Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Diễn văn Gettysburg – Wikipedia tiếng Việt

Diễn văn Gettysburg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bức ảnh duy nhất của Abraham Lincoln tại Gettysburg (ngồi giữa), chụp vào giữa trưa, ba giờ trước khi ông đọc diễn văn. (full view)
Bức ảnh duy nhất của Abraham Lincoln tại Gettysburg (ngồi giữa), chụp vào giữa trưa, ba giờ trước khi ông đọc diễn văn. (full view)

Diễn văn Gettysburg là bài diễn từ nổi tiếng nhất của Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln, và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Được đọc tại Lễ Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania ngày 19 tháng 11 năm 1863, trong thời Nội chiến Mỹ, bốn tháng rưỡi sau khi xảy ra mặt trận Gettysburg đẫm máu.

Bài diễn văn được viết cách công phu của Lincoln, chỉ là phần phụ trong buổi lễ, cuối cùng đã được nhìn nhận là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ quốc. Với bài diễn văn chưa tới 300 từ và dài từ hai đến ba phút, Lincoln đã viện dẫn những nguyên tắc về bình đẳng được tuyên cáo bởi bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và khẳng định rằng cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để “sản sinh một nền tự do mới”, sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thật.

Bắt đầu với câu nói nay đã trở thành khuôn mẫu “Four score and seven years ago,” (Tám mươi bảy năm trước), Lincoln đề cập đến những diễn biến trong cuộc Cách mạng Mỹ, và miêu tả buổi lễ tại Gettysburg là một cơ hội không chỉ để cung hiến nghĩa trang, nhưng cũng để hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng “chính quyền của dân, cho dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất.”

Mục lục

[sửa] Nội dung

Lincoln sử dụng từ “quốc gia” năm lần (bốn lần ông nói về nước Mỹ, một lần khác khi ông nói “bất cứ quốc gia nào cũng được thai nghén và cung hiến”), nhưng không lần nào nhắc đến từ “liên bang” - ngụ ý miền Bắc – như thế, mục tiêu phục hồi một quốc gia, không phải một liên bang gồm các tiểu bang tự trị, là quan trọng hơn hết. Bài diễn văn nhắc đến Chiến tranh Cách mạng Mỹ và câu nói nổi tiếng nhất của bản Tuyên ngôn Độc lập “mọi người sinh ra đều bình đẳng”.

Lincoln không trích dẫn Hiến pháp năm 1789, trong đó chế độ nô lệ được mặc nhận trong “thỏa hiệp thứ ba mươi lăm”, cũng không sử dụng từ “nô lệ”.

[sửa] Bối cảnh

Binh sĩ Liên bang tử trận tại Mặt trận Gettysburg, ảnh của Timothy O'Sullivan, 5 tháng 7–6 tháng 7, 1863.
Binh sĩ Liên bang tử trận tại Mặt trận Gettysburg, ảnh của Timothy O'Sullivan, 5 tháng 76 tháng 7, 1863.

Mặt trận bùng nổ ở Gettysburg (1 tháng 7 - 3 tháng 7 năm 1863) đã vĩnh viễn làm thay đổi thị trấn nhỏ bé này. Bãi chiến trường ngổn ngang thi thể của hơn 7.500 binh sĩ tử trận và vài ngàn xác ngựa của Quân đoàn Potomac thuộc Liên bang (Union) cũng như Quân đoàn Bắc Virginia của Liên bang miền Nam (Confederacy). Tử khí bốc lên từ hàng ngàn thi thể đang thối rữa của binh sĩ, chiến đấu từ hai bên chiến tuyến nhưng cùng nằm xuống trên một trận địa, làm cư dân thị trấn mắc bệnh nghiêm trọng, và việc chôn cất tử tế những người lính trận vong trở nên ưu tiên hàng đầu đối với vài ngàn cư dân Gettysburg. Theo sự hướng dẫn của David Wills, một luật sư giàu có 32 tuổi, tiểu bang Pennsylvania mua một khu đất rộng 17 mẫu Anh (69.000 m2) để xây dựng một nghĩa trang nhằm tôn vinh những người lính thiệt mạng trong trận đánh mùa hè năm ấy.

Lúc đầu, Will dự định tổ chức lễ cung hiến nghĩa trang vào thứ Tư ngày 23 tháng 9, và mời Edward Everett, từng là Ngoại trưởng, Thượng nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Thống đốc tiểu bang Massachusetts, và Viện trưởng Đại học Harvard là diễn giả chính. Vào lúc ấy, Everett được xem là nhà hùng biện tài danh nhất. Trong lời phúc đáp, Everett cho biết ông không thể chuẩn bị cho bài diễn văn trong một thời gian ngắn như thế và đề nghị dời ngày lễ, ban tổ chức đồng ý và ấn định ngày lễ sẽ được tổ chức vào thứ Năm ngày 19 tháng 11.

