Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Thảo luận Thành viên:Redflowers – Wikipedia tiếng Việt

Thảo luận Thành viên:Redflowers

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

http://ecai.org/Area/AreaTeamExamples/Korea/KoreaHistoryAnimation.html

http://www.bradshawfoundation.com/journey/

http://vlib.iue.it/history/index.html#topics

http://afe.easia.columbia.edu/chinawh/index.html

http://www.eia.doe.gov/emeu/cabs/ ****

http://www.worldlanguage.com/Languages

http://chinaknowledge.org/

http://www.asiaquarterly.com/

http://www2.bachkhoatoanthu.gov.vn/Default.aspx?cmd=StoredDatabase&cmdID=384

http://www.luutruvn.gov.vn/

http://www.maplibrary.org/stacks/

http://www.nationalatlas.gov/

http://www.censusindiamaps.net/

http://www.demographie.net/demographicdata/

http://www.censusindia.net/

http://www.aha.com.vn/

http://www.china.org.cn/english/features/China-Africa/81869.htm

http://www.journals.uchicago.edu/JPE/home.html

http://donamhai.blogspot.com/2005/05/vit-nam-t-nc-ti.html

http://www.generalhieu.com/

http://www.makephpbb.com/phpbb/viewtopic.php?t=248&sid=7d5d14477f602231cf1dd012efec99d6&mforum=sn2 Forum sử

http://www.quangduc.com/lichsu/index.html

http://www.phatviet.com/dnhuan/dpdsv/

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn4nmnnn31n343tq83a3q3m3237nvn

http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/others/OngCoVan/ocv-III-18.htm

http://www.buithanhphuong.com/phophai.html

http://vietnam.ictglobal.net/

http://www.youtube.com/watch?v=hMdqrlw7bEY&eurl=


http://www.sinodefence.com/discussion/default.asp

http://www.vietnam-war.info/battles/

http://www5.ttvnol.com/forum/quansu/197762/trang-2.ttvn

http://5nam.ttvnol.com/quansu/197762/trang-3.ttvn

http://www.checkpoint-online.ch/CheckPoint/index-E.html

http://babelfish.altavista.com/

http://www.translate.ru/text.asp#tr_form

http://www.fas.org/

http://www.globalsecurity.org/

http://www.paulnoll.com/China/Long-March/

http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/

http://annonymous.online.fr/Thivien/viewauthor.php?ID=42

http://my.opera.com/ksngocanh/blog/show.dml/203166

http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhintuphiabenkia.2255.qdnd

http://www.hoptinhhoply.org/read.asp?Article_ID=142 Nguyễn Hữu Có

http://kyotoreview.cseas.kyoto-u.ac.jp/issue/issue4/

http://www.hanoi.gov.vn/hanoiwebs1/vn/huongtoi1000nam/group4/index.htm

http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-7Qft3OQyerWcHyHytROi9xYwWgLV2w--?cq=1

http://www.vietnamjournalism.com/

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/11/061127_vietrussia_arms.shtml kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Latin_phrases

http://sonnymotives.com/about/

http://sonnymotives.com/about/

msfirefox.com

http://www.i4c.info/

http://blog.360.yahoo.com/blog-Nb8d268leqJLycDJesjrdQ--?cq=1&p=2528

http://www.amazon.com/gp/product/1591841003/ref=pd_rvi_gw_1?ie=UTF8&tag2=sonnymotives-20 All Marketers Are Liars: The Power of Telling Authentic Stories in a Low-Trust World

http://www.liveleak.com/

http://my.opera.com/dinhkimtuan/blog/

http://www.scic.vn/

http://www.angichoigi.net/index.php

http://www.studygs.net/vietnamese/




Mục lục

[sửa] Hoan nghênh

Xin chào Redflowers, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Sau đây là một số liên kết có ích cho bạn:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Redflowers. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.--duongdttt 15:10, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Không ký tên trong bài viết

Theo quy luật của Wikipedia, vì bài là của toàn thể cộng đồng, người viết không ký tên trong bài viết. Tuy nhiên, trong các trang thảo luận, ký tên là một việc cần thiết. Mekong Bluesman 02:27, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Bản quyền hình ảnh

Cám ơn bạn đã truyền lên tập tin Hình:Sulu.gif. Tuy nhiên, tập tin đó có thể bị xóa gần đây nếu chúng ta không biết ai giữ bản quyền và nếu không biết về tình trạng quyền tác giả. Quỹ Hỗ trợ Wikimedia rất cẩn thận về những hình ảnh và âm thanh ở Wikipedia do luật quyền tác giả (xem quy định quyền tác giả của Wikipedia).

Người giữ bản quyền thường là tác giả, người chủ của tác giả, hay người cuối cùng được quyền của tác phẩm đó. Chúng ta chú thích thông tin về bản quyền dùng các tiêu bản về giấy phép. Ba loại giấy phép căn bản ở Wikipedia là nội dung mở, phạm vi công cộng, và sử dụng hợp lý. Xin hãy tìm tiêu bản thích hợp nhất ở Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh và nhúng nó vào trang mô tả tập tin dùng mã này: {{TÊN CỦA TIÊU BẢN}}.

Xin hãy chú thích về bản quyền ở các tập tin mà bạn đã truyền lên hay sẽ truyền lên trong tương lai. Nhớ là những tập tin thiếu thông tin này có thể bị xóa bởi một người quản lý ở đây. Nếu bạn còn thắc mắc, mời bạn liên lạc với tôi bằng cách nhắn tin vào trang thảo luận của tôi; hay đặt câu hỏi tại Wikipedia:Bàn giúp đỡ nếu tôi đi vắng.

Ở đây cũng có một số hướng dẫn hữu ích để làm quen với vấn đề truyền lên hình ảnh và bản quyền:

Chỉ mất vài phút để đọc, bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian sau này cho bạn và cộng đồng.

Tương tự như vậy là các Hình:MalaysiaSabah.png, Hình:651px-Flag of Sabah.svg.png, Hình:Lambang Sabah.png, Hình:382px-Ph physical map.pngHình:Omar Ali Saifuddin III.jpg.

Cám ơn bạn.--An Apple of Newton 10:51, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Nguồn gốc và thẻ quyền

Có thể các hình bạn truyền lên không vi phạm bản quyền nhưng bạn cần ghi rõ nguồn gốc (lấy từ trang web nào) và cần gắn Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh vào hình. Chỉ khi nào hình đầy đủ thông tin và được kiểm tra, hình mới không bị xóa.--An Apple of Newton 11:23, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Gấn 2 tháng rồi mà anh vẫn chưa thêm thông tìn về nguồn gốc và tình trạng bản quyền của chúng.--An Apple of Newton thảo luận 16:33, 11 tháng 8 2006 (UTC)

[sửa] Cách viết cho Wikipedia

Mekong Bluesman 13:17, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Bạn nên xem lại các góp ý trên của thành viên MB, nhất là phần "Sau các dấu chấm (.), phẩy (,)... cần có một khoảng trắng" và sửa giúp lỗi đó trong các bài gần đây bạn mới đóng góp như là bài Lê Đức Thúy. Cảm ơn. Casablanca1911 05:54, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Bài Ngữ hệ

Mời bạn copy bản wiki tiếng Anh (đã có link ngay trong bài, cột bên trái:English) và dịch, đỡ phải mất công đánh chữ. Có thể mở 2 cửa sổ hoặc copy vào bài tiếng Việt để dịch.--Nguyễn Việt Long 02:20, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Ngoài ra, Redflowers nên dùng liên kết này Thể loại:Hệ ngôn ngữ để biết những ngôn ngữ nào và những hệ ngôn ngữ (language family) nào đã có bài viết để không có các trường hợp 2, 3 bài cho một mục đề. Mekong Bluesman 03:17, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Hai bạn Vietlong và Mekong thân,

Tài liệu mình sử dụng trong bài viết về Hệ ngôn ngữ là từ những nguồn ngoài Wiki,nên mình chỉ tham khảo những gợi ý của hai U sau khi hoàn tất bài viết thôi,để tránh việc có quá nhiều thông số và tin thì không khéo lại khiến mình đâm nản mất(mình vốn biếng làm mà,2 Uthông cảm nhá :P).Còn việc phải tham khảo Thể loại:Hệ ngôn ngữ là việc dĩ nhiên và cần thiết,mình sẽ theo dõi cẩn thận trước khi post bài.

Cám ơn 2 vị đã nhiệt tình nhắc nhở, Chúc vui, Redflowers,

[sửa] Bản đồ

Chào bạn,

Cám ơn bạn đã nhiệt tình tìm kiếm và tải lên các bản đồ. Nếu bạn có thể giúp ghi rõ ràng các loại giấy phép, và địa chỉ trang mạng nguồn của hình (tức là ấn vào địa chỉ này thì tìm được hình giống như hình bạn đã truyền lên) thì tốt. Các hình không có giấy phép sử dụng phù hợp sẽ bị xóa. Có các hướng dẫn tại Wikipedia:Truyền lên hình ảnh.

Một số bản đồ các nước, bạn có thể tìm thấy có sẵn tại commons: (như commons:Category:Maps of Japan hay commons:Category:Maps of countries) hoặc tại chính Wikipedia này và có thể dùng ngay mà không cần truyền lên. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết ở Wikipedia ngoại ngữ.

Mong được tiếp tục hợp tác.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:49, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] U à,

Fần lớn là mình đưa luôn cả link tới trang gốc đấy chứ,và cả link đưa tới Văn bản về sự cho fép xài hình ảnh của trang đấy.Nhưng dù sao mình cũng sẽ coi lại qui định của Wiki cho thật rõ ràng. --redflowers 09:04, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Vâng cám ơn, bạn xem hộ lại "fần nhỏ" như Hình:Sulu.gif, Hình:Omar Ali Saifuddin III.jpg, ... Hình:Diến Điện,1996.jpg có chỉ đến một địa chỉ ghi các chú thích bản quyền, nhưng không thấy có địa chỉ hình gốc để kiểm tra hình này phù hợp với chú thích nào trong trang đó.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:09, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Đchí Trần Trung nè,

-Bức ảnh thân fụ của ông vua Brunei hiện giờ :gái cọp từ bên Wiki tiếng Anh,nhưng tại bức tiếng ANh này,có chú thích là:

"This file has been released into the public domain by the copyright holder, its copyright has expired, or it is ineligible for copyright." Như vậy thì có lẽ fải nhờ U xóa hộ cái ảnh này đi vậy.

