Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Tổng thống Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt

Tổng thống Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dấu ấn của Tổng thống Hoa Kỳ
Dấu ấn của Tổng thống Hoa Kỳ

Tổng thống Hoa Kỳ, cũng được gọi là ông chủ Nhà Trắng (Toà Bạch Ốc), là vị nguyên thủ quốc gia của đất nước này. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp của chính phủ liên bang đồng thời cũng là vị tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Với địa vị siêu cường của đất nước mình, Tổng thống Hoa Kỳ được nhiều người biết đến như là nhân vật số một của thế giới.

Tổng thống đương nhiệm là ông George W. Bush.


Loạt bài
Chính trị Hoa Kỳ
Hiến pháp
Chính quyền Liên bang
Quốc hội
Tối cao Pháp viện
Tổng thống
Đảng Dân chủ
Đảng Cộng hòa
sửa

Mục lục

[sửa] Những điều kiện để tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

Khoản I của Điều 2 trong Hiến pháp Hoa Kỳ quy định ứng cử viên tổng thống phải là công dân Hoa Kỳ được sinh ra trên đất nước này, tuổi từ 35 trở lên, và đã có (ít nhất) 14 năm cư trú ở Hoa Kỳ.

Tiêu chuẩn công dân sinh tại bản địa đã được bàn cãi nhiều lần trong những năm gần đây. Một số người cho rằng điều kiện này loại trừ nhiều người đủ tư cách, và không xem trọng những đóng góp của những người nhập cư. Một số tu chính án nhằm sửa đổi điều này đã được đề nghị nhưng chưa được chấp thuận.

Một nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm. Tu chính án thứ 22 (có hiệu lực năm 1951) quy định một người chỉ có thể giữ chức vụ tổng thống tối đa 2 nhiệm kỳ hoặc tối đa 10 năm nếu vị Tổng thống trước đó cầm quyền ít hơn 2 năm. Từ đó đến nay đã có ba vị Tổng thống nắm quyền trong hai nhiệm kỳ đầy đủ, đó là Dwight Eisenhower, Ronald ReaganBill Clinton. Tổng thống đương nhiệm George W. Bush sẽ trở thành người thứ tư khi ông hoàn tất nhiệm kỳ ông đang giữ.

[sửa] Bầu cử tổng thống

George Washington, Tổng thống đầu tiên (1789-1797)
George Washington, Tổng thống đầu tiên (1789-1797)

Bầu cử tổng thống là sự kiện bầu cử sôi nổi nhất tại Hoa Kỳ, diễn ra 4 năm một lần. Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống được bầu một cách gián tiếp qua chế độ đại cử tri (electoral college). Thực tế, các đại cử tri thường bỏ phiếu theo ý chí và nguyện vọng của người dân thể hiện qua kết quả bầu cử phổ thông (popular vote). Do đó, hệ thống đại cử tri không thật sự đóng một vai trò lớn lao. Tuy nhiên, thỉnh thoảng khi cuộc đua tranh chức tổng thống quá sát sao, ứng cử viên thắng cử giành được đa số phiếu đại cử tri nhưng không phải là người thắng cuộc trong kỳ bầu cử phổ thông. Tính dân chủ của hệ thống đại cử tri vẫn là một đề tài gây tranh luận sôi nổi hiện nay.

Trong hệ thống đại cử tri, mỗi tiểu bang đề cử một số đại cử tri bằng với số ghế của bang đó trong Quốc hội. Vì mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ và ít nhất 1 dân biểu (hạ nghị sĩ), số đại cử tri tối thiểu của một bang là 3 người. Riêng Thủ đô Washington tuy không phải là một bang nhưng được đặc cách cử 3 đại cử tri.

