Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Độc thần giáo – Wikipedia tiếng Việt

Độc thần giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Độc thần giáo, hoặc nhất thần giáo, là niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, phổ quát và bao hàm mọi sự vật.

Trong tư duy phương Tây, chỉ có các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham được xem là độc thần.

Trong các nền văn hóa khác, tín hữu thuộc những tôn giáo như đạo Zoroaster và các giáo phái thuộc Ấn Độ giáo xem niềm tin của mình là độc thần.

Mục lục

[sửa] Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham: Độc thần giáo

Ở phương Tây, Kinh thánh Do Thái giáo (Hebrew Bible), tức Cựu Ước của Cơ Đốc giáo, là nguồn kiến thức chủ yếu về độc thần giáo, miêu tả trình tự và thời điểm độc thần giáo được giới thiệu vào vùng Trung Đông và phương tây. Theo các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, ấy là khi Abraham nhận biết Thiên Chúa (Sáng thế ký 12:1-9; 13:14-18;15; 18; và 22), ông là tín hữu độc thần giáo đầu tiên trên thế giới. Trong lịch sử cổ đại, cho đến thời điểm ấy, mọi nền văn hoá đều đặt niềm tin vào nhiều thần linh, hoặc vào các sức mạnh thiên nhiên và các loài tạo vật, hoặc tin vào sự huyền nhiệm của môn chiêm tinh, nhưng không ai đặt niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất và chân thật.

Tuy vậy, có một số tranh luận về Thiên Chúa được miêu tả trong Sáng thế ký là duy nhất hay không:

Sáng thế ký 1.26; "Thiên Chúa (tiếng Hebew: Elohim) phán rằng 'Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất'".

Elohim là số nhiều (dù có thể dùng ở số ít) nhưng trong trường hợp này từ "chúng ta" hàm ý số nhiều. Tuy nhiên, người theo Do Thái giáo cho rằng đây chỉ là một cách dụng ngữ nhằm bày tỏ sự tôn kính khi nhắc đến danh xưng của Thiên Chúa. Trong khi đó, theo cách giải thích của Cơ Đốc giáo, điều này củng cố những lập luận của giáo lý Ba Ngôi, dạy rằng Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa ConChúa Thánh Linh, (xem Ba Ngôi).

Kinh Thánh Hebrew dạy rằng mặc dù khi sáng thế Adam và Eva (cùng với dòng dõi của họ) đã nhận biết Thiên Chúa, nhưng trải qua các thế hệ Thiên Chúa và danh của ngài đã bị lãng quên. Một nhà hiền triết Do Thái, Maimonides, miêu tả diễn tiến ấy như sau:

Trong thời Enosh nhân loại đã phạm một lỗi lầm lớn... họ lý luận rằng vì Chúa đã dựng nên các vì tinh tú cùng các thiên thể khác, đặt trên bầu trời và ban cho chúng sự uy nghi vinh hiển, rồi chúng phụng sự Chúa, vì vậy cần phải chúc tụng các vì tinh tú, cần phải tin rằng ấy là ý chỉ của Chúa mà tôn vinh những gì Ngài đã dựng nên... Rồi loài người khởi sự lập bàn thờ để tôn thờ các vì sao, chúc tụng và sấp mình thờ lạy chúng... ấy là nền tảng của thờ lạy hình tượng (avoda zara) ... Chỉ trong vài thế hệ, các tiên tri giả dấy lên mà nói cùng dân chúng rằng Chúa đã ra lệnh phải tôn thờ các vì sao... họ lập nên các ảnh tượng mà tôn vinh chúng... truyền bá ảnh tượng tại các nơi sùng bái, dưới tàng cây, trên đỉnh đồi, trong thung lũng, hội họp dân chúng lại, cùng nhau sấp mình thờ lạy hình tượng mà nói rằng: "Những hình tượng này đem lại phúc lành mà cũng mang đến tai hoạ... vậy thì hãy cung kính mà khiếp sợ"... cho đến khi nhiều thời đại đi qua, Danh Thiên Thượng đã hoàn toàn bị lãng quên... cho đến khi con người của năng quyền (Abraham), bắt đầu tự hỏi mình rằng "Làm sao các tinh cầu trên bầu trời dịch chuyển nếu không có một Đấng di chuyển chúng? bởi vì chúng không thể tự mình mà chuyển động được", không ai dạy dỗ ông, cũng không ai kể cho ông biết, bởi vì ông đang sống tại xứ Ur của người Chaldee là những người thờ lạy hình tượng... Người ấy (Abraham) đứng dậy mà nói với dân chúng rằng trên thế gian này chỉ có một Chúa duy nhất, và chỉ nên thờ lạy một mình Ngài, nhóm hiệp dân chúng từ khắp các thành và vương quốc cho đến khi ông tiến vào xứ Canaan như đã chép: "(Abraham) trồng một cây me tại Beersheba, và ở đó người cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va, là Thiên Chúa hằng hữu" (Sáng thế ký 21.33). (Maimonides, Mishneh Torah, Sefer Mada ("Sách của Sự hiểu biết"), Chương 1, Hilchos Avodah Zarah ("Luật cấm thờ hình tượng"). Nguyên bản tiếng Hebrew [1])