-Link tới hình Diến Điện http://www.lib.utexas.edu/maps/middle_east_and_asia/burma_rel_96.jpg

-Hình đảo Sulu:gái đã coi lại nguồn và nội dung bản quyền của trang web đăng bức hình này,nhưng trang trên đang có trục trặc ,không đọc nổi nội dung.Gái đã load thêm 1 cái hình Sulu từ trang trường Texas rồi,nên có lẽ U chịu khó xóa Hình:Sulu.gif đi vậy,U nhé!!!

hình đảo Sulu từ trang trường Texas http://www.lib.utexas.edu/maps/middle_east_and_asia/jolo_island_tpc_1984.jpg

-Nói chung thì làm việc bên Wiki này,bọn U đòi hỏi chặt chẽ quá.Thú thật là gái thấy không cần thiết fải tới mức như vậy,nhưng thôi đành cẩn thận và cố gắng hơn vậy,cũng là không làm khó và góp fần giúp đỡ tụi U hoàn thành nhiệm vụ.

U cứ coi lại,có gì chưa hợp với nội quy thì lại fiền U nhắc gái mấy nhời,U nhé :P. Thân, --redflowers 21:44, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Redflowers viết "làm việc bên Wiki này,bọn U đòi hỏi chặt chẽ quá.Thú thật là gái thấy không cần thiết ...". Điều này thật sự cần thiết vì:
  1. Tôn trọng quyền tác giả là một quy luật của toàn thể Wikipedia
  2. Máy tính dùng để phục vụ Wikipedia nằm tại Florida và tạo đó họ có luật bảo vệ bản quyền
  3. Các quản lý là các người chịu trách nhiệm pháp luật trong vấn đề bản quyền
Mekong Bluesman 22:02, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Úi xời đất ơi,

U ơi là U à,gái nói vậy thì nói vậy thôi,chứ các vị nhắc là gái cắm cúi làm,mà thật ra cũng hiểu cái khó của các vị chớ,không fải giải thích đâu.Nếu U không ngại thì giờ ,gái đang có chuyện cần U giải thích đây:hiện giờ U cư trú ở đâu mà lại vô mạng vào giờ này thế?Nếu không ngiạ và không wá riêng tư thì trả nhời nhé,U nhé!!!

Hì,anh cu zai lỉnh mất roài.Chán chưa kìa :P

[sửa] Xóa hình

Hình:419px-Doi Suthep chedi.jpg đã được xóa vì trên [:http://commons.wikimedia.org Commons] đã có hình này. Anh có thể dùng thẳng từ các hình có sẵn ở commons.--An Apple of Newton 00:55, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Xin hỏi

Gái thấy có một số chủ đề(title) có bài viết bằng tiếng Việt mình,nhưng trên góc trên trái của trình duyệt ,nơi có ghi những ngôn ngữ viết về chủ đề đó thì lại không có chữ "tiếng VIệt".Như vậy thì khi đang ở trang tiếng Anh về 1 chủ đề nào đó,người đọc khó mà biết rằng chủ đề đó cũng được viết bằng tiếng Việt để lôi ra đọc.Không hiểu đây là lỗi kiểu gì của Wiki nhỉ,có fải là lỗi của bên quản lí Wiki tiếng Việt không chịu bổ sung không?  :P --redflowers 07:33, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Trước tiên đề nghị bạn kí tên vào các thảo luận. Còn về câu hỏi của bạn nếu tôi hiểu thì bạn nói về interwiki, xin mời bạn tìm hiểu Trợ giúp:Liên kết giữa ngôn ngữen:Wikipedia:Interwikimedia link. Nguyễn Thanh Quang 03:20, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Vâng ạ,

Được rùi đchí ạ,đã sửa chữa và rút kinh nhgiệm về cái chữ kí.Hi vọng không fải nghe thêm 1 góp ý của U là:"trong trang Thảo luận thì không được tùy tiện tạo Đề mục hạng 2 khi nội dung fần thảo luận hãy còn nằm trong 1 chủ đề chung như bạn luôn làm trong trang Thảo luận này":P

Câu này ngoài lề thôi nhé:gái sinh hoạt trên Net cũng kha khá,nhưng đúng là chưa bao giờ tham gia vô 1 điễn đàn hay cộng đồng nào mà toàn bác zai cứ suốt ngày sát sàn sạt như thế này cả,bắt bẻ chi mà bắt bẻ kinh người.Dưng mà thây kệ vậy,dẫu sao đây cũng là nơi bổ ích,có thể đóng góp được nhiều điều hay.Chịu khó vậy !!! Chúc U 1 ngày vui vẻ và bổ ích, Thân,

--redflowers 07:33, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Tôi làm việc với Wikipedia hai năm mà không thấy ai "bắt bẻ"! Mekong Bluesman 14:07, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)


HÌ,có bắt bẻ thiệt mà,U chả đang bắt bẻ gái đấy còn gì? :P --redflowers 03:38, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)



[sửa] Hỏi về các đơn vị hành chính của Fáp

Ở Fáp có 5 đơn vị hành chính là:Région,Département,Arrondissement,CantonCommune.Có bác nào chỉ giùm gái tên chính xác bằng tiếng Việt mình về 5 cái đơn vị hành chính này được không? --redflowers 03:45, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Régionvùng, Département là tỉnh, Arrondissement là quận,Canton là tổng, Commune. Thời Pháp thuộc, ở VN có các thành phố trực thuộc tỉnh cũng gọi là Commune. Thủ đô Hà Nội kết nghĩa với vùng ile-de-France.

Nhân tiện nói thêm: khi bạn dịch các bài nói về Trung Quốc hay Đài Loan, bạn nên tham khảo tiếng Hán. Dùng Công cụ chuyển đổi HanVietconverter tích hợp trong Hanosoft Tool (tải về máy trên mạng ở địa chỉ Hanosoft), copy chữ Hán để nó dịch ra âm Hán Việt, nếu bạn chưa thạo tiếng Hán. Chẳng hạn trong bài Các Đảng chính trị tại Đài Loan cần sửa lại một số tên Đảng cho đúng tên gốc. Ví dụ Đảng Hàng đầu Nhân dân đúng ra phải là Đảng Thân Dân, tiếng Anh dịch là Đảng Nhân dân trên hết! Đảng này do Tống Sở Du (James Soong) đứng đầu, ông này đã sang thăm TQ đại lục. Một số tên đảng khác tôi chưa kiểm tra, ví dụ Đảng Số một Đài Loan.

Khi viết bài xong bạn nên điền links interwiki để những người khác dễ đối chiếu với các tiếng khác. Cách làm: sang trang tiếng Anh, copy+paste các dòng dưới cùng, kiểu như [ [fr:...] ] vào wiki tiếng Việt, sau đó bổ sung thêm link tiếng Anh. Thân mến--Nguyễn Việt Long 04:30, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Arrondissement còn là huyện nữa đấy, nếu không phải là đô thị.--Nguyễn Việt Long 13:56, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Vậy thì Arrondissement hoặc là quận,hoặc là huyện bác ạ,chứ không fải là đô thị.Trong hành chính Fáp ghi là Fáp có khoảng 100 Département,ngần ấy département trực tiếp chia ra làm 300 Arrondissment,cho nên Arrondissment không là đô thị được,vì nếu vậy thì các đơn vị hành chính không fải là đô thị(fần lớn diện tích đất nước) nằm ở đâu?Chỉ có điều,em thật sự không rõ là người Việt mình dịch cái Arrondissement ấy thành Quận hay Huyện.Ý nghĩa của Quận hay Huyện trong tiếng Fáp có thể không giống như QUận hay Huyện trong tiếng mình,nhưng chuyện đó không quan trọng lắm vì em hiểu rồi,chỉ vướng cái tên dịch thuật thật chính xác thôi.
Cám ơn bá đã nhiệt tình giúp đỡ em,
--redflowers 06:10, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)


Hic,ngồi bở hơi viết bài trả nhời,đến khi enter thì lại bị mất,mặc dù đã cân thận save rùi mà vẫn không hồi fục được.Chán quá!!!
Bác VIetlong à,cám ơn bác đã chỉ điểm giùm.
Hồi đại học gái có học tiếng Fáp,cả tiếng Đức nữa nhưng quả thật vẫn fải hỏi về 5 chữ tiếng Fáp kia,vì từ tra được bằng từ điển và từ thực tế được Tây dùng cũng có khi khác nhau.Hồi tra từ hành chính của tiếng ANh,gái đã gặp chuyện này rồi.
Gái biết cách xài interwiki từ mấy bữa nay rồi,do 1 bác zai tốt bụng trong cộng đồng nhà mình chỉ điểm :P.Khi khác có điều chi chưa biết,gái sẽ lại nhờ bác Vietlong,không biết khi ấy bác có chịu chỉ giáo cho gái không ạ?
Dù có xài Thiều Chửu trực tuyến thì gái cũng không thể dịch nổi từ "Đảng Hàng đầu Nhân dân" sang thành "Đảng Thân Dân",dù có biết ông TỐng Sở Du khi ông này thăm đại lục cách đây mấy năm.Mong là khi nào rảnh,bác coi và rà lại hộ bài Đảng fái chính trị tại Đài Loan giùm.Có nhẽ là trong bài đó,gái còn sai mấy chỗ nữa cũng nên.
Cám ơn bác VIetlong đã tận tình chỉ cho gái nhữung điểm còn thiếu sót ạ,
Thân,
--redflowers 10:59, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)

[sửa] Tên tiếng VIệt của người Tàu

Các bác có thể cho gái biết tên tiếng VIệt của mấy ông quan Tàu sau đây không ạ,gái xin cám ơn nhiều:

Huang Ju Hoàng Cúc, UV BCT ĐCS TQ

Wu Guanzheng Ngô Quan Chính, UV BCT ĐCS TQ

Li Changchun Lý Trường Xuân, UV BCT ĐCS TQ,

Luo Gan, La Cán

Li Keqiang

Zhao Leji

Han Zheng

Zhou Qiang

Wang Lequan-ông này ắt hẳn là Vương Lệ Quân, không phải Lệ=Li, Quân=Jun: Le có thể là Lạc, Lặc, Liễu; quan= Toàn, Tuyền, Khuyên, Thuyên, Quyền, Khuyến, Khuyển