Mỗi đại cử tri bỏ phiếu bầu một ứng cử viên cho chức vụ tổng thống và một ứng cử viên cho chức vụ phó tổng thống. Ứng cử viên thắng cử phải chiếm được đa số phiếu bầu. Nếu không ai chiếm được đa số phiếu, Hạ nghị viện sẽ chọn ra Tổng thống (nếu trường hợp xảy ra với ứng cử viên tổng thống); và Thượng nghị viện sẽ chọn ra Phó tổng thống (nếu trường hợp xảy ra với ứng viên phó tổng thống). Sau khi thắng cử (hay tái đắc cử) Tổng thống sẽ đọc lời tuyên thệ trong Lễ nhậm chức ngày 20 tháng 1. Sau đó, Tổng thống thường đọc một bài diễn văn nhậm chức, xác định rõ đường lối của mình trong nhiệm kỳ thắng cử.

Thủ tục bầu cử tổng thống hiện đại bắt đầu trong các cuộc bầu cử sơ bộ, khi các đảng chính (nay là Dân chủCộng hoà) chọn một ứng cử viên ra tranh cử; ứng cử viên này chọn một người cùng đảng ứng cử chức Phó tổng thống để cùng đứng chung một phiếu. Hai ứng cử viên chính đua tranh nhau trong cuộc tổng tuyển cử, thường tham gia trong các cuộc tranh luận trên truyền hình trước ngày bầu cử và vận động toàn quốc.

Theo Điều II, Khoản I, câu 8 của hiến pháp, sau khi nhậm chức, Tổng thổng phải đọc câu tuyên thệ (hay thề) sau đây: "Tôi trân trọng tuyên thệ (hoặc thề) rằng tôi sẽ giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ với lòng trung thành và tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ." Chỉ hai vị Tổng thống đã thề thay vì tuyên thệ (Franklin Pierce và Herbert Hoover). Lời tuyên thệ thường được kết thúc bằng "Chúa giúp tôi," nhưng vì lý do tôn giáo một vài Tổng thống đã nói "Giúp tôi."

[sửa] Quyền lực tổng thống

Toà Nhà Trắng, nơi cư ngụ và làm việc của Tổng thống
Toà Nhà Trắng, nơi cư ngụ và làm việc của Tổng thống

Chức vụ tổng thống là một trong những chức vụ có quyền lực nhất trên thế giới. Tổng thống phải "đôn đốc việc thi hành pháp luật một cách đúng đắn". Để làm nhiệm vụ, Tổng thống cai quản bộ máy hành pháp của chính phủ liên bang — một tổ chức bao gồm 4 triệu nhân viên, trong đó có 1 triệu là nhân viên quân sự. Thêm vào đó, Tổng thống có nhiều quyền lập pháp và tư pháp.

[sửa] Quyền hành pháp

Trong bộ máy hành pháp, Tổng thống có nhiều quyền điều hành sự việc của chính phủ liên bang. Tổng thống có quyền tạo ra điều lệ, quy định và chỉ thị gọi là mệnh lệnh hành pháp (executive order), có hiệu lực như là luật trong các cơ quan liên bang nhưng không cần thông qua quốc hội. Với tư cách Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, Tổng thống còn có quyền điều khiển những Lực Lượng Quốc Phòng (National Guards) của mỗi tiểu bang. Trong tình huống chiến tranh hay trường hợp khẩn cấp, Quốc hội có thể cấp cho Tổng thống nhiều quyền hơn để quản lý nền kinh tế và bảo vệ an ninh Hoa Kỳ.

Tổng thống bổ nhiệm tất cả các bộ trưởng và hàng trăm nhân viên cấp cao liên bang khác với sự đồng ý của Thượng nghị viện. Trong năm 2003, trên 3000 chức vụ trong bộ hành pháp được Tổng thống bổ nhiệm, trong đó trên 1200 cần có sự đồng ý của Thượng nghị viện. Tuy nhiên, hầu hết các nhân viên trong chính quyền liên bang được chọn theo hệ thống dân chính, khi việc bổ nhiệm và lên chức được căn cứ theo khả năng và kinh nghiệm.

Tổng thống cũng có trách nhiệm chuẩn bị ngân sách Hoa Kỳ, nhưng cần phải được quốc hội phê chuẩn.