[sửa] Do Thái giáo và Kinh Thánh Hebrew

Do Thái giáo (Judaism) có một số đặc điểm nổi trội vì cớ lịch sử lâu dài, niềm xác tín, luật pháp, và qui tắc sống đạo được bảo tồn và huấn thị trong kinh Torah và kinh Tanakh (Kinh Thánh Hebrew), cung cấp nguồn văn kiện xác minh sự khởi phát và tăng trưởng của nền luân lý độc thần giáo của Do Thái giáo:

(1)Chỉ có một Thiên Chúa, từ ngài mà có một nền đạo đức cho cả nhân loại.(2) Điều răn chính yếu của Thiên Chúa là đòi hỏi con người phải cư xử tử tế với người khác... Thiên Chúa của nền luân lý độc thần giáo là Thiên Chúa được mặc khải trước tiên trong Kinh Thánh Hebrew. Qua đó, có thể nhận thấy bốn đặc điểm chính:
  • Thiên Chúa là siêu nhiên (supranatural).
  • Thiên Chúa có thân vị (personal).
  • Thiên Chúa là Đấng tốt lành.
  • Thiên Chúa là Đấng thánh khiết.

Moses trở lại với dân chúng với Mười Điều Răn trên tay. Điều răn thứ nhất dạy rằng "Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác" (Xuất Ai Cập ký 20.3). Hơn nữa, người Do Thái thường trích dẫn Shema Yisrael ("Hãy lắng nghe, hỡi Israel"), chép rằng "Hãy lắng nghe, hỡi Israel: Đức Giê-hô-va, Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa là duy nhất". Độc thần giáo là trọng tâm của dân tộc Do Thái và Do Thái giáo.

[sửa] Cơ Đốc giáo

Xác tín vào một Thiên Chúa duy nhất, hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh (giáo lý Ba Ngôi). Ba Ngôi có cùng một bản thể và một thần tính. Tuy nhiên, có một vài giáo phái nhỏ, tự nhận mình thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo như Chứng nhân Jehovah, bác bỏ giáo lý Ba Ngôi trong khi đạo Mormon chỉ thờ một Thiên Chúa nhưng không phủ nhận sự hiện hữu của các ngôi kia.

[sửa] Hồi giáo

Hồi giáo trình bày xác tín của mình về độc thần giáo theo cung cách đơn giản hơn. Bản tín điều Shahadah (الشهادة) khẳng định niềm tin vào Đấng Allah duy nhất và tiên tri Muhamad. Câu kinh này được xem là một trong Năm Trụ cột của Hồi giáo theo hệ phái Sunni. Khi một người đọc to câu kinh này, người ấy được xem là đã chính thức theo đạo Hồi. Hồi giáo cho rằng tính duy nhất của Thiên Chúa là giáo lý căn cốt. Hơn nữa, Hồi giáo còn xem học thuyết Ba Ngôi của Cơ Đốc giáo là sự biến dị của lời dạy của Chúa Giê-xu.

[sửa] Đọc thêm

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com