Hui Liangyu Hồi Lương Ngọc, phó TTg TQ

Liu Qi-chắc là Lưu QUý có thể là Lưu Kỳ

Chen Liangyu

Zhou Yongkang Chu Vĩnh Khang

Cao Gangchuan Tào Cương Xuyên, Bộ trưởng QP TQ

Zeng Peiyan Tăng Bồi Viêm, phó TTg TQ

Các bác cho gái hỏi thêm là cụm từ "Ban Cán sự Đảng" khi dịch sang tiếng Anh thì sẽ là như thế nào? Rất mogn được các bác giúp đỡ,gái xin cám ơn nhiều, Thân, --redflowers 10:59, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Trả lời tên quan Tàu:--Nguyễn Việt Long 11:40, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Bạn tra trong en wiki những từ này, nếu có thì xem có tên bằng tiếng Tàu ko, nếu ko thì link đến zh wiki nếu có, sau đó tra Thiều Chửu, chẳng hạn Huang Ju (黃菊) -> Hoàng Cúc. Thường thì tên tiếng Anh với tên Tàu là ánh xạ n-n nên chưa chắc có thể tra chính xác. Nguyễn Thanh Quang 11:07, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Dạ vâng,em cám ơn bá nhiều ạ,
--redflowers 11:49, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Hic, hông có bác nào giúp em cụm từ "Ban Cán sự Đảng" à?
--redflowers 19:50, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)
"Ban Cán sự Đảng" nó hình thù thế nào, nằm ở đâu, bạn mô tả thử rồi để tôi tìm cho ;) Nguyễn Thanh Quang 11:24, ngày 3 tháng 7 năm 2006 (UTC)

[sửa] Chú thích cụ thể

Xin bạn chú thích thêm cho bài Lê Đức Thúy (ai/báo nào đã đánh giá "ít nới lỏng nhưng hiệu quả"; tổ chức quốc tế nào, tên gọi cụ thể của tổ chức). Cám ơn- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:40, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)



[sửa] Nhờ các bác

Hic,gái vô trang Hanosoft mà không vô nổi,vậy nên lại fải nhờ các bác dịch giùm cái tên Rong Yiren sang tiếng Hán Việt.Có bác nào giúp gái không ạ?

--redflowers 10:00, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Rong Yiren 榮毅仁 Vinh Nghị Nhân. Bạn dùng thử [1] xem. Nguyễn Thanh Quang 10:04, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Hì,cám ơn Đchí Quang rất nhiều,thế là gái coi được rồi.Cám ơn nhé !!!
--redflowers 11:17, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)

[sửa] Lướt web, đọc trang Thảo luận:Kiến Phúc, chợt nhớ "chân lí vốn giản dị"

[sửa] 1. Đây là lời của Nhanvo (LĐ?) ở trang Thảo luận:Kiến Phúc

Không đồng ý khoá

-- Tuy nhiên, ủng hộ giữ lại bản trình bày của Avia ngày 22-6-2006 vì thực chất Tác giả TXA chưa có các bằng chứng phân tích khoa học thẩm định y khoa độc lập nào (như là các mẫu phân tích tóc, xác, các mẫu phân vật dụng chứa thức ăn của vua. LĐ 20:46, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)-


[sửa] 2. Đề nghị suy ngẫm: "Chân lí vốn giản dị"

Trước hết, hãy xem xét tin đồn, lời cáo buộc có đặt trên cơ sở bằng chứng nào hay không, chứ không thể yêu cầu những người bị bôi nhọ, bị cáo buộc có bằng chứng để chứng minh họ vô tội hay không. Người bôi nhọ, cáo buộc (kẻ xấu, nguyên cáo) không có bằng chứng, thì đích thị đó là bọn phao tin đồn nhảm, can tội vu khống. Và không nhất thiết người bị bôi nhọ, bị tố cáo phải chứng minh, mặc dù có bằng chứng để chứng minh cũng rất tốt.

Lưu ý: bằng chứng phải có giá trị pháp lí.

Đó là nguyên tắc điều tra, xét xử trong ngành tư pháp, đồng thời cũng là nguyên tắc thẩm định trong nghiên cứu các vụ án, các oan khuất trong lịch sử.

Lí do:

Người ta trên thế gian này, từ xưa đến nay, nói chung là sống trong mọi quan hệ gia đình, xã hội trên mọi lĩnh vực một cách bình thường, không ai cứ chăm chăm chuẩn bị bằng chứng để đối phó với mọi tin đồn, mọi lời cáo buộc. Nếu có chăng, cũng chỉ các chứng từ liên quan đến tiền bạc, bất động sản. Trong công việc ở môi trường công quyền hay tập thể cũng chỉ có những văn thư, chứng từ theo luật định mà thôi.

Hãy hình dung, tưởng tượng ra một số tình huống vu khống -- thanh minh, đồng thời thử liên hệ bản thân (đặt mình vào một trong những tình huống ấy) ở cuộc sống hiện tại, để suy ngẫm, và từ đó sẽ thấy rõ vấn đề.

Vận dụng vào trường hợp "cái chết của Kiến Phúc":

Kiến Phúc bị bệnh, chết (Học phi truyền di chúc: triều đình lập vua mới là Hàm Nghi). Đó là một sự việc đau thương nhưng cũng bình thường thôi. Nào ai ngờ sự thể chỉ có thế mà bọn Pháp, bọn linh mục, giám mục và các giáo dân nghe lời cha cố Thiên Chúa giáo lại phao tin đồn thổi với mục đích chính trị xâm lược, bán nước cầu vinh. Đơn cử một câu hỏi: Chẳng lẽ mọi lần vua Kiến Phúc ăn hay đi đại tiện đều phải đóng hộp (trình độ kĩ thuật thuở bấy giờ chỉ đến mức sấy khô) thức ăn hay phân thải để lưu trữ... v.v... với mục đích làm bằng chứng về sau?!? Còn lưu trữ tóc hay đào mồ lên thì quá bất kính (theo quan niệm bấy giờ) và quá ... vô lí. Nào ai ngờ về sau (có thể chỉ vài tháng sau) chúng lại đơm đặt như thế!?!

Người lướt web / 16 tháng 7 - 2006

Đề nghị ông (bà) Những đóa hoa đỏ Redflowers vui lòng chuyển mấy đoạn này đến trang Thảo luận:Kiến Phúc cho mọi người đọc cùng đọc. Cảm ơn.

[sửa] 3. Mở rộng, đẩy xa vấn đề oan khuất hơn một chút, ngoài "cái chết Kiến Phúc"

Chắc ai cũng biết vở chèo "Quan âm Thị Kính" (chồng ngộ nhận vợ...), nên khỏi phân tích thêm ở đây.

Sau đây lại là chuyện bằng chứng giả:

Tôi còn nhớ, trong vở kịch Othello của Shakespeare (người Anh), có nhân vật Iago, cực kì nham hiểm. Iago đã li gián Desdemona với Othello bằng cách ném một chiếc khăn tay của Desdemona vào phòng một người có khả năng là tình địch của Othello. Chiếc khăn tay ấy chính là bằng chứng giả, nhưng Othello, Desdemona đâu ngờ mình bị Iago lừa. Thế là bi kịch xảy ra: Desdemona chết dưới bàn tay người yêu đã thành chồng của mình, đó là Othello.

Một chuyện khác, không phải là chèo hay kịch, mà chuyện thật, ngay sau ngày 30 tháng 4-1975: Một kẻ tên X có mối thù với một người tên Y. X đem một xấp cờ vàng ba que đỏ chuồi vào tủ sách của Y. Thế là Y bị bắt với bằng chứng giả đó. Công an bấy giờ có thể đã biết cách xét nghiệm dấu vân tay. Nhưng Y lại quen sử dụng găng tay vào mùa lạnh rét, nên trên xấp cờ vàng ấy, quả thật không có dấu vân tay của Y. Tuy vậy, Y cũng phải bị lên trại cải tạo 7 năm trời.


Một chuyện ngay trên Wikipedia này: Số IP của A, B & C trùng nhau, cho nên, A có thể đi tù thay vì B & C, mặc dù A vô can, không hề viết một câu nào xúc phạm đến nhân vật lịch sử thuộc vào hạng anh hùng dân tộc hay nhà yêu nước cả. Nếu công an không kết tội A được, công an cũng đánh một dấu hỏi vào hồ sơ cá nhân của A. Chỉ một dấu hỏi ấy thôi, đời A tiêu tùng, vì không thể tiến thân với hồ sơ cá nhân mà công an còn nghi vấn. Có thể xem đó là một trường hợp bị ngụy tạo hay ngẫu nhiên mà xảy ra cơ sự có bằng chứng giả đấy chứ? Và sự đời, 'ai bảo "lộng giả" không thành "chân" (với ý nghĩa là lời kết án oan khuất cứ như đinh đóng cột, mãi không dịch chuyển, và cứ thế mãi, sách báo cứ đua nhau một giuộc, thì "chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết")? (Mở một ngoặc đơn về bằng chứng thật và tai họa: Nhà văn Vũ Trọng Phụng là một gương mặt văn học đặc sắc, khó có ai khỏa lấp được ông. Thế mà chỉ bị ai đó moi ra trong đống báo cũ một bài có nội dung phê phán Lénine (đệ tam), đề cao ít nhiều Trosky (đệ tứ), dưới có kí tên Vũ Trọng Phụng, Vũ Trọng Phụng liền bị dìm vào quên lãng đến mấy chục năm ở Miền Bắc. Sau 1975 cũng còn bị dìm. Mãi đến mấy năm gần đây, Vũ Trọng Phụng mới có vài người nhắc đến, sách ông mới được in lại. Thế đấy!).

[sửa] 4. Về người kí tên là Nick name và vấn đề "Miền Nam Việt Nam của người Miền Nam Việt Nam"

Tôi thấy ông (bà) Nick name có lẽ muốn cho mọi thành viên biết thế nào là hước danh, nặc danh mà thôi. Ngoài ra, đoàn kết Nam - Bắc nhưng người có nguyên quán lâu đời Miền nào ở Miền ấy, từ sau 1975 đến năm mươi năm sau, một trăm năm sau, thì đấy là một giải pháp tốt, có sao đâu. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, cho dù là một thực thể chính trị thuộc dạng ..."sách luợc", chẳng từng chủ trương hơi... gần gần như thế là gì! Hãy nhớ: "Cộng hòa Miền Nam Việt Nam --- Hòa bình - Thống nhất - Trung lập". Ở Trung Quốc, trường hợp thu hồi Hồng Kông, chẳng đang hiện hữu "một nước 2 chế độ" đó sao?