[sửa] Quyền lập pháp

Tuy hiến pháp có nói "tất cả quyền lập pháp" của chính phủ liên bang được nằm trong tay Quốc hội, Tổng thống cũng đóng một vai trò lập pháp quan trọng vì ông có quyền định chính sách. Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, và trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi nghị viện bỏ phiếu bác bỏ phủ quyết, đạo luật sẽ không có hiệu lực.

Nhiều đạo luật mà Quốc hội đề cập đến thường được ngành hành pháp phát thảo ra. Trong những thông điệp hằng năm và đặc biệt, Tổng thống có thể đề xuất những đạo luật ông tin là cần thiết. Thông điệp quan trọng nhất là Thông điệp Liên Bang trước Quốc hội, thường được phát biểu trong tháng 1 mỗi năm. Trước cả hai nghị viện, Tổng thống báo cáo Quốc hội về tình trạng của Liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp. Nếu Quốc hội hoãn trước khi xem xét những đạo luật này, Tổng thống có quyền triệu tập Quốc hội lại. Ngoài vai trò chính thức này, Tổng thống với tư cách là người lãnh đạo một đảng và là nhân vật quan trọng nhất trong bộ máy hành pháp của chính phủ, có thể ảnh hưởng đến dư luận và vì thế ảnh hưởng các luật được Quốc hội xem xét.

Để cải tiến mối quan hệ trong việc làm việc với Quốc hội, trong những năm gần đây Tổng thống có đặt ra một Văn phòng Liên lạc Quốc hội trong Nhà Trắng. Các nhân viên phụ tá theo dõi những hoạt động lập pháp và cố gắng thuyết phục các nghị sĩ của cả hai đảng để họ ủng hộ các chính sách được Tổng thống đưa ra.

[sửa] Quyền tư pháp

Một trong những quyền hiến pháp cấp cho Tổng thống là quyền bổ nhiệm các viên chức quan trọng. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các quan toà liên bang, kể cả các thẩm phán trong Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng nghị viện chấp thuận. Một quyền quan trọng khác là quyền huỷ bỏ bản án hoặc ân xá bất cứ ai phạm luật liên bang (trừ các vụ xét xử cách chức). Nhiều tổng thống đã dùng quyền này để giảm án nhiều tội nhân.

[sửa] Đối ngoại

Theo hiến pháp, Tổng thống là viên chức chủ yếu trong quan hệ đối ngoại giữa Hoa Kỳ với các nước khác. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các đại sứ, bộ trưởng và lãnh sự (đều cần sự đồng ý của Thượng nghị viện), và tiếp nhận các đại sứ và viên chức từ các nước khác. Cùng với bộ trưởng bộ ngoại giao (ngoại trưởng), Tổng thống quản lý mọi liên lạc chính thức với các nước khác. Có khi Tổng thống sẽ đích thân tham dự trong các cuộc hội nghị thượng đỉnh, nơi mà các nhân vật nguyên thủ quốc gia họp mặt để đàm phán. Vì lẽ đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ trong Hội nghị Paris sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc; Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã gặp mặt các nhà lãnh đạo phe Đồng Minh trong Đệ nhị thế chiến; và từ đó, các Tổng thống Hoa Kỳ đã đàm phán với các nhà lãnh đạo các nước khác các vấn đề kinh tế và chính trị để dẫn đến thoả thuận song phương hay đa phương.

Qua Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng, Tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ đang ở nước ngoài và những người quốc tịch khác trong Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền công nhận hay không công nhận các chính phủ hay quốc gia mới thành lập và thương lượng hiệp ước với các quốc gia khác; những hiệp ước này sẽ có hiệu lực tại Hoa Kỳ khi được 2/3 Thượng nghi phê chuẩn. Tổng thống cũng có quyền thương lượng các "Hiệp định hành chính" với những nước khác mà không cần Thượng nghị viện phê chuẩn.

