Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Anh giáo – Wikipedia tiếng Việt

Anh giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thuật ngữ Anh giáo (Anglicanism) được dùng để chỉ những giáo hội tuân giữ các truyền thống tôn giáo được thiết lập và phát triển bởi Giáo hội Anh quốc. Cộng đồng Anh giáo (Anglican Communion) được xác lập như là một cấu trúc bao gồm nhiều giáo hội đa sắc thái, theo các xác tín thần học và bản sắc dân tộc, công nhận Giáo hội Anh quốc là định chế khai sáng. Ước tính trên toàn cầu hiện có khoảng từ 70 đến 80 triệu tín hữu Anh giáo.

Anh giáo vẫn thuộc về Công giáo hay đã trở nên một phần của cộng đồng Kháng Cách hiện còn là một ẩn số, khi Anh giáo tự nhận mình có những ràng buộc về thần học và sống đạo với cả Công giáo La MãCộng đồng Kháng Cách. Một mặt, quan điểm chính thức của Giáo hội Anh quốc là “duy trì đức tin Công giáo”. Nghi thức thờ phụng với tâm điểm là lễ ban thánh thể, đồng hành với truyền thống công giáo, và Cộng đồng Anh giáo nhấn mạnh quan điểm hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo Cổ - một cộng đồng nhỏ gồm các giáo hội đã tách rời khỏi Công giáo La mã năm 1870 vì những bất đồng về các vấn đề thần học và về thuộc tính vô ngộ (không sai lầm) dành cho giáo hoàng. Mặt khác, Anh giáo được khai sinh từ Cuộc Cải cách Kháng Cách.

Giống Chính thống giáo và Công giáo La mã (nhưng khác với hầu hết các giáo hội Kháng cách), Anh giáo công bố thẩm quyền của mình dựa trên quyền kế thừa tông đồ (apostolic succession) được lưu truyền từ các môn đồ đầu tiên của Chúa Giê-xu. Tín hữu Anh giáo truy nguyên nguồn gốc đến tổng giám mục đầu tiên của giáo hội, Thánh Augustine thành Canterbury.

Mục lục

[sửa] Khởi nguồn

Trong khi tín hữu Anh giáo thừa nhận cuộc ly giáo dưới triều Henry VIII là nhân tố khai sinh Giáo hội Anh quốc như một thực thể độc lập, họ nhấn mạnh đến tính liên tục của giáo hội từ trước Cuộc Cải cách Kháng Cách. Bộ máy tổ chức của giáo hội đã được thiết lập tại Hội nghị Herford năm 673 AD, khi các giám mục Anh lần đầu tiên cùng làm việc trong một thể chế, dưới quyền lãnh đạo của Tổng giám mục thành Canterbury. Kể từ thiết chế tôn giáo thời Elizabeth, Giáo hội Anh quốc thừa hưởng di sản từ cả Công giáo và Kháng Cách, với quân vương nước Anh được đặt vào vị trí đứng đầu giáo hội. Tuy nhiên, vua nước Anh không có vai trò nào trong các giáo hội thuộc cộng đồng Anh giáo tại các quốc gia khác trên thế giới.

Cuộc cải cách tại Anh khởi đầu với những mục tiêu chính trị của Henry VIII, khi một trong các bà vợ của nhà vua, sinh cho ông một hoàng tử để thừa kế ngai vàng, yêu cầu có một cuộc hôn nhân chính thức; cùng lúc nhà vua cũng nhận thấy sự cần thiết và ích lợi của việc thay thế ngai giáo hoàng bằng ngai báu nhà vua trong vị trí đứng đầu giáo hội. Kiến thức về lịch sử của Henry VIII đủ tốt để nhà vua nhận ra rằng khi dành lấy quyền đứng đầu giáo hội, nhà vua chỉ phục hồi quyền lực vốn đã dành cho vua chúa các nước Âu châu từ thời hoàng đế La Mã Constantine (thế kỷ thứ 4), mà họ đã bị tước đoạt sau khi quyền lực của các giáo hoàng gia tăng. Đạo luật Quyền Tối thượng đặt Henry vào vị trí đứng đầu giáo hội, trong khi các đạo luật khác như luật giải thể tu viện mang một số lượng lớn các loại tài sản vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc. Điều này tạo nên các nguồn vật chất lớn lao hỗ trợ cho giáo hội mới vừa độc lập trên lãnh thổ nước Anh, dưới quyền cai trị của một quân vương. Tuy vậy, người thiết lập nền thần học đặc thù cho Anh giáo là Tổng Giám mục Canterbury, Thomas Cranmer với sự tiếp bước của Richard Hooker và Lancelot Andrewes. Cranmer được hưởng nền giáo dục tại Âu châu lục địa, chịu ảnh hưởng tư tưởng cải cách, và vì vậy, mặc dù là một linh mục, ông đã kết hôn. Bởi vì Cranmer và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội Anh quốc được tấn phong bởi các giám mục theo quyền kế thừa tông đồ, các vị này lại truyền chức cho những linh mục khác, Anh giáo được xem là vẫn duy trì quyền kế thừa tông đồ.

