Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Nguyễn Bỉnh Khiêm – Wikipedia tiếng Việt

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙;1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ -Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri.

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Ðức thứ 22, tại thôn Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.

Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.

Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại nết na, chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi.

Tuy vậy, thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Nhưng sau vì có nhiều người khuyên nhủ, ông đi thi và đỗ tiến sĩ cập đệ (trạng nguyên) năm Đại Chính thứ sáu đời Mạc Thái Tông (1535). Vua Mạc cất ông lên làm Tả thị lang Ðông các Học sĩ. Nhờ đỗ trạng nguyên ông còn được nhân dân gọi là Trạng Trình.

Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542.

Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang, do đó còn có tên Tuyết giang và học trò gọi ông là "Tuyết giang Phu tử". Học trò của ông có nhiều người cũng nổi tiếng như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, một nhà ngoại giao hay Nguyễn Dữ, tác giả Truyền kỳ mạn lục, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền.

Ông mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi.

[sửa] Giai thoại

Tương truyền mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn tinh thông tướng số và có ước vọng ngông cuồng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi.

Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".

Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay: "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".

Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).

Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".

Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại: "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".

Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.

Bà Nhữ sau này tình cờ gặp một trang nam nhi mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua. Người đó chính là Mạc Đăng Dung.

[sửa] Tác phẩm văn chương

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình quốc công Bạch vân thi tậpTrình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài.

[sửa] Tiên tri

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khi theo học Lương Ðắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh thông về lý học, tướng số... Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Ðạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình.

Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý học hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam, ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".

Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Nguyễn Hoàng nghe theo và lập nghiệp lớn truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: "Lê tồn Trịnh tại".

[sửa] Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở".

La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài "Huyền cơ tham tạo hóa" (nắm được huyền vi xen vào công việc của tạo hóa).

Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng

Như núi Thái sơn, sao Bắc Ðẩu
Nghìn năm sau như vẫn một ngày.

[sửa] Vai trò trong tôn giáo

Cùng với Tôn Trung SơnVictor Hugo, ông được nhận là một trong 3 vị Thánh của đạo Cao Đài.

[sửa] Liên kết ngoài

56 Trạng nguyên Việt Nam
Lê Văn Thịnh | Mạc Hiển Tích | Bùi Quốc Khái | Nguyễn Công Bình | Trương Hanh | Nguyễn Quan Quang | Lưu Miễn | Nguyễn Hiền | Trần Quốc Lặc | Trương Xán | Trần Cố | Bạch Liêu | Lý Đạo Tái | Đào Thúc | Mạc Đĩnh Chi | Đào Sư Tích | Lưu Thúc Kiệm | Nguyễn Trực | Nguyễn Nghiêu Tư | Lương Thế Vinh | Vũ Kiệt | Vũ Tuấn Thiều | Phạm Đôn Lễ | Nguyễn Quang Bật | Trần Sùng Dĩnh | Vũ Duệ | Vũ Tích | Nghiêm Hoản | Đỗ Lý Khiêm | Lê Ích Mộc | Lê Nại | Nguyễn Giản Thanh | Hoàng Nghĩa Phú | Nguyễn Đức Lượng | Ngô Miên Thiều | Hoàng Văn Tán | Trần Tất Văn | Đỗ Tông | Nguyễn Thiến | Nguyễn Bỉnh Khiêm | Giáp Hải | Nguyễn Kỳ | Dương Phú Tư | Trần Bảo | Nguyễn Lượng Thái | Phạm Trấn | Đặng Thì Thố | Phạm Đăng Quyết | Phạm Quang Tiến | Vũ Giới | Nguyễn Xuân Chính | Nguyễn Quốc Trinh | Đặng Công Chất | Lưu Danh Công | Nguyễn Đăng Đạo | Trịnh Huệ
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com