Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Luang Prabang – Wikipedia tiếng Việt

Luang Prabang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vị trí thành phố
Vị trí thành phố

Luang Prabang, hay Louangphrabang, là một thành phố tại Lào; trước kia nó từng là kinh đô của một vương quốc Lan Xang ("vương quốc triệu voi") từ thế kỉ 14 đến năm 1946. Thành phố Luang Prabang nằm ở phía bắc miền trung Lào, trên sông Cửu Long cách 425 km về phía bắc Viêng Chăn. Dân số của thành phố này khoảng 22.000 người.

Cho tới khi lực lượng cộng sản tiếp quản thành phố này năm 1975, nó từng là thủ đô hoàng gia, trung tâm của vương quốc Lào. Ngày nay nó là một Địa điểm di sản thế giới của UNESCO. Thành phố này là trung tâm hành chính của Tỉnh Louangphabang.

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Mường Xua là tên cũ của Luang Prabang sau khi nó bị một hoàng tử người Thái là Khun Lo chinh phục năm 698. Vị hoàng tử này đã lợi dụng cơ hội khi Nam Chiếu đang dẫn quân đi chiến đấu ở nơi khác. Khun Lo được cha mình là Khun Borom ban tặng thành phố đó. Khun Brom gắn liền với truyền thuyết Lào về việc thành lập thế giới, truyền thuyết chung của dân tộc Lào cùng với người Shan và các dân tộc khác trong vùng. Khun Lo đã lập ra một triều đại với mười lăm đời vua nối tiếp nhau cai trị vùng Mường Xua độc lập và là một giai đoạn yên ổn kéo dài một thế kỷ.

Cung điện hoàng gia cũ tại Luang Prabang, hiện nay là bảo tàng
Cung điện hoàng gia cũ tại Luang Prabang, hiện nay là bảo tàng

Nửa cuối thế kỷ thứ 8, Nam Chiếu thường can thiệp vào công việc của các công quốc vùng trung Châu thổ sông Cửu Long, dẫn tới việc chiếm Mường Xua năm 709. Các hoàng tử ở Nam Chiếu hay những vị quan cai trị đã thay thế các lãnh chúa quý tộc người Thái. Thời gian của cuộc chiếm đóng này hiện chưa được biết, nhưng có lẽ nó đã kết thúc trước khi diễn ra cuộc bắc tiến của Đế chế Khmer dưới thời vua Indravarman I (kh. 877-89) và kéo dài tới tận các vùng lãnh thổ của Sipsong Panna ở thượng lưu sông Cửu Long.

Cùng lúc ấy, người Khmer thành lập một tiền đồn ở Xay Fong gần Viêng Chăn, và Chămpa kéo dài tới tận miền nam nước Lào, tiếp tục hiễn diện trên hai bờ sông Cửu Long đến tận năm 1070. Chanthaphanit, vị quan địa phương cai trị Xay Fong, di chuyển về phía bắc đến Mường Xua và được chấp nhận một cách hòa bình làm người cai trị ở đó sau khi các vị quan của Nam Chiếu rút đi. Chanthaphanit và con trai có thời gian cầm quyền rất lâu, trong giai đoạn đó vùng này bắt đầu được gọi theo cái tên bằng tiếng TháiXieng Dong Xieng Thong. Cuối cùng triều đình này tham dự vào cuộc tranh cãi giữa một số công quốc. Khun Chuang, một vị cai trị hiếu chiến có thể từng là một người Kammu (những cách đánh vần khác gồm Khamu và Khmu), ông đã mở rộng lãnh thổ của mình sau khi chiến đấu với các công quốc khác và có thể đã cai trị trong khoảng từ 1128 đến 1169. Dưới thời Khun Chuang, một dòng họ duy nhất đã cai trị một vùng lãnh thổ rộng lớn và tái lập hệ thống hành chính kiểu Xiêm từ thế kỷ thứ 7. Ở một số khía cạnh, Phật giáo tiểu thừa đã bị gộp vào Phật giáo đại thừa.

Đền Vat Xieng Thong
Đền Vat Xieng Thong

Xieng Dong Xieng Thong đã trải qua một giai đoạn ngắn dưới quyền bá chủ của người Khmer thời Jayavarman VII từ 1185 đến 1191. Tới năm 1180 Sipsong Panna đã giành lại được độc lập từ Khmer, tuy nhiên năm 1238 một cuộc nổi dậy từ bên trong tiền đồn của Khmer tại Sukhodaya đã dẫn tới việc trục xuất các lãnh chúa Khmer.

Năm 1353 Xieng Dong Xieng Thong trở thành thủ đô của Lan Xang. Năm 1560 Vua Setthathirath I di chuyển thủ đô tới Viêng Chăn, và hiện nay vẫn là thủ đô của Lào.

Năm 1707, Lan Xang tan rã và Luang Prabang trở thành thủ đô vương quốc Luang Prabang độc lập. Khi Pháp sáp nhập Lào, Pháp công nhận Luang Prabang là nơi cư ngụ hoàng gia của Lào. Cuối cùng, vị vua cai trị Luang Prabang trở thành đồng nghĩa với nguyên thủ quốc gia của Nhà nước bảo hộ Lào thuộc Pháp. Khi Lào giành lại độc lập, vua Luang Prabang, Sisavang Vong, trở thành lãnh đạo quốc gia của Vương quốc Lào.

[sửa] Các triều đại tại Luang Prabang

  • Khun Lo, vị lãnh chúa đã lập ra thành phố
  • Fa Ngum, hoàng tử Luang Prabang người lập ra Lan Xang
  • Oun Kham, nhà vua cai trị dưới thời Pháp
  • Kham Souk (Zakarine), nhà vua cai trị thời Pháp và có tư tưởng độc lập
  • Sisavang Vong, nhà vua thời Pháp, và khi Pháp trao lại độc lập cho Lào, đã trở thành vua của toàn bộ vương quốc

[sửa] Thắng cảnh

Luangphabang nhìn từ hữu ngạn sông Cửu Long (hình toàn cảnh)
Luangphabang nhìn từ hữu ngạn sông Cửu Long (hình toàn cảnh)
  • Thác Kuang Si
  • Phu Si
  • Bảo tàng cung điện hoàng gia (Haw Kham)
  • Wat Aham
  • Wat Mai Suwannaphumaham
  • Wat Manorom
  • Wat That Luang
  • Wat Wisunarat
  • Wat Xieng Muan
  • Wat Xieng Thong

[sửa] Vận tải

Luang Prabang có Sân bay quốc tế Luang Prabang với đường bay thẳng tới

Luang Prabang có đường bộ nối tới:

  • Đường 13: Vang Vieng và Viêng Chăn
  • Đường 1: Muang Xay

Sông Cửu Long là một đường nối vận tải quan trọng. Có thể đi tới Huay Xai, phía thượng nguồn gần biên giới Thái Lan, bằng tàu thủy chậm trong hai ngày, với một điểm dừng tại Pak Beng.

[sửa] Linh tinh

Gần đây Trung Quốc đã cho phép các công dân của mình đi du lịch tự do hơn tới Lào. Vì thế, các khách du lịch Trung Quốc được hy vọng sẽ chiếm 25% tổng số du khách tới Lào (tăng từ chỉ vài phần trăm) năm 2006. Những sức ép hiện đại hóa hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là cung cấp dịch vụ giải trí cho khách du lịch ba lô, được cho là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Luang Prabang và các thành phố, địa điểm văn hóa khác của Lào. [1]

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com