Trong thời trị vì ngắn ngủi của Edward VI, con trai của Henry, Cranmer đã thành công đáng kể trong nỗ lực đem Giáo hội Anh quốc đến gần với các quan điểm thần học Calvin. Kinh Cầu nguyện chung ra đời trong thời gian này. Cuộc cải cách bị đảo ngược đột ngột khi Nữ hoàng Mary lên ngai sau cái chết của em mình. Chỉ đến thời trị vì của Elizabeth I, giáo hội Anh mới được xác lập như là một giáo hội Công giáo cải cách.

Trong thế kỷ 16, tôn giáo đóng vai trò quan trọng như là một nhân tố nối kết toàn thể xã hội. Những bất đồng tôn giáo chắc chắn sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội, những âm mưu thông đồng và cầu viện binh lực nước ngoài để lũng đoạn triều chính hay lật đổ ngai vàng. Giải pháp của Elizabeth nhằm giải quyết các bất đồng tôn giáo mà không cần đổ máu là xác lập một thiết chế giáo hội với nghi thức thờ phụng sao cho mọi người đều có thể dự phần, với một hệ thống thần học có thể bảo đảm sự đồng thuận của các khuynh hướng khác nhau về cung cách giải thích Kinh Thánh. Nguyên tắc nền tảng của Kháng Cách là mọi sự phải được chứng minh là phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh, đã bị đảo ngược bởi tín điều thứ VI của bản Ba mươi chín Tín điều của Anh giáo, theo đó không ai bị buộc phải tin bất cứ điều gì trừ khi điều đó được chứng minh rõ ràng trong Kinh Thánh. Nguyên tắc này dẫn đến sự nhìn nhận có những khoảng trống nơi Kinh Thánh không cung cấp sự dạy dỗ rõ ràng. Vì vậy, cần có sự bao dung cho nhiều quan điểm dị biệt và cần xem chúng là hợp pháp. Trong khi phần lớn dân chúng tỏ ra muốn đồng hành với thiết chế tôn giáo này, những những nhóm cực đoan ở hai thái cực thần học không muốn chấp nhận, và những rạn nứt bắt đầu xuất hiện bên trên bề mặt của sự hiệp nhất tôn giáo tại Anh.

Trong thế kỷ kế tiếp, có những dịch chuyển quan trọng hoặc về phía phong trào Thanh giáo hoặc về phía các trào lưu thiên về Công giáo. Cần nên biết rằng vào thời ấy, khái niệm về quyền tự do tôn giáo là không thể hiểu được và không thể chấp nhận được, vì vậy, cũng dễ hiểu khi mục tiêu của các nhóm đấu tranh là làm thế nào để kiểm soát giáo hội chứ không phải để được hưởng quyền tự do tôn giáo. Theo tiêu chuẩn của Âu châu lục địa, mức độ bạo động tôn giáo tại Anh tuy không cao, nhưng cũng đủ làm mất mạng một quân vương (Charles I) và một tổng giám mục Canterbury (William Laud). Kết quả sau cùng của cuộc chính biến phục hồi vương quyền của Charles II là nỗ lực trở lại các lý tưởng thời kỳ Elizabeth. Tóm lại, trong giai đoạn này, đa số cư dân tại Anh chọn lựa con đường trung dung, còn đứng tại hai cực đối nghịch nhau là các nhóm Công giáo La Mã và Thanh giáo, mỗi nhóm đều đủ mạnh để tự bảo vệ mình khỏi bị nuốt chửng bởi nhóm kia, và đủ khôn ngoan để có thể tồn tại bên ngoài giáo hội thay vì tìm cách kiểm soát giáo hội. Cuộc cải cách tại Anh được xem là hoàn tất vào thời điểm này.

Măc dù thiết chế Elizabeth đã không dành được sự đồng thuận của toàn thể dân Anh, Anh giáo hiện đang phát triển tại nhiều nơi trên thế giới, một thành quả vượt quá mọi sự mong đợi của mọi tín hữu Anh giáo thế kỷ 1617.