Hãy chờ xem, rồi Bắc Hàn, Nam Hàn sẽ như thế nào, nếu thống nhất mà không chọn giải pháp như ông (bà) Nick name nào đấy đưa ra!

Ai cũng muốn thật, hiện thực, chứ không phải ... sách lược giả tạo, mị dân!

Tôi nghĩ trong nhân dân Miền Bắc Việt Nam, số người chân chính, không phải loại tầm thường, sẽ ủng hộ ông (bà) Nick name.

Còn đối với ông Trần Xuân An (nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, hiện sống tại TP. HCM.), tôi đề nghị không một thành viên hay người nào tình cờ đến với Wikipedia có quyền xúc phạm ông ấy. Và tôi tin rằng, chỉ có loại người vô văn hóa mới dám xúc phạm một người như ông Trần Xuân An. Nói thế có căng thẳng, khiêu khích lắm không? Tôi cho rằng đó là những từ ngữ phẫn nộ xuất phát từ lòng công bằng.

Người lướt web / 16 tháng 7 - 2006

Đề nghị ông (bà) Những đóa hoa đỏ Redflowers vui lòng chuyển mấy đoạn này đến trang Thảo luận:Kiến Phúc cho mọi người đọc cùng đọc. Cảm ơn. NLW



[sửa] Đồng chí Người lướt webnày!!!

Coi mòi đồng chí cũng thạo chuyện lên Net viết bài lắm,nhưng lại không thích kí tên thì fải.Viết cả một cái bài dài như thế này mà lại không dám kí tên thì phí quá nhỉ?Trước khi đồng chí lấy đủ can đảm và dũng khí mà kí tên thật của mình ra,thì miễn cho tôi cái chuyện fải trả lời đi,trả lời một cái tên vớ vẩn "người lướt web" thì vô vị lắm.Hay là đồng chí cũng không có thói quen kí tên thật nhỉ?Càng ngày tôi càng thấy cái ông Trần Xuân An này thú vị thật,vì có những người "ủng hộ" :P như thế này!!!Đúng là funny thiệt !!!

--redflowers 15:07, ngày 16 tháng 7 năm 2006 (UTC)

[sửa] Gửi đồng chí gái

Địa chỉ email của tôi là thankwang TẠI yahoo CHẤM com. Nguyễn Thanh Quang 09:32, 14 tháng 8 2006 (UTC)

Cần gì gấp cứ email tôi trước rồi tính sau. Nguyễn Thanh Quang 10:57, 15 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi hiện đang ở Việt Nam, chắc cách chỗ bạn không xa. Nguyễn Thanh Quang 11:17, 15 tháng 8 2006 (UTC)

[sửa] Phan Văn Giáo

Mình không có nhiều tài liệu về Phan Văn Giáo, chỉ có chút ít thông tin như sau:

  • Phan Văn Giáo là dân gốc Huế, làm dược sĩ bán thuốc Tây, được xếp vào loại rất giàu có và khá nổi tiếng ở Huế từ trước năm 1945 (trong phim thì Phan Bảo lại là người miền Nam). Thời trẻ, ông học rất giỏi.
  • Năm 1947, ông cùng Trần Trọng Kim vào Sài Gòn vận động cho "giải pháp Bảo Đại", sau đó tham gia phái đoàn sang Hongkong yết kiến Bảo Đại. Có thông tin cho rằng chính Phan Văn Giáo đã diễn trò buôn vua, chu cấp cho cựu hoàng. Sau khi Bảo Đại về nước (1949), Phan Văn Giáo được chỉ định làm Thủ hiến Trung Phần và giữ chức vụ này đến năm 1954.
  • Tuy là trí thức, nhưng nhân cách Phan Văn Giáo nổi tiếng "tệ lậu": nịnh bợ Bảo Đại và "35" thứ dữ. "Công đức" của bị đánh giá tương đương "ma cô". Như trường hợp bà Phi Ánh (trong phim là Thanh Yến), vốn là em gái của bà Phi Hoa, "bồ" của Phan Văn Giáo, được ông "dâng tặng" cho Bảo Đại
  • Ngày 9/7/1954, do chỉ thị của Bảo Đại, Phan Văn Giáo phải từ chức Thủ hiến. Toàn Thủ hiên được Ngô Đình Diệm đổi thành Tòa đại biểu Trung Phần và cử Nguyễn Đôn Duyến nắm chức vụ này.
  • Không lâu sau đó, Phan Văn Giáo bị đưa ra tòa vì tội tham ô. Không biết về sau ông như thế nào, nhưng hình như cũng không còn tham gia vào bất kỳ hoạt động chính trị nào nữa và chết rất âm thầm.

Bring Vietnam to the world 16:58, 29 tháng 8 2006 (UTC)

Về mới quan hệ Phan Văn Giáo - Phi Hoa - Phi Ánh - Bảo Đại thì sách vở ghi rất nhiều, trong các nghiên cứu về các bà vợ và nhân tình của Bảo Đại đều ghi khá rõ về sự xuất hiện và tính cách của bà Phi Ánh. Theo đó thì bà có tính cách mạnh mẽ hơn nhiều so với trong phim. Trong hồi ký của tướng Trần Văn Đôn (khi ấy là đại úy tùy viên) cũng có nhắc đến bà Phi Ánh.
Còn về tính cách Phan Văn Giáo, thì khác với trong phim, Phan Văn Giáo đời thật không có được "công tích" như thế. Suố 5 năm làm thủ hiến, gần như sách vở chỉ thấy ghi là Giáo giới thiệu người này người nọ cho Bảo Đại, chủ trì xây dựng các biệt điện Bảo Đại, hay cùng đi du hí. Trong các tác phẩm về Bình Xuyên, nhà văn Nguyên Hùng, vốn rất trọng tính hảo hán, cũng thể hiện sự xem thường tư cách của Phan Văn Giáo. Và cũng chẳng có sự kiện nào nổi bật gắn với Phan Văn Giáo được sách vở ghi chép. Bring Vietnam to the world 01:52, 30 tháng 8 2006 (UTC)

[sửa] Đỗ Hoàng Ân

Bạn xem và cho ý kiến nhé: Thảo luận:Đỗ Hoàng Ân. Tôi cho rằng ông này không đủ đặc biệt để đưa vào Wikipedia. Và bỏ phiếu tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài. Avia (thảo luận) 02:22, 8 tháng 9 2006 (UTC)




Theo Tác giả: baphicr trên chủ đề trích từ nguồn Trung Tâm Thông Tin, Bộ Tài Nguyên Môi Trường (http://home.ciren.gov.vn/vn/view.asp?news_ID=6) thì 1.Giai đoạn 1959-1975 Trong giai đoạn này Cục Đo đạc - Bản đồ nước ta với sự giúp đỡ trực tiếp của Tổng cục Trắc hội Trung quốc đã xây dựng lưới các điểm tọa độ cơ sở theo phương pháp tam giác đo góc truyền thống phủ trùm toàn Miền Bắc ở dạng lưới tam giác hạng I (mật độ khoảng 400 km2 có 1 điểm) và lưới tam giác hạng II (mật độ khoảng 150 km2 có 1 điểm. Lưới các điểm toạ độ này được chỉnh lý sơ bộ phân thành 3 khu : khu Đông, khu Tây 1 và khu Tây 2 trên cơ sở hệ quy chiếu đã xác định là hệ thống chung các nước xã hội chủ nghĩa. Trong đó khu Tây 2 hoàn toàn do lực lượng Việt Nam thực hiện. Hệ quy chiếu này sử dụng ellipsoid quy chiếu Kralsovski (a=637824m.l/f=298,3). Điểm gốc tại đài thiên văn Punkovo (Liên Xô cũ); toạ độ ở Việt Nam được truyền đến thông qua lưới toạ độ Trung quốc; lưới chiếu toạ độ phẳng GAUSS-KRUGER múi 6º, 3º và 1,5 º, tỷ lệ bản đồ cơ bản là 1/100.000, 1/50.000, 1/25.000,1/10.000,1/5000,1/2000 với danh pháp bản đồ theo hệ thống xã hội chủ nghĩa. Song song với lưới toạ độ, lưới độ cao hạng I, hạng II và một số đường hạng III cũng dược xây dựng phủ trùm Miền Bắc. Hệ toạ độ - độ cao này có độ chính xác khá cao và đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn phát trển kinh tế và bảo vệ đất nước. Sau giai đoạn này Trung quốc đã giúp ta đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực để tự xây dựng thể loại lưới toạ độ theo công nghệ truyền thống. Lực lượng cán bộ này tập trung tại Liên đoàn Đo đạc đại địa và là lực lượng chủ yếu để trển khai trong giai đoạn tiếp theo.http://www1.ttvnol.com/f_533/128573/trang-42.ttvn




Trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, lực lượng chủ lực của VN có 30 trung đoàn và 25 chi đội. Ở miền Bắc có đại đoàn 1 và 2; Nam Trung Bộ có đại đoàn 23, 27 và 31. Do yếu kém về trang bị và trình độ, các đại đoàn này không phát huy được sức mạnh mà còn tạo ra nhiều khó khăn cho chiến trường, vì vậy sau đó đã nhanh chóng được giải thể. QĐNDVN chỉ còn quy mô cao nhất là trung đoàn. Cuối năm 1947, giữa lúc đại đoàn Độc Lập (do Hoàng Văn Thái làm tư lệnh) đang được xúc tiến thành lập thì quân Pháp tiến công Việt Bắc, các đơn vị của đại đoàn phân tán đi chiến đấu và việc thành lập đại đoàn được huỷ bỏ.

Năm 1948, lực lượng chủ lực trên miền Bắc phân tán thành các "đại đội độc lập" và "tiểu đoàn tập trung" nhằm đẩy mạnh chiến tranh du kích. Tất cả các trung đoàn đều được giải thể. Ở miền Trung và Nam, quy mô trung đoàn vẫn được sử dụng.

Cuối 1949, sau khi có chỉ thị tích cực chuẩn bị tổng phản công, các trung đoàn trên miền Bắc lần lượt được tái lập, tạo tiền đề cho việc thành lập các đại đoàn chủ lực.