[sửa] Giới hạn quyền tổng thống

George W. Bush Tổng thống thứ 43 (2001-)
George W. Bush Tổng thống thứ 43 (2001-)

Vì Tổng thống đóng nhiều vai trò và có nhiều trách nhiệm, cộng với sự hiện diện rõ rệt trong chính trị trong nước cũng như trên thế giới, nhiều người đã nhấn mạnh các quyền lực của Tổng thống. Nhiều người cũng nói đến một "chức tổng thống uy quyền", nói đến vai trò quan trọng của chức vụ mà Franklin D. Roosevelt đã mở rộng trong nhiệm kỳ của ông.

Một trong những sự thật khiến một Tổng thống mới phải tỉnh táo là một cấu trúc công chức được để lại rất khó quản lý và đổi hướng. Tổng thống chỉ có quyền bổ nhiệm khoảng 3.000 trong một hệ thống chính phủ có hơn 3 triệu nhân viên.

Tổng thống thường nhận thấy bộ máy chính phủ (dân chính) tự hoạt động mà không cần Tổng thống xen vào, và đã hoạt động như vậy trong quá khứ cũng như trong tương lai. Những tổng thống mới thường phải miễn cưỡng với những quyết định từ chính quyền tổng thống trước. Họ được để lại một ngân sách đã được viết và thành luật trước khi họ nhậm chức, cũng như những chương trình chi tiêu (như phúc lợi cho cựu quân nhân, tiền An sinh Xã hội, và bảo hiểm y tế Medicare cho người già), tất cả đều phải thi hành theo luật. Trong vấn đề đối ngoại, Tổng thống cũng phải đương đầu với những hiệp ước và thoả thuận mà các tổng thống trước đã ký kết.

Sau khi "phởn phơ" trong 100 ngày đầu tiên sau khi được bầu cử (được gọi là "thời kỳ trăng mật"), Tổng thống mới phải đương đầu với một quốc hội ít hợp tác và các nguồn thông tin đại chúng phê phán nhiều hơn. Tổng thống buộc phải xây dựng những liên minh (có thể tạm thời) giữa những thế lực có các điều quan tâm khác nhau, có khi trái ngược nhau — về kinh tế, địa lý, chủng tộc, hay tư tưởng. Tổng thống phải thoả hiệp với Quốc hội nếu muốn thông qua một đạo luật mới. Tổng thống John F. Kennedy đã than thở, "Đánh bại một dự luật trong Quốc hội rất dễ, nhưng thông qua một dự luật thì rất khó".

Tuy có những giới hạn này, mỗi Tổng thống đều đạt được ít nhất một phần của các mục tiêu pháp luật và ngăn ngừa một số dự luật ông tin rằng không tốt bằng cách dùng quyền phủ quyết. Quyền lực tổng thống trong quyết định chiến tranh và hoà bình, kể cả việc điều đình các hiệp ước, rất đáng kể. Tổng thống cũng có thể dùng chức vụ đặc biệt của mình để biện hộ và giải thích ý mình với quần chúng, được nhiều người chú ý hơn các chính trị gia khác.

Tuy bị giới hạn bởi các luật lệ đã được Quốc hội thông qua, bộ máy hành pháp của Tổng thống điều khiển hầu hết mọi chính sách ngoại giao, và quyền điều khiển quân đội với tư cách Tổng tư lệnh cũng đáng chú ý.

[sửa] Cách chức

Theo hiến pháp, Tổng thống, Phó tổng thống và các viên chức dân sự sẽ bị cách chức khi bị buộc tội phản quốc, nhận hối lộ, hay những tội nghiêm trọng khác.

Hạ nghị viện là nơi duy nhất có quyền kết tội các viên chức. Sau khi Tổng thống bị Hạ nghị viện buộc tội, Thượng nghị viện là nơi duy nhất có quyền xét xử. Khi nhóm họp để xét xử, các thượng nghị sĩ sẽ phải tuyên thệ hoặc thề. Trong trường hợp xét xử Tổng thống, Chánh án Tòa án Tối cao sẽ chủ tọa phiên tòa. Không một ai bị kết án nếu không được sự nhất trí của hai phần ba các thượng nghị sĩ có mặt.

Trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ có hai Tổng thống bị luận tội, nhưng đều vượt qua được. Hai người này là Andrew Johnson vì đã cách chức Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton sau khi quốc hội đã ban ra luật để bảo vệ ông trong chức này, và Bill Clinton vì khai man trước toà và cản trở công lý. Vì vụ bê bối Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã từ chức trước khi bị luận tội.

[sửa] Kế vị

Hiến pháp viết rằng nếu một Tổng thống bị qua đời, từ chức, hay bị cách chức, thì mọi "quyền lực và nhiệm vụ" sẽ chuyển giao cho Phó Tổng thống, nhưng không nói rõ rằng Phó tổng thống sẽ chính thức giữ chức Tổng thống hay chỉ đóng vai Tổng thống thôi. Sau khi Tổng thống William Henry Harrison qua đời, Phó tổng thống John Tyler cho rằng ông đã trở thành Tổng thống, chứ không chỉ đóng vai Tổng thống, và tất cả các trường hợp tương tự sau này cũng đã theo tiền lệ này.

Tu chính án thứ 25 loại bỏ điều mơ hồ này bằng cách xác nhận rằng Phó tổng thống sẽ là người kế vị Tổng thống cũng như nói rõ thủ tục Phó tổng thống có thể kế nhiệm Tổng thống khi Tổng thống bị tàn phế. Đạo luật Kế vị tổng thống năm 1947 đã viết rõ danh sách người kế vị gồm 17 viên chức, theo thứ tự như sau:

  1. Phó tổng thống
  2. Phát ngôn viên Hạ viện
  3. Chủ tịch lâm thời Thượng viện
  4. Bộ trưởng Ngoại giao
  5. Bộ trưởng Tài chính
  6. Bộ trưởng Quốc phòng
  7. Bộ trưởng Tư pháp
  8. Bộ trưởng Nội vụ
  9. Bộ trưởng Nông nghiệp
  10. Bộ trưởng Thương mại
  11. Bộ trưởng Lao động
  12. Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ con người
  13. Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị
  14. Bộ trưởng Giao thông
  15. Bộ trưởng Năng lượng
  16. Bộ trưởng Giáo dục
  17. Bộ trưởng Các vấn đề Cựu chiến binh

(Bộ trưởng An ninh nội địa không có trong danh sách vì chức vụ này mới đặt ra sau vụ khủng bố 11 tháng 9.)

Từ xưa đến nay chưa ai ngoài Phó tổng thống được kế nhiệm làm Tổng thống.

[sửa] Lương bổng và tiêu chuẩn của chức tổng thống

Lịch sử lương bổng tổng thống
Ngày thành lập Lương
24 tháng 9, 1789 $25.000
3 tháng 3, 1873 $50.000
4 tháng 3, 1909 $75.000
19 tháng 1, 1949 $100.000
20 tháng 1, 1969 $200.000
20 tháng 1, 2001 $400.000

Quốc hội Hoa Kỳ trong lần bầu đầu tiên đã chọn trả lương cho ông George Washington $25.000 mỗi năm — một số tiền khá lớn vào thời đó. Washington, vì là một người giàu có, đã không nhận số tiền lương này.

Từ năm 2001, Tổng thống được trả lương $400.000 mỗi năm.

Theo lệ, Tổng thống với tư cách là viên chức quan trọng nhất trong chính phủ Hoa Kỳ, là nhân viên chính phủ được trả lương cao nhất. Vì thế, lương của tổng thống là mức lương tối đa cho tất cả các viên chức liên bang khác, như là Chánh án Toà án Tối cao. Việc tăng lương cho năm 2001 đã được Quốc hội và Tổng thống Bill Clinton phê chuẩn trong năm 1999 vì lương các viên chức khác (được tăng bù cho sự mất giá của đồng tiền do lạm phát) đang gần cao bằng lương tổng thống. Vì thế, nếu muốn nâng lương các viên chức liên bang khác, mức lương của tổng thống cũng phải được nâng lên.

