Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Chính quyền địa phương – Wikipedia tiếng Việt

Chính quyền địa phương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháppháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung ứng hàng hóa công cộng (nhiệm vụ chi) cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa phương (nguồn thu).

Mục lục

[sửa] Đơn vị chính quyền địa phương

Nói chung ở các quốc gia,đơn vị hành chính dưới trung ương thường gồm một vài cấp. Vì thế, chính quyền địa phương cũng có thể có nhiều cấp.

[sửa] Chính quyền địa phương cấp cơ sở

Đây là chính quyền gần dân nhất, quản lý đơn vị hành chính cấp bé nhất.

[sửa] Chính quyền địa phương cấp trung gian

Đây là chính quyền của đơn vị hành chính cấp trung gian hay cấp khu vực, vùng; nghĩa là dưới trung ương và trên địa phương cấp cơ sở. Địa phương cấp trung gian được hình thành trên cơ sở một tập hợp nhiều địa phương cấp cơ sở. Có thể có hơn một cấp trung gian.

[sửa] Việt Nam

Xem bài chính về Chính quyền địa phương ở Việt Nam

Chính quyền địa phương ở Việt Nam được gọi là Ủy ban Nhân dân, bao gồm các cấp tỉnh, cấp huyện và cấp . Người đứng đầu chính quyền địa phương là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Về danh nghĩa, chức vụ này do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân sẽ đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam của địa phương. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân hai thành phố trực thuộc trung ương lớn là Hà Nộithành phố Hồ Chí Minh đồng thời sẽ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện là các phòng (Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính, ...), của chính quyền cấp tỉnh là các sở (Sở Giáo dục, Sở Tài chính, ...). Trách nhiệm cũng như quyền hạn về thuế của chính quyền địa phương các cấp từng được xác định khá rõ ràng thông qua Luật Ngân sách Nhà nước 1996[1], song trở nên thiếu rõ ràng trong Luật Ngân sách Nhà nước 2002 (chỉ quy định chung cho toàn bộ khối địa phương đại diện là chính quyền tỉnh, còn cụ thể từng cấp địa phương có trách nhiệm và quyền gì thì để cho chính quyền tỉnh quyết định)[2].

Những quan niệm và cách nhìn nhận về chính quyền địa phương

Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phương của nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh tự khái niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu lý luận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3 quan niệm như sau: - Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương - Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân) Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp). Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước, khái niệm chính quyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động của hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18/6/1997 tại phần III, mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa phương chỉ đề cập tới việc kiện toàn củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp và hướng cải cách tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này mà không đề cập tới các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng đối với các đơn vị hành chính sau đây: - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) - Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) - Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

[sửa] Đức

[sửa] Indonesia

[sửa] Mỹ

[sửa] Nhật Bản

Xem bài chính về Chính quyền địa phương ở Nhật Bản

Chính quyền địa phương ở Nhật Bản bắt đầu hình thành từ thời kỳ Minh Trị duy tân gồm hai cấp. Cấp cơ sở là chính quyền các hạt và cấp trung gian là chính quyền các tỉnh. Hiện có hơn ba ngàn đơn vị chính quyền hạt và 47 đơn vị chính quyền tỉnh. Sau Đệ nhị Thế chiến, các chính quyền địa phương ở Nhật Bản trở nên có quyền tự chủ khá cao. Trách nhiệm và quyền hạn của họ được pháp luật quy định rõ. Địa phương có quy mô dân số càng lớn thì trách nhiệm được phân công càng nhiều. Gần đây, Nhật Bản đẩy mạnh phân quyền cho địa phương. Các chính quyền địa phương càng được trao thêm nhiều trách nhiệm và có thêm nhiều quyền hạn. Các địa phương cấp hạt được khuyến khích sáp nhập với nhau.

[sửa] Pháp

[sửa] Philippines

[sửa] Thái Lan

Có ba cấp chính quyền địa phương ở Thái Lan tương ứng với ba cấp đơn vị hành chính địa phương là tỉnh (changwat), huyện (amphoe hoặc king amphoe), và xã (tambon). Người đứng đầu chính quyền địa phương là tỉnh trưởng, huyện trưởng và xã trưởng. Xã trưởng được quyết định bằng hình thức bầu cử phổ thông. Ứng cử viên là các trưởng thôn (một xã trung bình có khoảng ba thôn). Các cán bộ khác của chính quyền xã gồm các trưởng thôn còn lại, một nhân viên y tế xã và một giáo viên tiểu học do xã trưởng quyết định. Còn tỉnh trưởng và huyện trưởng đều do Bộ Nội vụ bổ nhiệm. Huyện trưởng còn được xem là nhân viên cấp dưới của tỉnh trưởng. Các chính quyền địa phương ở Thái Lan, đặc biệt là chính quyền xã, được phân công tương đối ít quyền hạn.

Có hai ngoại lệ. Bangkok vốn là một tỉnh, nhưng được nâng lên làm khu hành chính thủ đôPhuket, một thành phố cấp huyện. Chính quyền Bangkok và chính quyền Phuket được phân công nhiều quyền hạn hơn các chính quyền địa phương đồng cấp. Thị trưởng Khu Hành chính Thủ đô Bangkok và Thị trưởng thành phố Phuket được quyết định bằng hình thức bầu cử phổ thông.

[sửa] Trung Quốc

Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia có thể chế hành chính đơn nhất, song cũng có nhiều quan điểm cho rằng Trung Quốc theo thể chế hành chính liên bang trên thực tế (de facto) bởi lẽ từ khi cải cách kinh tế, chính quyền các tỉnh được tự do hơn trong thiết kế và thực hiện các chính sách của mình miễn là đáp ứng được các mục tiêu mà chính quyền trung ương đề ra. Chính quyền tỉnh (省 shěng) là chính quyền địa phương cấp gần trung ương nhất ở Trung Quốc. Còn chính quyền hương, trấn (镇 zhèn, 乡 xiāng)là chính quyền địa phương gần dân nhất. Chính quyền hương, trấn cũng được phân công nhiều trách nhiệm và quyền hạn, mà một trong những trách nhiệm quan trọng là thành lập và vận hành các xí nghiệp hương trấn- doanh nghiệp nhà nước do hương, trấn quản lý- rất nổi tiếng. Giữa hai cấp chính quyền địa phương này còn hai cấp nữa lần lượt từ gần trung ương xuống gần dân là địa (地 ) và huyện (县 xiàn).

[sửa] Chú thích và Tham khảo

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com