Sư đoàn 308-đại đoàn 308, được thành lập ngày 28-8-1949 tại Đồn Đu (Thái Nguyên), tư lệnh kiêm chính ủy là Vương Thừa Vũ, sau đó Song Hào, chính ủy liên khu 10 về làm chính uỷ đại đoàn. Đại đoàn có 3 trung đoàn là trung đoàn 36, 88, 102. Trung đoàn 102 nguyên là trung đoàn thủ đô đã chiến đấu bảo vệ Hà Nội 60 ngày đêm. Trung đoàn 36 và 88 đều là những đơn vị mang nhiều chiến tích. Thành lập sớm nhất và gồm toàn những đơn vị dạn dày trận mạc, đại đoàn 308 được QĐNDVN tặng danh hiệu "quân tiên phong", còn quân đội Pháp đặt cho danh hiệu "sư đoàn thép". Đại đoàn đã tham gia tất cả các chiến dịch của Bộ Tổng tư lệnh mở từ năm 1950-1954.

Sư đoàn 304-đại đoàn 304 thành lập ngày 10-3-1950 tại Thọ Xuân (Thanh Hoá), tư lệnh là Hoàng Minh Thảo, chính uỷ là Trần Văn Quang, sau này thay bằng Hoàng Sâm và Lê Chưởng. Đại đoàn gồm 3 trung đoàn : 66 của liên khu 3, 9 và 57 của liên khu 4. Đại đoàn được mang danh hiệu Vinh Quang và đã tham gia các chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Hoà Bình, Thượng Lào, Trung Lào, Điện Biên Phủ .

Sau chiến dịch Biên Giới, có được nguồn viện trợ của TQ và LX, ta có điều kiện lập thêm nhiều đại đoàn.

Sư đoàn 312-đại đoàn 312 là sư đoàn thứ 3 của QĐNDVN được thành lập. Tư lệnh là Lê Trọng Tấn, chính uỷ là Trần Độ. Đại đoàn gồm trung đoàn 209 chủ lực Bộ, trung đoàn 165 của mặt trận tây bắc và 141 mới thành lập sau chiến dịch Biên Giới. Do chiến sự, đại đoàn không có thời gian làm lễ thành lập chính thức, nên đã lấy ngày chiến thắng Liễn Sơn-Xuân Trạch 25-12-1950 làm ngày truyền thống của đơn vị. Đại đoàn 312 được mang danh hiệu chiến Thắng, đã tham gia chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Hoà Bình, Lý Thường Kiệt, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Trung đoàn 209 của đại đoàn là đơn vị đánh trận mở màn chiến dịch ĐBP và cũng là đơn vị đã chiếm được hầm De Castrie.

Sư đoàn 320-đại đoàn 320 do Văn Tiến Dũng làm tư lệnh kiêm chính ủy. Đại đoàn được dự kiến sẽ tànhh lập sớm nhưng do chiến sự lan rộng ở đồng bằng Bắc bộ nên tới 16-4-1951 mới được thành lập chính thức. Đại đoàn gồm trung đoàn 48, 64, 52 của liên khu 3. Trung đoàn 48 nguyên là trung đoàn Thăng Long, thành lập từ những đơn vị vệ quốc đoàn, tự vệ chiến đấu bao vây các cửa ô Hà Nội năm 1946. Trung đoàn 52 nguyên là trung đoàn Tây tiến, đã chiến đấu ở tây bắc Việt Nam và Thượng Lào hồi đầu kháng chiến trong những điều kiện cực kì gian khổ. Địa bàn hoạt động chủ yếu của đại đoàn là địch hậu liên khu 3 nên được mang danh hiệu Đồng Bằng.

Sư đoàn 325-đại đoàn 325 do Trần Quý Hai là tư lệnh kiêm chính uỷ, thành lập từ các đơn vị của phân khu Bình Trị Thiên. Đại đoàn lấy ngày chiến thắng Thanh Hương 11-3-1951 làm ngày truyền thống, nhưng thực tế mãi đến cuối năm 1952 mới có điều kiện tập trung ra bắc để thành lập đại đoàn hoàn chỉnh. Đại đoàn gồm trung đoàn 95 của Quảng trị, 18 của Quảng Bình, 101 của Thừa Thiên, trong đó trung đoàn 101 nguyên là trung đoàn Trần Cao Vân đã chiến đấu bảo vệ Huế trong 51 ngày đêm đầu kháng chiến.

Sư đoàn 316-đại đoàn 316 thành lập ngày 1-5-1951, tư lệnh là Lê Quảng Ba, chính uỷ là Chu Huy Mân. Nòng cốt của đại đoàn là trung đoàn 174 chủ lực Bộ, đơn vị đã nổi tiếng với những trận đánh trên đường số 4 và từng xoá sổ 1 quân đoàn của Tưởng Giới Thạch, ngoài ra còn có trung đoàn 98 của mặt trận Đông Bắc và trung đoàn 176 của Lạng Sơn. Trong chiến dịch ĐBP, các đơn vị của đại đoàn đã chiến đấu rất dững cảm trên các điểm cao A1, C1.

Đại đoàn công pháo 351 được thành lập ngày 27-3-1951, do Đào Văn Trường làm quyền tư lệnh, Phạm Ngọc Mậu làm chính ủy, gồm trung đoàn công binh 151, trung đoàn sơn pháo 75mm, trung đoàn lựu pháo 105mm, các đơn vị cối 82mm, 120mm, ĐKZ 75mm, sau này có thêm trung đoàn cao xạ 37mm và tiểu đoàn hoả tiễn H6.

Ở Nam Bộ, nhiều trung đoàn, liên trung đoàn được thành lập nhằm "tổng phản công". Nhưng yếu kém về trang bị và quân số (có trung đoàn chỉ bằng 1 tiểu đoàn), việc rút các tiểu đoàn địa phương lên đã làm chiến tranh du kích suy yếu. Vì vậy sau đó các trung đoàn được giải thể, Nam Bộ củng cố các tiểu đoàn độc lập, trong đó có tiểu đoàn 307 danh tiếng của phân liên khu miền Tây. Ở Trung Bộ, dù có ý kiến thành lập đại đoàn nhưng xem xét tình hình bản thân, quy mô trung đoàn vẫn được giữ nguyên.

Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, 6 đại đoàn bộ binh được tổ chức lại thành các sư đoàn, ngoài ra có thêm các sư đoàn 305, 324 thành lập từ các đơn vị của liên khu 5; sư đoàn 330, 338 từ các đơn vị của Nam Bộ. Khi chiến tranh chống Mĩ bắt đầu, nhiều đơn vị bộ binh, pháo binh của các sư đoàn trên lần lượt vào Nam chiến đấu, từ cấp tiểu đoàn đến cả sư đoàn. Biên chế, phiên hiệu của các đơn vị có nhiều xáo trộn. Trong đó sư đoàn 308 là 1 đơn vị hiếm hoi vẫn giữ nguyên 3 trung đoàn như thời kháng chiến chống Pháp. Nhiều trung đoàn sau này trở thành những sư đoàn đầu tiên của miền Nam : sư đoàn 9, sư đoàn 7, sư đoàn 10 danh tiếng. Các sư đoàn 305, 330, 338 sau khi đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ : xây dựng kinh tế, huấn luyện quân, một bộ phận quay lại miền Nam, bộ phận trực chiến trên miền Bắc tổ chức lại thành lữ đoàn 305, 330, 338. Các lữ đoàn 330, 338 sau đó tái lập sư đoàn. Riêng lữ đoàn 305 năm 1964 được xây dựng thành lữ đoàn dù do Nguyễn Chí Điềm làm tư lệnh, Nguyễn Nam Khánh là chính uỷ. Lữ đoàn gồm 4 tiểu đoàn dù, một số đơn vị trợ chiến và máy bay vận tải An-24. Khi binh chủng dù giải thể năm 1967, lữ đoàn được chuyển thành đặc công.

Đến trước năm 1970, quy mô tác chiến cao nhất của QĐNDVN chỉ là sư đoàn hoặc sư đoàn tăng cường. Trong chiến dịch đường 9-Nam Lào 1971, lần đầu tiên QĐNDVN tác chiến với quy mô quân đoàn-đó là binh đoàn B70 gồm sư đoàn 304, 308, 320 cùng các đơn vị pháo binh, công binh, cao xạ, xe tăng. Tuy nhiên vì nhiều lí do, binh đoàn được giải thể sau khi chiến dịch kết thúc. QĐNDVN trở lại với quy mô sư đoàn trong cuộc tiến công 1972, và đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp. Vì thế, sau khi hiệp định Paris kí kết, các đơn vị chủ lực mạnh hơn đã được xây dựng : quân đoàn 1 Quyết Thắng ngày 27-10-1973, quân đoàn 2 Hương Giang ngày 17-5-1974, quân đoàn 4 Cửu Long ngày 20-7-1974, quân đoàn 3 Tây Nguyên ngày 26-3-1975. Trong đội hình quân đoàn, các sư đoàn chủ lực "đàn anh" đã tham gia chiến dịch HCM lịch sử (ngoại trừ sư 308 ở lại phòng thủ miền Bắc và sư 324 ở lại bảo vệ Huế-Đà Nẵng). Sư đoàn 304 Vinh Quang của quân đoàn 2 là đơn vị đã chiếm dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.

Các đơn vị của quân đoàn 2, 3, 4 sau này còn tham gia chiến dịch giải phóng CPC năm 1979 và bảo vệ biên giới phía bắc trong giai đoạn 1979-1987.

Cũng trong năm 1979 trước tình hình của chiến tranh biên giới, quân đoàn 14 Chi Lăng và quân đoàn 26 Sông Thao trực thuộc quân khu 1 được thành lập. Sau này các đơn vị trên đã được giải thể.