Ngoài lương bổng, các tổng thống thời nay còn có những tiêu chuẩn khác như được làm việc trong toà Nhà Trắng, một biệt thự 6 tầng ở Washington, D.C.. Trong lúc du hành, Tổng thống có thể làm việc trong một văn phòng trên một số máy bay Boeing 747 được thiết kế đặc biệt cho Tổng thống, được dùng tín hiệu Không Lực Một (Air Force One) khi có Tổng thống hiện diện. Tổng thống du hành quanh Washington trên một chiếc xe limousine Cadillac bọc thép, được trang bị với cửa kính và bánh xe chống đạn, có hệ thống điều hoà không khí riêng để đề phòng trường hợp bị tấn công sinh học hay hoá học. Khi du hành xa hơn trong khu vực Washington, Tổng thống sử dụng máy bay trực thăng, được dùng tín hiệu Thuỷ Quân Lục Chiến Một (Marine One) khi có Tổng thống hiện diện. Thêm vào đó, Tổng thống cũng có thể sử dụng Trại David tại Maryland, một trại hóng mát rất lớn thường được dùng để tiếp đãi các quan khách quan trọng nước ngoài.

Tổng thống và gia đình luôn được Cơ quan Mật vụ bảo vệ. Cho đến năm 1997, tất cả các cựu Tổng thống và gia đình họ cũng được bảo vệ cho đến khi cựu Tổng thống qua đời. Tổng thống cuối cùng được bảo vệ suốt đời là Bill Clinton; George W. Bush và tất cả các Tổng thống sau này sẽ chỉ được Cơ quan Mật vụ bảo vệ 10 năm sau khi rời chức vụ.

Tổng thống cũng được nhiều tiêu chuẩn khác sau khi rời chức vụ như quyền gửi thư miễn phí, được cung cấp văn phòng, quyền giữ hộ chiếu ngoại giao và một ngân khoản để mướn người trợ giúp. Việc này chỉ được xảy ra sau Harry S. Truman mãn nhiệm (1958). Thêm vào đó, Tổng thống được Cục Quản lý Văn thư và Hồ sơ Quốc gia cấp ngân quỹ sau khi rời chức vụ để thành lập một thư viện tổng thống. Những thư viện này không phải là thư viện bình thường, mà là nơi lưu trữ để duy trì và làm công khai các giấy tờ, hồ sơ, và các di tích lịch sử khác cho mỗi Tổng thống từ Herbert Hoover.

[sửa] Danh sách Tổng thống Hoa Kỳ

Danh sách sau đây là những người đã giữ chức Tổng thống Hoa Kỳ từ khi Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực.