Về sau, Wills và ban tổ chức mới nghĩ đến việc mời Lincoln đến tham dự buổi lễ. Bức thư của Will viết, “Chúng tôi mong ước sau phần diễn thuyết, tổng thống, với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp của quốc gia, chính thức biệt riêng khu đất này cho mục đích thiêng liêng bằng vài lời cung hiến”. Vai trò của Lincoln trong buổi lễ là không quan trọng, tương tự như tập quán mời một nhân vật nổi tiếng đến cắt băng khánh thành.

Ngày 18 tháng 11, Lincoln đến Gettysburg bằng xe lửa, qua đêm tại nhà của Will ở quãng trường thị trấn, tại đây ông hoàn tất bài diễn văn đã viết dang dở từ Washington. Trái với các giai thoại, Lincoln không hoàn tất bài diễn văn trên tàu lửa cũng không viết nó trên bì thư. Vào lúc 9:30 sáng ngày 19 tháng 11, Lincoln gia nhập cuộc diễu hành với các nhân vật quan trọng, người dân thị trấn, và các góa phụ đến khu đất sẽ được cung hiến.

Ước tính có xấp xỉ 15.000 người đến tham dự buổi lễ, trong đó có các thống đốc đương nhiệm của 6 trong số 24 tiểu bang thuộc Liên bang: Andrew Gregg Curtin, tiểu bang Pennsylvania; Augustus Bradford, Maryland; Oliver P. Morton, Indiana; Horatio Seymour, New York; Joel Parker, New Jersey; và David Tod, Ohio.

[sửa] Chương trình buổi lễ

Chương trình buổi lễ được hoạch định bởi Wills và ban tổ chức gồm có:

Âm nhạc, Ban nhạc Birgfield
Cầu nguyện, Mục sư T. H. Stockton, D. D.
Âm nhạc, Dàn nhạc Thuỷ quân Lục chiến
Diễn thuyết, Edward Everett
Âm nhạc, Thánh ca sáng tác bởi B. B. French, Esq.
Lời Cung hiến, Tổng thống Hoa Kỳ
Bài ca Truy điệu, Ca đoàn
Chúc phước, Mục sư H. L. Baugher, D. D.

Trong buổi lễ, “Diễn văn Gettysburg” được mọi người trông đợi không phải là bài viết ngắn được trình bày bởi Tổng thống Lincoln, mà là bài diễn từ dài hai giờ đồng hồ với 13.607 từ của Everett.

[sửa] Diễn văn Gettysburg của Lincoln

Lincoln đọc bài diễn văn với giọng Kentucky trong quãng thời gian từ hai đến ba phút. Ông tóm tắt cuộc chiến trong mười câu và 272 từ, tái cung hiến đất nước cho cuộc đấu tranh và cho lý tưởng biểu thị rằng không chiến binh nào tử trận ở Gettysburg đã chết vô ích.

Các học giả đương đại bất đồng với nhau về ngôn từ chính xác của bài diễn văn, cũng như các bản sao chép được ấn hành bởi báo chí, ngay cả những bản viết tay của Lincoln cũng khác nhau về ngôn từ, phân đoạn và cấu trúc. Trong các phiên bản này, bản văn của Bliss được xem là bản chuẩn. Đó là bản duy nhất có chữ ký của Lincoln:

Tám mươi bảy năm trước, ông cha ta đã tạo dựng trên lục địa này một quốc gia mới, được thai nghén trong Tự do, được cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.
Ngày nay, chúng ta đang tiến hành một cuộc nội chiến vĩ đại nhằm thử thách quốc gia này, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, xem có đủ quyết tâm theo đuổi lý tưởng mà đất nước ấy đã được thai nghén và cung hiến cho. Chúng ta gặp nhau ở đây, trên bãi chiến trường này. Chúng ta đến đây để cung hiến một phần của mảnh đất, nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để tổ quốc được sống. Đó là điều chúng ta cần phải làm.
Song, trong một ý nghĩa lớn lao hơn, chúng ta không thể cung hiến, cũng không thể thánh hoá mảnh đất này. Những con người dũng cảm, đang sống hay đã chết, là những người từng chiến đấu ở đây, đã cung hiến nó, họ đã làm điều mà những con người yếu đuối như chúng ta không thể làm gì thêm hơn nữa. Thế giới sẽ không quan tâm, cũng chẳng nhớ đến những gì chúng ta đang nói ở đây, nhưng thế giới sẽ không bao giờ quên những gì họ đã làm tại đây. Ấy là cho chúng ta, những người còn sống, cần cống hiến mình cho chính nghĩa vẫn chưa hoàn tất, mà những người từng chiến đấu ở đây đã cống hiến đời mình để sự thành công của chính nghĩa ấy mau đến. Ấy là cho chúng ta, những người đang hiện diện ở đây, tiếp nhận trọng trách đang đặt trước mặt chúng ta – chúng ta tiếp nhận từ những người đã khuất hiện đang được vinh danh lòng tận tuỵ với chính nghĩa mà họ đã cống hiến bằng chính sinh mạng mình – ngay tại đây, chúng ta quyết tâm không để họ chết vô ích – đất nước này, dưới sự quan phòng của Thiên Chúa, sẽ sản sinh một nền tự do mới – và chính quyền này của dân, do dân, vì dân sẽ không lụi tàn khỏi mặt đất.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Phân tích

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com