Giai đoạn 1965-1968 :

Ở miền Bắc :

"...Nhìn chung, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Mnh công bố bổ sung Luật nghĩa vụ quân sự và nhất là công bố sắc lệnh động viên cục bộ ngày 5-5-1965, lực lượng quốc phòng của chúng ta đã được tăng cường về mọi mặt. So với cuối năm 1964 và đầu năm 1965, đến cuối năm 1965, bộ đội chủ lực đã tăng từ 195.000 tăng lên 400.000 người. Bộ đội địa phương phát triển lên 28.000 người. Dân quân tự vệ từ 1,4 triệu tăng lên 2 triệu. Riêng lực lượng phòng không (cũng gồm 3 thứ quân) phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 1965, quân chủng PKKQ tăng gấp 2,5 lần số quân. Trong đó bộ đội cao xạ từ 12 trung đoàn và 14 tiểu đoàn đầu năm 1965 tăng lên 21 trung đoàn và 41 tiểu đoàn cuối năm 1965. 2 trung đoàn tên lửa phòng không được xây dựng và bước vào chiến đấu. Bộ đội không quân từ 1 trung đoàn phát triển lên 3 trung đoàn. Bộ đội radar từ 2 trung đoàn lên thành 4 trung đoàn, 9 tiểu đoàn và 5 đại đội.

Lực lượng dân quân tự vệ cũng đã hình thành 3.000 tổ, đội bắn máy bay bằng súng trường, trung liên, đại liên và cao xạ. Tại các nông, lâm trường, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, kể cả bệnh viện, trường học, cơ sở nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội... đều thành lập từ trung đội, đại đội đến tiểu đoàn dân quân tự vệ. Tất cả đều được trang bị vũ khí từ súng trường đến đại liên, cao xạ".

"... So với năm 1965, đến đầu năm 1968, số trung đoàn, tiểu đoàn cao xạ tăng từ 2,2 đến 4,7 lần. Số trung đoàn tên lửa tăng 5 lần. Số đơn vị radar cảnh giới tăng 2 lần. Đại đội công binh tăng 16 lần. Phương tiện bảo đảm vượt sông tăng 2,6 lần.

Lực lượng phòng không dân quân tự vệ cũng được trang bị thêm. Ngoài súng trường còn được trang bị các loại súng máy và pháo cao xạ đánh máy bay địch ở tầm thấp".

"... Hình thức tác chiến cũng được đổi mới. Kinh nghiệm đã qua và thực tế mới đang diễn ra của cuộc chiến đấu cho thấy : hình thức tác chiến phòng không của từng đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn hoạt động trên từng khu vực và lấy chiến thuật cơ động phục kích là chính không còn phù hợp nữa.

Tháng 6-1966, Bộ Tổng tham mưu quyết định tập trung các đơn vị phòng không chủ lực thành 5 sư đoàn phòng không hỗn hợp. Các sư đoàn được giao nhiệm vụ bảo vệ từng khu vực mục tiêu và đã trở thành binh đoàn chiến thuật cơ bản của quần chúng".

"...Chống lại các hoạt động ven biển của địch, Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tham mưu phát động phong trào toàn dân chiến đấu đánh tàu chiến địch. Một số trung đoàn pháo của bộ đội chủ lực được chuyển thành lực lượng pháo binh của các tỉnh ven biển.

Đến năm 1966 ta đã xây dựng được 17 tiểu đoàn pháo bảo vệ bờ biển, hàng chục đại đội pháo địa phương và hàng trăm đội pháo của dân quân tự vệ các xã ven biển. Một số trung đoàn, tiểu đoàn tàu tuần tiễu, tàu phóng lôi được thành lập".


Ở miền Nam :

"... Cuối năm 1964 và đầu năm 1965, nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và quân đội được cử trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam như : Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà, Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng tấn, Hoàng Minh Thảo... Một số đơn vị chính quy cấp trung đoàn chủ lực từ miền Bắc bí mật hành quân vào các chiến trường Tây Nguyên, Khu V và Nam Bộ...

Nếu năm 1964, thành phần bộ đội chủ lực của quân giải phóng có 11 trung đoàn tập trung và 15 tiểu đoàn độc lập thì đến cuối năm 1965 đã phát triển thêm lực lượng và tổ chức thành 5 sư đoàn bộ binh (1, 2, 3, 5, 9) và 11 trung đoàn bộ binh, nhiều trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật trang bị tương đối hiện đại. Một số đơn vị thuộc binh chủng đặc biệt tinh nhuệ là đặc công, biệt động phát triển thành nhiều tiểu đoàn, trung đoàn chiến đấu ở khắp các chiến trường Trị Thiên, Khu V, Tây Nguyên và Nam Bộ. Cách đánh dũng mãnh, táo bạo, hiệu quả của các đơn vị đặc công, biệt động luôn là nỗi kinh hoàng của sĩ quan, binh lính địch".

"... Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang địa phương cũng được xây dựng và bố trí đều khắp từ Trị Thiên đến miền Tây Nam Bộ. Mỗi tỉnh đều có từ 1 đến 2 tiểu đoàn, mỗi huyện có từ 1 đến 2 đại đội. Phối hợp với các đơn bị bộ đội tỉnh, huyện là các trung đội, tiểu đội du kích xã, ấp hoạt động xen kẽ với địch, vừa tiêu hao, quấy rỗi lực lượng địch, vừa hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng".



Giai đoạn 1969-1972 :

"...Tháng 2-1970, hội nghị Quân ủy Trung ương họp bàn việc thực hiện Nghị quyết hội nghị thứ 18 của Trung ương Đảng, nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách là phải tăng cường sức mạnh và hiệu lực chiến đấu của 3 thứ quân, trong đó việc xây dựng những binh đoàn chủ lực mạnh được coi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Bộ Tổng tham mưu khẩn trương củng cố, tổ chức, tăng cường trang bị cho các đơn vị bộ binh và các binh chủng. Viện Khoa học quân sự Việt Nam (thành lập theo quyết định 62/QĐ của Bộ Quốc phòng ngày 2-7-1970) có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề chiến lược, chiến dịch, tổng kết và nghiên cứu khoa học quân sự Việt Nam, phục vụ, giải quyết những vấn đề nảy sinh trên chiến trường".

"...Giữa tháng 3-1971, trường sĩ quan phòng không và trường kỹ thuật phòng không hợp nhất thành trường Phòng không trực thuộc quân chủng PKKQ.

Để có đủ khả năng chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương, các ban chỉ huy quân sự tỉnh, huyện, xã được kiện toàn. Các đơn vị bộ đội địa phương được củng cố về tổ chức và bổ sung trang bị vũ khí, khí tài mới. Riêng quân khu 4 được Bộ tăng cường 10 đại đội pháo mặt đất, hàng chục tiểu đoàn và đại đội pháo cao xạ, 10 đại đội và trung đội công binh, trinh sát, đặc công. Bên cạnh các đơn vị phòng không chủ lực, ở các tỉnh, thành phố và khu công nghiệp tổ chức các tiểu đoàn tự vệ trang bị pháo 37mm. Tại một số xã và xí nghiệp trọng điểm, địch đánh phá thường xuyên, ta thành lập các đại đội, trung đội dân quân tự vệ trang bị súng cao xạ 12,7mm, 14,5mm đánh máy bay tầm thấp. Tính đến năm 1971, lực lượng dân quân tự vệ trên miền Bắc đã có hơn 2 triệu người, trong đó tự vệ chiến đấu và du kích là 87 vạn, được trang bị 1.400 khẩu pháo cao xạ các cỡ, 200 khẩu pháo mặt đất, 800 khẩu súng cối, ĐKZ và 5 vạn súng bộ binh.

Tháng 5-1972, Quân uỷ trung ương và Bộ Tổng tư lệnh ra quyết định tăng cường lực lượng vũ trang miền Bắc. 2 sư đoàn bộ binh cơ động 320, 325 của Bộ và 6 trung đoàn chủ lực cơ động của quân khu 4, quân khu Việt Bắc, quân khu Tả Ngạn, quân khu Hữu Ngạn được bổ sung quân số và trang bị theo biên chế. Học viên sĩ quan các trường lục quân và binh chủng được tổ chức thành 1 sư đoàn dự bị mạnh (sư đoàn 312b) thuộc Bộ Tổng tham mưu, sẵn sàng cơ động chiến đấu bảo vệ phía bắc quân khu 4. Lực lượng phòng không phát triển thêm 1 sư đoàn, 3 trung đoàn, 20 tiểu đoàn, được trang bị pháo cao xạ, tên lửa, radar và nhiều khí tài mới. Hàng chục trung đoàn, tiểu đoàn pháo binh, thiết giáp, đặc công, công binh được thành lập. Đến thời điểm giữa năm 1972, lực lượng vũ trang tập trung trên miền Bắc có 530.000 người (tăng 10.000 người so với năm 1968), trong đó bộ đội chủ lực thuộc quân khu tăng 2 lần, đặc biệt quân khu 4 tăng gấp 5 lần. Lực lượng bắn máy bay, tàu chiến của dân quân tự vệ cũng tăng nhanh và được trang bị khá mạnh. giữa năm 1972, ngoài các tổ, đội chiến đấu, đã có hàng chục đại đội dân quân miền bắc được trang bị pháo cao xạ, 170 đại đội và trung đội trang bị súng máy cao xạ, 20 đại đội trang bị pháo 85mm đánh tàu chiến Mĩ".

"Tháng 9-1972, Tổng cục hậu cần quyết định thành lập nhà máy sản xuất linh kiện điện tử phục vụ cho việc sửa chữa các loại radar, khí tài điều khiển. Sự tăng cường lực lượng này là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho miền bắc có thể chống trả các cuộc bắn phá của không quân và hải quân Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai".

"Trong năm 1970, cơ quan tiền phương của Tổng cục Hậu cần được thành lập để cùng binh đoàn vận tải chiến lược 559 gấp rút xây dựng tuyến hậu cần chiến dịch ở khu vực đường 9. Đoàn 559 được bổ sung nhiều phương tiện xe máy và trang bị kỹ thuật. Mặt trận 968 và đoàn chuyên gia quân sự 565 ở Hạ Lào được sáp nhập vào đoàn 559, xây dựng thành đơn vị tương đương cấp quân khu do đại tá Đồng Sĩ Nguyên làm tư lệnh, đại tá Đặng Tính làm chính uỷ. Đến mùa khô 1970-1971, số lượng xe vận tải của Đoàn 559 có tới 6.500 chiếc. Xe máy làm đường tăng 1.000 chiếc, số quân của đoàn lên tới 90.000 người. Trong các chiến dịch vận chuyển cao điểm, Đoàn 559 còn được bổ sung thêm các đơn vị vận tải, công binh, pháo cao xạ, thông tin, trinh sát và một số biên đội máy bay. Ngoài ra còn có hàng vạn TNXP, dân công hoả tuyến từ hậu phương được điều động vào tuyến vận tải Trường Sơn".