# Tổng thống Nhiệm kỳ Đảng Phó tổng thống
1 George Washington 1789 - 1797 Không đảng John Adams
2 John Adams 1797 - 1801 Liên bang Thomas Jefferson
3 Thomas Jefferson 1801 - 1809 Dân chủ-Cộng hoà Aaron Burr và George Clinton
4 James Madison 1809 - 1817 Dân chủ-Cộng hoà George Clinton1 và Elbridge Gerry1
5 James Monroe 1817 - 1825 Dân chủ-Cộng hoà Daniel Tompkins
6 John Quincy Adams 1825 - 1829 Dân chủ-Cộng hoà John Calhoun
7 Andrew Jackson 1829 - 1837 Dân chủ John Calhoun2 và Martin Van Buren
8 Martin Van Buren 1837 - 1841 Dân chủ Richard Mentor Johnson
9 William Henry Harrison3 1841 - 1841 Whig John Tyler
10 John Tyler 1841 - 1845 Whig4 Không có
11 James Polk 1845 - 1849 Dân chủ George Dallas
12 Zachary Taylor3 18499 - 1850 Whig Millard Fillmore
13 Millard Fillmore 1850 - 1853 Whig Không có
14 Franklin Pierce 1853 - 1857 Dân chủ William King5
15 James Buchanan 1857 - 1861 Dân chủ John Breckinridge
16 Abraham Lincoln6 1861 - 1865 Cộng hoà Hannibal Hamlin và Andrew Johnson
17 Andrew Johnson 1865 - 1869 Dân chủ7 Không có
18 Ulysses Grant 1869 - 1877 Cộng hoà Schuyler Colfax và Henry Wilson5
19 Rutherford Hayes 1877 - 1881 Cộng hoà William Wheeler
20 James Garfield6 1881 - 1881 Cộng hoà Chester Arthur
21 Chester Arthur 1881 - 1885 Cộng hoà Không có
22 Grover Cleveland 1885 - 1889 Dân chủ Thomas Hendricks5
23 Benjamin Harrison 1889 - 1893 Cộng hoà Levi Morton
24 Grover Cleveland 1893 - 1897 Dân chủ Adlai E. Stevenson
25 William McKinley6 1897 - 1901 Cộng hoà Garret Hobart5 rồi sau đó Theodore Roosevelt
26 Theodore Roosevelt 1901 - 1909 Cộng hoà Không có rồi sau đó Charles Fairbanks
27 William Taft 1909 - 1913 Cộng hoà James Sherman5
28 Woodrow Wilson 1913 - 1921 Dân chủ Thomas Marshall
29 Warren Harding3 1921 - 1923 Cộng hoà Calvin Coolidge
30 Calvin Coolidge 1923 - 1929 Cộng hoà Không có rồi sau đó Charles Dawes
31 Herbert Hoover 1929 - 1933 Cộng hoà Charles Curtis
32 Franklin Roosevelt3 1933 - 1945 Dân chủ John Garner và Henry Wallace và Harry Truman
33 Harry Truman 1945 - 1953 Dân chủ Không có rồi sau đó Alben Barkley
34 Dwight Eisenhower 1953 - 1961 Cộng hoà Richard Nixon
35 John F. Kennedy6 1961 - 1963 Dân chủ Lyndon Johnson
36 Lyndon Johnson 1963 - 1969 Dân chủ Không có rồi sau đó Hubert Humphrey
37 Richard Nixon8 1969 - 1974 Cộng hoà Spiro Agnew2 sau đó Không có rồi sau đó Gerald Ford
38 Gerald Ford 1974 - 1977 Cộng hoà Không có rồi sau đó Nelson Rockefeller
39 Jimmy Carter 1977 - 1981 Dân chủ Walter Mondale
40 Ronald Reagan 1981 - 1989 Cộng hoà George H. W. Bush
41 George H. W. Bush 1989 - 1993 Cộng hoà Dan Quayle
42 Bill Clinton 1993 - 2001 Dân chủ Al Gore
43 George W. Bush 2001 - Đương nhiệm Cộng hoà Dick Cheney

1 Qua đời trong lúc làm phó tổng thống.
2 Từ chức trong lúc làm phó tổng thống.
3 Qua đời vì lý do tự nhiên.
4 Người theo đảng Dân chủ trong phiếu Whig.
5 Qua đời trong lúc làm phó tổng thống, không có người kế vị.
6 Bị ám sát.
7 Người theo đảng Dân chủ trong phiếu Liên bang với người theo đảng Cộng hoà Lincoln.
8 Từ chức.
9 Nhậm chức chậm hơn bình thường.

[sửa] Tham khảo

  • Leonard Leo, James Taranto, and William J. Bennett. Presidential Leadership: Rating the Best and the Worst in the White House. Simon and Schuster, June, 2004, hardcover, 304 pages, ISBN 0743254333
  • Waldman, Michael, and George Stephanopoulos, My Fellow Americans: The Most Important Speeches of America's Presidents, from George Washington to George W. Bush. Sourcebooks Trade. September 2003. ISBN 1402200277
  • Couch, Ernie, Presidential Trivia. Rutledge Hill Press. March 1, 1996. ISBN 1558534121
  • Lang, J. Stephen, The Complete Book of Presidential Trivia. Pelican Publishing. September 2001. ISBN 1565548779

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com