Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
William Wilberforce – Wikipedia tiếng Việt

William Wilberforce

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

William Wilberforce
William Wilberforce

William Wilberforce (24 tháng 8 năm 1759 – 29 tháng 7 năm 1833) là nghị sĩ Quốc hội Anh và nhà lãnh đạo chiến dịch chống tệ nạn buôn bán nô lệ.

Mục lục

[sửa] Tuổi trẻ

Chào đời tại Hull, Anh quốc, là con trai của một thương gia giàu có qua đời khi William còn bé. Dưới sự chăm sóc của chú và cô (ủng hộ mạnh mẽ John Wesley), William sớm yêu thích những giá trị đạo đức được cổ xuý bởi Phong trào Giám Lý. Tuy nhiên, do những quan ngại của người mẹ nên William được đem trở về sống với mẹ.

Sau khi tốt nghiệp trường Pockling năm 1776, William được gởi đến Đại học St John, Cambridge. Ngạc nhiên bởi cách sống của hầu hết các bạn học, sau này cậu thuật lại: ”Ngay trong đêm đầu tiên khi vừa mới đến, tôi được giới thiệu với một nhóm bạn trai có lối sống hết sức phóng túng. Họ uống rượu li bì và nói năng còn tệ hơn”. Trong môi trường sống như thế, William kết bạn với William Pitt trẻ, sau này trở nên thủ tướng của nước Anh. Mặc dù lúc đầu tỏ vẻ bất bình với những điều đang xảy ra xung quanh, về sau William lại tự mình theo đuổi nếp sống buông thả.

[sửa] Chống buôn bán nô lệ

Vì quyết định theo đuổi sự nghiệp chính trị, Wilberforce chi tiêu chín ngàn bảng để được bầu vào quốc hội đại diện cho thành phố Hull. Năm 1784, William chấp nhận đức tin Cơ Đốc giáo theo trào lưu Tin Lành. Từ đây ông bắt đầu quan tâm đến ý tưởng cải cách xã hội, nhất là những nỗ lực nhằm cải thiện điều kiện làm việc tại các hãng xưởng. Hàng triệu đàn ông, phụ nữ, và trẻ em không có chọn lựa nào khác hơn là phải làm việc quần quật 16 giờ mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần trong những nhà máy tồi tàn. Dân chúng đổ vào các thành phố tìm kiếm việc làm nhưng tại đây họ bị bóc lột sức lao động, và phải trú ngụ trong những chung cư bẩn thỉu, là nơi họ dễ dàng bị lây nhiễm các loại bệnh như tiêu chảy, thương hàn và lao phổi.

Dần dà, Lady Middleton (tức Albinia Townshend, chị của Thomas Townshen, Tử tước Sydney) đến gặp Wilberforce và yêu cầu ông sử dụng quyền lực của một nghị sĩ quốc hội để chặn đứng nạn buôn bán nô lệ. Wilberforce viết “Tôi cảm nhận được tầm quan trọng của vấn đề nhưng nghĩ rằng mình không đủ sức thực hiện trọng trách này”, thế nhưng ông đồng ý làm hết sức mình. Ngày 12 tháng 5 năm 1789, Wilberforce đọc bài diễn văn đầu tiên đả kích tình trạng buôn bán nô lệ. Từ đó ông được nhìn nhận là một trong số những nhà lãnh đạo của phong trào chống chế độ nô lệ.

Hầu hết những người cùng trong đảng Tory (tiền thân của Đảng Bảo thủ ngày nay) với ông đều chống lại bất cứ biện pháp nào nhằm hạn chế việc buôn bán nô lệ nhưng Wilberforce vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm của mình. Ngay cả khi dự luật đầu tiên do ông đệ trình năm 1791 bị đánh bại bởi đa số phiếu áp đảo 163-88, Wilberforce vẫn không chịu bỏ cuộc. Năm 1805, Viện Thứ dân (Hạ viện) cuối cùng cũng thông qua đạo luật công bố bất cứ công dân Anh nào vận chuyển nô lệ là bất hợp pháp, nhưngViện Quý tộc (Thượng viện) đã phong toả nó. Năm 1807, William Grenville đọc một bài diễn văn cáo buộc việc buôn bán nô lệ là “trái với các nguyên tắc của công lý, nhân đạo và chủ trương đúng đắn”. Lần này một đa số phiếu vượt trội ở cả Viện Thứ dân lẫn Viện Quý tộc ủng hộ dự luật. Ấy là ngày 25 tháng 3 năm 1807 đạo luật chống nô lệ ra đời. Sau năm 1807, với sự giúp đỡ từ những bạn hữu như Beilby Porteus, Giám mục Luân Đôn, William tiếp tục cuộc tranh đấu cho đến khi công cuộc giải phóng nô lệ được hoàn tất trên lãnh thổ của Đế quốc Anh.

