. Hai phần ba, và có lúc năm phần sáu, ngân sách cả nước đổ dồn cho quân đội, và dưới quyền chỉ huy của quân vương, quân đội tự nó trở thành một vương quốc. Điều này khiến cho Mirabeau nhận xét: Phổ không phải là một quốc gia có quân đội, mà là một đội quân có quốc gia. Cả vương quốc hoạt động như là một cỗ máy mà nhân dân là những đinh ốc, chỉ biết phục tòng, làm việc và hy sinh.

[sửa] Sự hình thành Đế chế Đức

Trong giai đoạn 1866-1871, thiên tài chính trị Bismarck chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các lãnh thổ do người Đức cai trị, vốn đã hiện diện gần một nghìn năm, thay vào đấy là nước Đức-Phổ. Bismarck đã tạo dựng nên một Đế chế Đức quy tụ dân tộc có thiên bẩm, năng động.

Khi nắm quyền Thủ tướng nước Phổ năm 1862, Bismarck đã tuyên bố: Những vấn đề trọng đại hiện giờ sẽ không được giải quyết bằng lá phiếu theo đa số, mà qua cách thức sắt máu. Chính xác đấy là cách ông tiến hành, dù ông cũng sử dụng đường lối ngoại giao nhưng thường có tính dối trá. Mục tiêu của Bismarck là xóa bỏ tự do, củng cố quyền lực theo đường lối bảo thủ – đấy là quyền lực của người Junker, của quân đội và vương triều – và biến Đế chế Đức thành cường quốc.

Bismarck trước tiên lo gây dựng quân đội Phổ vốn là nòng cốt cho lực lượng quân sự của đế chế. Khi nghị viện không chịu biểu quyết thêm ngân sách, ông giải tán nghị viện rồi tự huy động nguồn kinh phí. Sau khi đã tăng cường quân đội, Bismarck phát động ba cuộc chiến. Khởi đầu là đánh Đan Mạch năm 1864, sáp nhập các công quốc Schleswig và Holstein vào lãnh thổ Đức. Kế tiếp là đánh Áo năm 1866, rồi gây hấn với Pháp.

Phổ sáp nhập mọi công quốc của người Đức nằm về phía bắc sông Main: Hanover, Hesse, Nassua, Frankfurt và Elbe. Với chiến bại của Hoàng đế Napoléon III của Pháp, những lãnh thổ miền nam nước Đức, đứng đầu là vương quốc Bayern, được sáp nhập vào nước Đức-Phổ.

[sửa] Sự phát triển

Bản đồ Đế chế Đức
Bản đồ Đế chế Đức
Các thuộc địa Đế chế Đức
Các thuộc địa Đế chế Đức

Thành tựu quang vinh của Bismarck là sự ra đời của Đế chế Đức ngày 18/1/1871, khi Vua Wilhelm của Phổ cử hành lễ đăng quang làm Hoàng đế Đức trong Điện Versailles của Pháp. Đế chế Đức được thống nhất nhờ quân lực Phổ. Vào lúc này, đấy là cường quốc hùng mạnh nhất ở lục địa Châu Âu; đối thủ duy nhất trên toàn Châu Âu chỉ có Vương quốc Anh.

Tuy thế, có một nhược điểm nghiêm trọng. Trên thực tế, Đế chế Đức chỉ là nước Phổ mở rộng; thực lực của Đế chế chỉ là thực lực của Phổ. Đấy là sự thật, và gây hậu quả tai hại cho chính người Đức. Từ năm 1871 đến năm 1933 và thật ra cho đến ngày tàn của Hitler năm 1945, dòng lịch sử của Đức cứ thẳng tiến theo cách như thế, ngoại trừ nền Cộng hòa Đức ngắn ngủi (1918-1933).

Dù cho vẻ bề ngoài dân chủ qua việc thành lập Nghị viện, Đế chế Đức thật ra là chế độ chuyên chế quân phiệt dưới quyền của Vua nước Phổ, cũng là Hoàng đế Đức. Nghị viện không có nhiều quyền hành, mà chỉ là một diễn đàn để đại diện nhân dân bàn cãi cho hả dạ hoặc mặc cả quyền lợi nhỏ nhoi cho giai cấp mà họ làm đại diện. Ngai vàng nắm quyền hành – theo ý niệm thiêng liêng. Ngay cả về sau này, năm 1910, Hoàng đế Wilhelm II còn tuyên bố rằng ngai vàng “chỉ do Thượng đế trao cho, chứ không phải từ nghị viện hoặc qua dân chúng.” Ông còn nói thêm: “Vì bản thân tôi là công cụ của Thượng đế, tôi làm theo ý mình.”

Hoàng đế không bị Nghị viện ngăn trở. Ông bổ nhiệm Thủ tướng để chịu trách nhiệm với chính ông, không phải với Nghị viện vốn không có quyền bất tín nhiệm. Vì thế, trái ngược với sự tiến hóa của các quốc gia khác ở Tây Âu, ý niệm về dân chủ, về quyền hạn của nghị viện không bao giờ bén rễ ở Đức, ngay vào đầu thế kỷ 20. Dù cho các đảng phái lớn tiếng đòi hỏi chế độ quân chủ nghị viện, họ vẫn không thành công. Các tầng lớp trung lưu, được hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp và bị lóa mắt vì chính sách hiếu chiến của Bismarck, chỉ biết tiếp nhận lợi ích vật chất mà không thiết tha gì đến tự do chính trị mà họ có quyền hưởng. Họ chấp nhận chế độ chuyên chế của vương triều Hohenzollern. Họ cam lòng nép dưới bộ máy cai trị của người Junker và chế độ quân phiệt của Phổ.