"Đồng thời với việc bảo vệ và tăng cường cho tuyến vận tải Trường Sơn, tháng 10-1970, Quân uỷ trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập binh đoàn 70 gồm các sư đoàn 304, 308, 320, trung đoàn cao xạ 241, trung đoàn pháo 45 và một số binh chủng khác làm lực lượng cơ động chiến lược, chiến dịch, sẵn sàng chiến đấu trong các chiến dịch phản công quy mô lớn. Các lực lượng tại chõ ở khu vực đường 9 gồm bộ đội mặt trận đường 9 (B5), quân khu Trị Thiên (B4) và Đoàn 559 được lệnh gấp rút điều chỉnh lực lượng, bố trí thế trận chuẩn bị đánh địch. Binh đoàn 70 còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng vũ trang quân khu 4, chuẩn bị kế hoạch tác chiến tiêu diệt nếu địch liều lĩnh mở cuộc tấn công ra phía nam quân khu 4".

"Đến cuối năm 1971 lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã lên tới 7 sư đoàn và 19 trung đoàn chủ lực cơ động, 95 tiểu đoàn, 350 đại đội, 185 trung đội bộ đội địa phương và hàng chục vạn du kích".

"Cuối 11-1972, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập sư đoàn bộ binh 341 (sư đoàn Sông Lam) tại nam Đàn (Nghệ An), biên chế gồm 2 trung đoàn 52, 270. Đến cuối 9-1973, thành lập thêm trung đoàn bộ binh 266, trung đoàn pháo 55 và một số đơn vị binh chủng thuộc sư đoàn 341.

Trường sĩ quan thiết giáp được thành lập tháng 3-1973 đào tạo sĩ quan chỉ huy, sĩ quan kỹ thuật xe tăng, xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật xe tăng thiết giáp nhằm tăng cường sức mạnh của quân đội. Cuối 8-1973, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần ra quyết định thành lập Viện thiết kế quân giới và Viện Công nghệ quân giới thuộc Cục quân giới. Cục Quân giới đã thiết kế và sản xuất thành công súng chống tăng B41 phù hợp với điều kiện Việt Nam".

"Tháng 12-1974, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển trường bổ túc cán bộ đặc công thành trường sĩ quan đặc công".

"Ngày 5-4-1974, Quân ủy trung ương ra quyết định thành lập Tổng cục kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng do trung tướng Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm chức làm chủ nhiệm. Ngày 10-9-1974, hội đồng chính phủ ra nghị định 221/CP thành lập Tổng cục kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng.

Ngày 26-5-1974, Cục sản xuất thuộc Tổng cục Hậu cần được thành lập nhằm nghiên cứu, chỉ đạo việc quân đội tham gia xây dựng kinh tế, tăng gia sản xuất tự túc. Ngày 23-7-1974, thành lập học viện hậu cần".

"Theo đề nghị của Quân uỷ trung ương và Bộ Quốc phòng tháng 10-1973, Bộ Chính trị phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực.

Ngày 24-10-1973, quân đoàn 1 mang tên binh đoàn QUyết Thắng được thành lập trên hậu phương miền Bắc, bao gồm 3 sư đoàn bộ binh (308, 312, 320b), sư đoàn phòng không 367, lữ đoàn xe tăng 202, lữ đoàn pháo binh 45, lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin 240.

Trên chiến trường miền Nam, ngày 17-5-1974, quân đoàn 2 mang tên binh đoàn Hương Giang ra đời tại Trị thiên, gồm 3 sư đoàn bộ binh (304, 324, 325), sư đoàn phòng không 673, lữ đoàn pháo binh 164, lữ đoàn xe tăng 203, lữ đoàn công binh 219 và trung đoàn thông tin 463.

Tại miền Đông Nam Bộ, ngày 20-7-1974, quân đoàn 4 mang tên binh đoàn Cửu Long được thành lập. Trong đội hình quân đoàn có sư đoàn 7, 9, trung đoàn pháo 24, trung đoàn phòng không 71, trung đoàn đặc công 429 và 3 tiểu đoàn thông tin".

"Cùng với việc tổ chức và bố trí các quân đoàn trên các địa bàn chiến lược, Quân uỷ trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trương củng cố, nâng cao sức chiến đấu của một số sư đoàn, trung đoàn chủ lực làm lực lượng cơ động thuộc Bộ và các quân khu.

Song song với việc tập trung xây dựng bộ đội chủ lực cơ động dự bị chiến lược và bộ đội chủ lực quân khu, Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng chú trọng xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích. tính đến cuối năm 1974, bộ đội địa phương tỉnh huyện có 56.000 người, dân quân du kích các xã, ấp có 140.000 người. Lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích không những được tăng cường về số lượng àm còn được phát triển về khả ănng chiến đấu và trang bị".


("Lịch sử Việt Nam 1965-1975).






There are several rival lists of the 28. One lists 29 active members, including: Wang Ming, and his wife Mèng Qìngshù ( mạnh khánh thụ ); Bo Gu; Zhang Wentian; Wang Jiaxiang; Yang Shangkun; Chén Chānghào ( trần xương hạo ) with his wife Dù Zuòxiáng ( đỗ tác tường ); Shěn Zémín ( trầm trạch dân ) and his wife Zhāng Qínqiū ( trương cầm thu ); Hé Kèquán ( hà khắc toàn ) or Kǎi Fēng ( khải phong ); Xià Xī ( hạ hi ); Hé Zǐshù ( hà tử thuật ); Shèng Zhōngliàng ( thịnh trung lượng ); Wáng Bǎolǐ ( vương bảo lễ ); Wáng Shèngróng ( vương thịnh vinh ); Wáng Yúnchéng ( vương vân trình ); Zhū Āgēn ( chu a căn ); Zhū Zìshùn ( chu tự thuấn , female); Sūn Jìmín ( tôn tể dân ); Sòng Pánmín ( tống bàn dân ); Chén Yuándào ( trần nguyên đạo ); Lǐ Zhúshēng ( lí trúc thanh ); Lǐ Yuánjié ( lí nguyên kiệt ); Wāng Shèngdí ( uông thịnh địch ); Xiāo Tèfǔ ( tiếu đặc phủ ); Yīn Jiàn ( ân giám ); Yuán Jiāyōng ( viên gia dong ), Xú Yǐxīn ( từ dĩ tân ). The extra person can be attributed to Xú Yǐxīn because of his pendulous left and right stances, and thus this group is also known as \"28 and a half Bolsheviks\".

There are several rival lists of the 28. One lists 29 active members, including: Wang Ming, and his wife Mèng Qìngshù (孟庆树); Bo Gu; Zhang Wentian; Wang Jiaxiang; Yang Shangkun; Chén Chānghào (陈昌浩) with his wife Dù Zuòxiáng (杜作祥); Shěn Zémín (沈泽民) and his wife Zhāng Qínqiū (张琴秋); Hé Kèquán (何克全) or Kǎi Fēng (凯丰); Xià Xī (夏曦); Hé Zǐshù (何子述); Shèng Zhōngliàng (盛忠亮); Wáng Bǎolǐ (王宝礼); Wáng Shèngróng (王盛荣); Wáng Yúnchéng (王云程); Zhū Āgēn (朱阿根); Zhū Zìshùn (朱自舜, female); Sūn Jìmín (孙济民); Sòng Pánmín (宋盘民); Chén Yuándào (陈原道); Lǐ Zhúshēng (李竹声); Lǐ Yuánjié (李元杰); Wāng Shèngdí (汪盛荻); Xiāo Tèfǔ (肖特甫); Yīn Jiàn (殷鉴); Yuán Jiāyōng (袁家镛), Xú Yǐxīn (徐以新). The extra person can be attributed to Xú Yǐxīn because of his pendulous left and right stances, and thus this group is also known as \"28 and a half Bolsheviks\".



Zhang Wentian

Zhang Wentian (张闻天) (1900–July 1, 1976), also known as Luo Fu, was the General Secretary of the Communist Party of China (CPC) from 1935 to March 20, 1943.

A native of Pudong Shanghai, Zhang joined the CPC in 1925 and was sent to study at Moscow Sun Yat-sen University in Moscow, which was set up under Kuomintang's founder Sun Yat-sen's policy of alliance between the Soviet Union and CPC to train Chinese revolutionaries and named after him. It was there Zhang came to know Wang Ming and play an active role in the following group 28 Bolsheviks.

Around 1930 Zhang and his fellows in 28 Bolsheviks such as Wang and Bo Gu returned to China to take charge of the CPC with support from their mentors in Moscow, and they won the power struggle with Li Lisan who was in charge of the CPC at that time. Zhang was appointed as Minister of the Propaganda Department, Interim Member and then Standing Member of the politburo of the CPC. Owing to 28 Bolshevikss being immature and extremists in revolution, the CPC suffered from great losses in cities under their direction, which resulted in Zhang and other prominent figures retreating to the CPC base in Jiangxi in 1933. As they applied the same policy, defeat was inevitable and the Long March began.

Perhaps witnessing too many heavy casualties made Zhang turn over to think about the right way of revolution in China, and as a result he and Wang Jiaxiang and Yang Shangkun, other prominent figures of 28 Bolsheviks, defected to Mao Zedong's camp in Zunyi Conference during the Long March. It was at this conference that Bo Gu and military advisor from Comintern Otto Braun or Li De were discharged from their command in the military to Mao. As a compromise, Zhang was appointed as General Secretary of the CPC to replace Bo Gu although Mao received support from most senior party and military leaders.

When Zhang reached Yanan, he was in charge of ideology and propaganda work for which in 1938 he wrote a book, Youth Accomplishment (论青年修养), which greatly influenced the youth. Although most of the time he acted like a puppet, and he pledged his allegiance to Mao during Mao's power struggle with Wang Ming and Zhang Guotao, this could not change his fate of removed from the standing committee and his position taken by Mao Zedong in the 7th National Congress of the CPC in 1945.

After the end of Chinese anti-Japanese War, Zhang was sent to Manchuria with Lin Biao, Gao Gang and Chen Yun to set up a base for CPC resistance to Kuomintang.