Dù luật pháp xử phạt thuyền trưởng 100 bảng Anh cho mỗi nô lệ bị phát hiện trên tàu, nạn buôn nô lệ vẫn tiếp diễn. Khi thuyền trưởng nhận thấy tàu buôn nô lệ của mình có nguy cơ bị bắt giữ thì ra lệnh ném nô lệ xuống biển để tránh nộp phạt. Trong khi nhiều người tin rằng biện pháp duy nhất để chấm dứt nạn buôn bán nô lệ là đặt nó ngoài vòng pháp luật, Wilberforce lại không đồng ý vì nhận thấy biện pháp này sẽ gây thiệt hại cho cả nô lệ lẫn chủ nô. “Sẽ sai lầm nếu giải phóng (nô lệ). Cho họ sự tự do ngay tức khắc không chỉ huỷ hoại giới chủ nô mà cả những người nô lệ. Trước tiên cần phải huấn luyện và giáo dục họ về quyền tự do”.

Song, dần dà Wilberforce chịu thuyết phục để trở lại với phong trào chống buôn bán nô lệ nhưng ông không còn nhiều ảnh hưởng như trước. Năm 1825, ông về hưu và từ đó không còn thủ giữ vai trò quan trọng nào. Một bạn đồng viện của ông, Thomas Fowell Buxton tiếp tục lãnh đạo phong trào ở Quốc hội. William Wilberforce từ trần ngày 29 tháng 7 năm 1833, một tháng trước khi Đạo luật Bãi bỏ Chế độ Nô lệ được thông qua, trao cho tất cả nô lệ trong Đế quốc Anh quyền tự do.

[sửa] Những đề án khác

Dù nổi tiếng nhất do những nỗ lực chấm dứt nạn buôn bán nô lệ, Wilberforce cũng tham gia các hoạt động khác.

Công ty Đông Ấn Anh quốc ra đời nhằm mục đích dành phần cho nước Anh trong việc buôn bán hương liệu từ vùng Đông Ấn (trước khi Hạm đội Armada, Bồ Đào NhaTây Ban Nha chiếm độc quyền trên thị trường này). Năm 1793, khi Công ty Đông Ấn tu chính hiến chương William Wilberforce yêu cầu thêm vào các điều khoản buộc công ty phải tuyển dụng giáo viên giáo lý nhằm mục đích “giới thiệu ánh sáng Cơ Đốc cho Ấn Độ” , đồng thời ông cố xúc tiến các hoạt động truyền giáo tại Ấn Độ. Kế hoạch này bất thành nhưng ông nỗ lực lần nữa khi bản hiến chương được tái tu chính trong năm 1813. Wilberforce sử dụng nhiều thỉnh nguyện và các dữ liệu thống kê vận động thuyết phục Viện Thứ dân đem những yêu cầu của ông vào bản hiến chương. Những nỗ lực của ông đã mở đường cho công cuộc truyền giáo và khiến nó trở nên một phần của bản hiến chương năm 1813 của Công ty Đông Ấn Anh quốc. Mặc dù quan tâm sâu sắc đến đất nước Ấn Độ, Wilberforce chưa bao giờ đặt chân đến đó.

Wilberforce đã viết, “Thiên Chúa toàn năng đặt trước tôi hai mục tiêu lớn, trấn áp nạn buôn bán nô lệ và cải đổi cá tính con người”. Theo gợi ý của ông, Tổng Giám mục thành Canterbury, cùng với Giám mục Porteus, yêu cầu Vua George III ban chiếu chỉ “Công bố Trấn áp Tội ác” năm 1787.

Wilberforce là thành viên sáng lập Hội Truyền giáo Hội thánh (Church Missionary Society) cũng như Hiệp hội Hoàng gia Ngăn ngừa Bạo hành Thú vật.

Ngôi nhà thế kỷ 17 nơi ông chào đời nay là Bảo tàng Nhà Wilberforce tại thành phố Hull.

Trong số các con của ông có Robert Issac Wilberforce, Samuel Wilberforce (Giám mục Anh giáo), và Henry William Wilberforce.

Một cuốn phim tựa đề Ân điển Diệu kỳ (Amazing Grace) về cuộc đời của Wilberforce và cuộc tranh đấu của ông chống nạn buôn bán nô lệ của đạo diễn Michael Apted, với Ioan Gruffudd thủ vai chính, đang trong giai đoạn hậu kỳ (năm 2006), vẫn chưa ấn định ngày công chiếu.

[sửa] Đọc thêm

Hochschild, Adam. Bury the Chain. Boston, 2005. Câu chuyện hấp dẫn về phong trào hủy bỏ nô lệ tại Anh.

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com