Giai cấp công nhân Đức cũng có thái độ tương tự. Để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, trong giai đoạn 1883-1889 Bismarck thiết lập chương trình an ninh xã hội rộng rãi, bao gồm bảo hiểm cho lương hưu, bệnh tật, tai nạn và thương tật. Dù cho Nhà nước tổ chức, nguồn kinh phí được lấy từ chủ và thợ. Việc này khiến cho giai cấp công nhân đánh giá cao an ninh xã hội hơn là tự do về chính trị, và xem Nhà nước là ân nhân của họ.

Hitler sau này lợi dụng triệt để tâm lý ấy. Trong quyển Mein Kampf, ông viết: “Tôi đã nghiên cứu pháp chế chủ nghĩa xã hội của Bismarck.” Nước Đức vươn lên, và hầu như toàn dân Đức đều nức lòng làm theo tất cả những gì mà nhà lãnh đạo đòi hỏi.

[sửa] Sự tiếp nối

Đế chế thứ hai là ý niệm gán cho Đế chế Đức (1871-1918), tiếp theo Đế chế thứ Nhất là ý niệm gán cho Thánh chế La Mã. Tiếp nối là Đế chế thứ ba của những người theo Đảng Đức Quốc xã do Adolf Hitler làm Lãnh tụ.

Tên gốc theo tiếng Đức Deutsches Reich cũng là tên chính thức được tiếp tục sử dụng cho Cộng hòa Đức (1919-1933) và nước Đức dưới chế độ Quốc xã (1933-1945). Hiến pháp Đức có hiệu lực trong thời gian 1919-1933, do hội nghị đại biểu nhân dân soạn ra ở Thành phố Weimar (vì thế có tên thông dụng là Hiến pháp Weimar vẫn mang tựa chính thức là Verfassung des Deutschen Reichs (Hiến pháp của Đế chế Đức) giống như tựa của bản hiến pháp có hiệu lực trong thời gian 1871-1919.

Trước tiên là Bismarck, kế đến là Hoàng đế Wilhelm II và cuối cùng Hitler đã thành công trong việc nuôi dưỡng tham vọng về quyền lực và thống trị, với sự hỗ trợ của giai cấp quân phiệt. Từ đấy dẫn đến xu hướng thích sử dụng quân đội, khinh thường dân chủ và tự do cá nhân, chỉ theo đuổi chế độ chuyên chế. Theo chiều hướng như thế, Đế chế Đức nổi lên đến tầm cao mới, xuống dốc rồi vươn lên lại trong Đế chế thứ Ba, cho đến lúc xem chừng bị hủy diệt cùng với Hitler vào mùa xuân 1945.

[sửa] Đế chế Đức và Adolf Hitler

Hitler luôn tìm cách khơi dậy trong lòng người Đức về vinh quang của Đế chế Đức trước đó. Ví dụ nổi bật nhất là sau khi Tòa nhà Nghị viện bị cháy năm 1933, Hitler khai mạc phiên họp Nghị viện mới trong Nhà thờ Doanh trại Potsdam, là thánh địa của nước Phổ xa xưa, gợi lại trong lòng người Đức nhiều hoài niệm. Đây chính là nơi Friedrich Đại đế yên nghỉ, nơi tôn thờ các hoàng đế vương triều Hohenzollern. Ngày được chọn để cử hành lễ khai mạc Nghị viện đầu tiên của Quốc xã, 21/3, cũng có ý nghĩa. Đấy là ngày kỷ niệm Bismarck khai mạc Nghị viện đầu tiên của Đế chế thứ Hai vào năm 1871.

Hitler luôn có ảm ảnh về Lebensraum – không gian sinh sống – là chủ đề vương vấn ông cho đến ngày cuối, được trình bày trong quyển sách Mein Kampf của ông. Theo Hitler, Hoàng tộc Hohenzollern đã sai lầm khi tìm kiếm thuộc địa xa xôi ở Châu Phi. Ông nghĩ Đức phải mở rộng lãnh thổ bằng cách chiếm đất ở miền Đông, theo đường ranh giới "600 năm về trước" vì vào thời kỳ này, Đế chế thứ Nhất trở nên cực thịnh. Từ ý tưởng phục hồi đế chế này mà Đại chiến II bùng nổ.

Hitler nghiên cứu Đế chế thứ Hai khá kỹ.[2] Đối với ông, cho dù có sai lầm, Đế chế thứ Hai là thành tựu sáng chói mà người Đức đạt được. Đấy là nước Đức mà Hitler muốn tái lập. Trong quyển Mein Kampf, Hitler bàn sâu về những lý do khiến cho Đế chế thứ Hai sụp đổ: việc dung dưỡng người Do Thái và người theo Mác-xít, tư tưởng trọng vật chất và ích kỷ của giới trung lưu, ảnh hưởng bất chính của những kẻ “luồn cúi và xu nịnh” quanh ngai vàng Hohenzollern, “chính sách liên minh tai hại” với người Habsburg suy đồi và người Ý không đáng tin thay vì với Anh, thiếu chính sách về chủng tộc và xã hội cơ bản. Đây là những thất bại mà Hitler hứa Đức Quốc xã sẽ khắc phục.

[sửa] Chú thích

  1. ^  Slav là những dân tộc phân bố ở Đông Âu và Trung Âu, bán đảo Balkan, và quá dãy núi phía Châu Á. Nhánh miền Đông gồm những dân tộc Nga, Belarus, Ukraine; nhánh miền Tây gồm những dân tộc Ba Lan, Séc, Slovak; và nhánh miền Nam gồm những dân tộc Slovenia, Serb-Croatia, Macedonia, và Bulgari.
  2. ^  Theo The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany, của William L. Shirer. NXB: Simon and Schuster, Inc., New York, N.Y., 1960.

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com