[sửa] Thể chế

Tổng Giám mục Canterbury được dành một vị trí danh dự trong vòng các tổng giám mục thuộc Cộng đồng Anh giáo. Ông được nhìn nhận là primus inter pares, nghĩa là đứng đầu nhưng bình đẳng. Tổng Giám mục Canterbury không hành xử bất kỳ thẩm quyền nào trên các giáo hạt bên ngoài nước Anh. Tổng Giám mục Canterbury đương nhiệm Rowan Williams, nguyên tổng giám mục xứ Wales, là chức sắc cao cấp đầu tiên bên ngoài Giáo hội Anh quốc được bổ nhiệm vào chức vụ này kể từ cuộc cải cách.

Từ thời trị vì của Henry VIII, thẩm quyền tối thượng trên Giáo hội Anh quốc được trao cho nhà vua. Từ thời Elizabeth I, danh hiệu này là “Thống đốc Tối cao” (Supreme Governor) thay vì là “Đầu” của giáo hội. Trong thực tế nhà vua chỉ trông chừng sự vận hành của bộ máy hành chánh của giáo hội và bổ nhiệm các tân giám mục khi cần thiết. Ngày nay, chức trách này được giao cho Thủ tướng. Các giáo hội Anh giáo bên ngoài nước Anh không có mối quan hệ nào với quân vương nước Anh, tuy vẫn nhìn nhận Tổng giám mục Canterbury là nhà lãnh đạo của Cộng đồng Anh giáo trên toàn thế giới, mặc dù chức vụ này vẫn được bổ nhiệm bởi vương quyền Anh quốc (trong thực tế, bởi thủ tướng Anh). Gần đây, bên trong Cộng đồng Anh giáo xuất hiện một số ý kiến yêu cầu thay đổi thể chế của Cộng đồng sao cho vị trí lãnh đạo Cộng đồng không được chọn lựa từ nước Anh, nhưng được bầu chọn bởi các giáo hội thành viên của Cộng đồng. Song, chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có cải tổ về thể chế, trong khi nguy cơ về một sự phân hoá nghiêm trọng bên trong cộng đồng là gần kề khi Giáo hội Episcopal (Anh giáo) tại Hoa Kỳ, vào ngày 2 tháng 11 năm 2003, tấn phong giám mục cho một người đồng tính luyến ái công khai, linh mục Gene Robinson thuộc giáo hạt New Hampshire, đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các giáo hội Anh giáo tại nhiều nơi trên thế giới, với sức mạnh chủ đạo đến từ các nước châu Phi, nơi Anh giáo, trái ngược với tình trạng suy thoái của giáo hội tại Hoa Kỳ và Âu châu, đang trên đà phát triển cả về số lượng và ảnh hưởng. [1]

Anh giáo thường được đồng nhất với Giáo hội Anh quốc, nhưng trong thực tế các giáo hội Anh đang có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong một số nơi (Hoa kỳ, Tô Cách Lan) Anh giáo được biết đến với tên Episcopal, từ tiếng Latin episcopus, “giám mục”, có nguồn gốc Hi văn, nghĩa là “người quản lý”. Tên gọi này ngụ ý giáo hội được quản trị theo thể chế giám mục.

Mỗi giáo hội cấp quốc gia được đặt dưới quyền lãnh đạo của một Tổng Giám mục, hoặc Giám mục trưởng (Presiding Bishop) như trong trường hợp của giáo hội Episcopal tại Hoa Kỳ. Giáo hội quốc gia được chia thành các giáo hạt, thường tương ứng với địa gới hành chính của các tiểu bang hoặc các tỉnh.

Các chức sắc giáo hội được phân định theo ba chức vụ được tấn phong: Chấp sự (Deacon), Linh mục (Priest) và Giám mục (Bishop). Không có yêu cầu sống độc thân cho các chức vụ này. Tại hầu hết các giáo hội, phụ nữ có thể được phong chức chấp sự, trong nhiều giáo hội khác, phụ nữ có thể đảm nhiệm chức vụ linh mục, và trong một số giáo hội, có thể được tấn phong giám mục. Những dòng tu đã bị huỷ bỏ trong thời kỳ cải cách bắt đầu được phục hồi kể từ thời trị vì của nữ hoàng Victoria.