After the establishment of the People's Republic of China, he became the Chinese Ambassador to Soviet Union and Under Secretary of the Foreign Ministry. He was disgraced in the LuShan Meeting in 1959 because he criticized Mao Zedong's Great Leap Forward. Zhang and Defence Minister Peng Dehuai, Chief of Staff Huang Kecheng and CPC General Secretary of Hunan Province Zhou Xiaozhou were labelled as an anti-CPC group and stripped of CPC membership. Zhang did not survive the persecution of the Cultural Revolution and died in 1976 in exile. He was posthumously rehabilitated in 1978.

Zhang was a versatile scholar, expert in Marxism, western history and philosophy, and wrote and translated many articles in these fields.




Zunyi (Chinese: 遵義; pinyin: Zūnyì) is a prefecture-level city in Guizhou province in southwestern China (People's Republic of China). The city has a population of around 300,000 people.




Liu Bocheng (刘伯承, Wade-Giles: Liu Po-ch'eng; December 4, 1892 - October 7, 1986) was a Chinese Communist military commander and Marshal of the People's Liberation Army.

Liu, with nickname Chinese Mars and The One-eyed Dragon, which was both reflection of his military achievement and body character. Furthermore, Liu is regarded as one of the generally accepted Three and A Half Strategists of China in Modern History (The other two are commander of CPC Lin Biao and Kuomintang commander Bai Chongxi, the half was CPC commander Su Yu). Besides this respectable title, Liu’s official title is a revolutionist, militarist and military theoretician and one of the founders of People's Liberation Army .



Su Yu (粟裕) (August 10, 1907 - February 5, 1984) was a Chinese Communist military leader. Born in Huitong county, Hunan province, he fought in the Sino-Japanese War (1937-1945) and in the Chinese Civil War. He commanded the 3rd Field Army during the Chinese Civil War, and was an important commander during the Campaign at Huaihai (1948). He was made a Senior General (General of the Army) in 1955. He died in Beijing.



Bai Chongxi (Traditional Chinese: 白崇禧; Hanyu Pinyin: Bái Chóngxǐ; Wade-Giles: Pai Ch'ung-hsi) (18 March 1893 – 1 December 1966) was a Chinese Muslim general in the National Revolutionary Army of the Republic of China (ROC). He was a warlord with a sphere of influence centred around Guangxi Province, commanding his own troops and governing Guangxi with autonomy, though part of the Republic of China. Although independent from the central government, he was often a close ally of Chiang Kai-Shek in the politics of the Republic of China. This is contrasted with other warlord "allies" like Feng Yuxiang, who were uncooperative.




Central Plains War (Traditional Chinese: trung nguyên đại chiến , Simplified Chinese: trung nguyên đại chiến ; pinyin: Zhōngyúan Dàzhàn) was a civil war within the factionalised Kuomintang that broke out in 1930. It was fought between the forces of Chiang Kai-shek and the coalition of three military commanders who had previously allied with Chiang: Yan Xishan, Feng Yuxiang, and Li Zongren. The war spread wide across Central Plains, a core region of China.

In consolidating power for the Kuomintang in the Northern Expedition of 1927–1928, Chiang had forged alliances with the warlord armies of Yan, Feng, and Li. However, relations between Chiang and his warlord allies soon soured, resulting in the war. This war almost bankrupted Chiang\'s Nationalist Government and cost over 300,000 casualties on both sides. However, Chiang\'s victory allowed him to further consolidate power as the undisputed leader of most of China.




Yan Xishan (Traditional Chinese: diêm tích san ; Simplified Chinese: diêm tích san ; Hanyu Pinyin: Yán Xíshān; Wade-Giles: Yen Hsi-shan) (8 October 1883–22 July 1960) was a Chinese warlord who served in the government of the Republic of China.




Li Zongren or Li Tsung-jen (Chinese: lí tông nhân ; Pinyin: Lǐ Zōngrén; Wade-Giles: Li Tsung-jen) (13 August 1890 - 13 January 1969), courtesy name Delin ( đức lân ), was vice-president and acting president of the Republic of China and adversary of Chiang Kai-shek.

Born in Xixiang Village ( tây hương thôn ), Guilin, Guangxi Province to a teacher father, Li Beiying ( lí bồi anh ) as the second eldest in a family of five boys and three girls. Li joined Tongmenghui in 1910. He was the general of the Seventh Army in the Northern Expedition. From 1925 to 1949, Guangxi remained under his influence.




Feng Yuxiang (Traditional Chinese: phùng ngọc tường ; Simplified Chinese: phùng ngọc tường ; Hanyu Pinyin: Féng Yùxíang; Wade-Giles: Feng Yü-hsiang) (1882–1948) was a warlord during Republican China.

As the son of an officer in the Qing Imperial Army, Feng spent his youth immersed in the military life. He joined the army at age 16 and proved himself to be hard working and motivated.



Dujiangyan Irrigation System


The Dujiangyan Irrigation System diverts water from the Minjiang River, supplying Chengdu with fresh water and preventing floods. The dike Yuzui in the background separates the Minjiang River (flowing towards the left in this photo) into the inner river seen in this photo and the outer river on the other side (not visible). The diversion gate Baopingkou in the foreground to the left diverts water from the inner river down into an aqueduct towards Chengdu and allows excess water to continue down the Minjiang river. The spillway Feishayan is to the left of Baopingkou and is not visible in this photo.The Dujiangyan Irrigation System (都江堰; pinyin: Dū Jiāng Yàn) is a historical Chinese irrigation and flood control system constructed around 250 BCE by governor of Shu, Li Bing (李冰) and his son, 56 km west of present day Chengdu, which it still supplies with water. This irrigation system diverts part of the Minjiang River into an aqueduct leading to Chengdu. In order to build this irrigation system, it was necessary to cut a path through the mountains on the bank of the Minjiang River. The builders accomplished this before the invention of explosives by repeatedly heating and cooling the rock to crack and weaken it. The system also includes a dike in the middle of the river to help reduce the amount of silt that flows into the aqueduct. A spillway allows excess water to continue down the Minjiang River in order to prevent the flooding of the Chengdu basin.

The three big water conservation projects in ancient China are:

Dujiangyan Irrigation System Lingqu Canal Zhengguoqu Canal

[sửa] Hồi ký Đỗ Mậu

Sách này đã được in, nhưng cũng bị cắt xén nhiều vì vậy chúng tôi cố gắng tìm quyển đầy đủ hơn. Hiện thì tôi không tam gia VNTQ nữa, vì vậy có lẽ sẽ gửi tòan phần sách đó vào một thư viện khác. Ngòai ra tôi có quyển Tại sao Việt Nam của A.Patti. Quyển này cũng rất có giá trị, và cũng sẽ được gửi lên đầy đủ (bổ sung phần nguồn tài liệu và chương 36 còn thiếu).Bring Vietnam to the world 14:01, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Đám tang cụ Ẩn thì tôi có viếng, vì nhà tang lễ trên đường tôi đi làm về. Còn quyển Why Vietnam thì như tôi nói là còn thiếu phần nguồn thông tin và tòan bộ chương 36. Riêng về sách tư liệu, tôi đã từng có ý định xâu dựng VNTQ thành một thư viện như thế, tiếc là giờ đây nó lại bị chi phối bởi các nhà chính trị salon, mà tôi cho rằng sớm muộn gì nó cũng sẽ đầy dẫy những tư liệu bối bác là chính. Vì vậy tôi có ý định thành lập một thư viện theo đúng nghĩa của nó, với sự phối hợp của các bạn VNTQ cũ và các bạn TTVNOL. hy vọng là thư viện mới sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Bring Vietnam to the world 15:45, 28 tháng 9 2006 (UTC)

[sửa] hình:Anh-đô-nê-di nhân chủng học toàn đồ,1972.jpg

Đề nghị bạn xem lại nguồn của hình này. Và tôi thấy chưa bài nào dùng hình này. An Apple of Newton thảo luận 06:07, 7 tháng 10 2006 (UTC)

Bạn có dùng các Hình:Bắc phần Việt Nam nhân chủng học bản đồ.jpg, Hình:Bản đồ chính trị Mã Lai 1998.jpgHình:Brazil pop 1977.jpg vào bài nào không? Nếu không thì cần xóa. An Apple of Newton thảo luận 10:49, 7 tháng 10 2006 (UTC)

[sửa] Hình:Sq nude 01.jpg

Đề nghị bạn cho biết nguồn và bản quyền của Hình:Sq nude 01.jpg. Nếu không có thêm thông tin, hình sẽ bị xóa sau 1 tuần. An Apple of Newton thảo luận 23:25, 29 tháng 10 2006 (UTC)






[sửa] Singapore

Singapore là nước có diện tích 0,6 nghìn km2. Tỷ lệ dân số thành thị đạt 100%. Tốc độ tăng dân số chỉ có 0,6%, thấp chưa bằng một nửa tốc độ tăng dân số của Việt Nam. Tuổi thọ bình quân lên tới 77 tuổi, cao hơn mức 71,3 tuổi của Việt Nam. GDP năm 2004 đạt trên 106,8 tỉ USD, cao gấp gần 2,4 lần Việt Nam. GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt 24.641 USD, cao gấp 44,6 lần Việt Nam. Tổng dự trữ quốc tế của Singapore năm 2004 đạt trên 112,2 tỉ USD, cao thứ 6 trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 179,6 tỉ USD, cao thứ 15 so với các nước và vùng lãnh thổ và gấp 5,6 lần của Việt Nam. Xuất khẩu bình quân đầu người lên đến 41.430,2 USD, cao gấp trên 128 lần của Việt Nam và đứng thứ nhất trên thế giới. Singapore có tốc độ tăng giá tiêu dùng rất thấp, bình quân 5 năm chỉ vào khoảng 0,7%. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2003 đạt 0,907, đứng thứ 25 trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, cao hơn nhiều so với Việt Nam (con số tương ứng là 0,704 và 108).

Singapore là một đối tác lớn của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam tính từ năm 1988 đến tháng 10. 2006 có 526 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng gần 9,6 tỉ USD, đứng thứ nhất trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore năm 2005 lên tới 4.598 triệu USD, đứng thứ hai sau Trung Quốc; trong quan hệ buôn bán với Singapore, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn, thậm chí còn lớn hơn nhiều cả kim ngạch xuất khẩu. Singapore là nước có lượng khách đến Việt Nam khá đông, đứng thứ 10 trong các nước và vùng lãnh thổ; trong mười tháng qua đã đạt trên 81,5 nghìn lượt người, nếu so với số dân của mình thì Singapore là nước có tỷ lệ cao nhất.

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com