[sửa] Thần học

Anh giáo đặt thẩm quyền của mình trên Kinh Thánh, Truyền thống và Lý trí. Trong khi có một số người cho rằng cả ba đều có giá trị ngang nhau, thì giáo lý chính thức của Anh giáo luôn luôn đặt Kinh Thánh vào vị trí tối thượng. Anh giáo nhìn xem Kinh Thánh, ba bản tín điều của hội thánh chung (Tín điều Nicene, Tín điều Các Sứ đồ và Tín điều Athanasian), cùng với bản Ba mươi chín Tín điều và Kinh Cầu nguyện chung (năm 1662) của Anh giáo là chuẩn mực căn bản cho thần học Anh giáo.

[sửa] Đặc điểm

Trong cộng đồng Cơ Đốc giáo, Anh giáo được biết đến với tính đa dạng về thần học và giáo nghi. Các cá nhân, nhóm, giáo xứ, giáo hạt hay giáo hội quốc gia có thể chọn lựa hoặc nối kết với truyền thống và thần học Công giáo hoặc chọn hướng ngược lại, đồng hành với các nguyên tắc của cuộc Cải cách.

Một số tín hữu Anh giáo tuân giữ các nghi thức sùng kính của Công giáo La mã như lần hạt cầu kinh, cầu khấn với các thánh. Một số khác đặt tin tưởng vào các sách thứ kinh (deuterocanonical) trong Kinh Thánh, mặc dù giáo lý Anh giáo dạy rằng những sách này nên được đọc trong nhà thờ vì mục đích giáo huấn đạo đức, nhưng không nên dùng cho việc lập thuyết.

Về phần mình, những tín hữu Anh giáo nhấn mạnh đến bản thể Kháng Cách của giáo hội, tập chú vào các tiêu chí của cuộc Cải cách về sự cứu rỗi bởi ân điển của Thiên Chúa qua đức tin của tín hữu, hai thánh lễ của Phúc Âm (Báp têmTiệc Thánh), và Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi.

Sự phân hóa bên trong giáo hội lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 19 khi phong trào Công giáo Anh (Anglo-Catholic) nhấn mạnh vào khía cạnh Công giáo, và phong trào Tin Lành (Evangelical) tập chú vào phương diện Cải cách của giáo hội. Hai nhóm này thường được gọi là “Thượng giáo hội” và “Hạ giáo hội”, ngụ ý về cung cách hành lễ của mỗi nhóm trong nghi thức thờ phụng (“Thượng giáo hội” quan tâm đến tính uy nghiêm, trang trọng của nghi thức, trong khi “Hạ giáo hội” thích chọn lựa các nghi thức đơn giản, và xem nghi thức là một cách biểu trưng cho tấm lòng).

Tuy nhiên, hầu hết tín hữu Anh giáo quyết định tự giữ mình để không bị lôi cuốn vào hai cực này, họ thường nhấn mạnh rằng, Anh giáo, cần được hiểu theo ý nghĩa chính xác, là con đường trung dung của Cơ Đốc giáo, đi giữa Công giáo và Kháng Cách.

[sửa] Các dòng tu

Ngay sau thời kỳ phục hưng của phong trào Công giáo, là sự xuất hiện và phát triển của các dòng tu, được thành lập cho những hoạt động từ thiện. Khởi phát từ thập niên 1840 và kéo dài trong thế kỷ sau, các dòng tu có mặt tại Anh quốc, Hoa kỳ, Canada, Ấn Độ cũng như tại các quốc gia xa xôi khác ở Phi châu, Á châu và khu vực Thái Bình Dương.

Các tu sĩ và nữ tu dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa theo lời thệ nguyện sống nghèo khổ, trinh bạch và vâng phục, dành trọn thì giờ cho các hoạt động tôn giáo và phục vụ người nghèo.

Kể từ thập niên 1960, có sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và qui mô các dòng tu trên toàn thể Cộng đồng Anh giáo. Nhiều dòng tu lớn từng hoạt động tại nhiều nước nay chỉ còn lại một tu viện với một ít tu sĩ hay nữ tu già yếu. Số người xin gia nhập các dòng tu là rất ít, và một số dòng tu nay không còn hiện hữu.

Dù vậy, ngày nay vẫn còn có vài ngàn tu sĩ đang hoạt động tại khoảng 200 tu viện trên khắp thế giới.

Điều gây ngạc nhiên là sự phát triển số lượng tu sĩ và nữ tu tại những nơi như Quần đảo Solomon, VanuatuPapua Tân Guinea. Tại đây những tu sĩ và nữ tu thường ở độ tuổi từ 20 đến 25, trẻ hơn độ tuổi trung bình của các đồng lao của họ tại những nơi khác trên thế giới từ 40 đến 50 năm.

[sửa] Đọc thêm

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com