Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Quốc hội Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Quốc hội Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Loạt bài
Chính trị nước CHXHCN Việt Nam

Hiến pháp
Đảng Cộng sản
Tổng Bí thư
Bộ Chính trị
Ban Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương
Chủ tịch nước
Quốc hội
Chính phủ
Thủ tướng
Tòa án Nhân dân Tối cao
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

sửa

Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:

  1. lập pháp
  2. quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
  3. giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

Theo hiến pháp và luật pháp nhà nước, các đại biểu quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của đảng. Tuy nhiên, chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Bộ Chính trị và phần lớn trong số họ là đảng viên (hiện nay là khoảng 80%) và họ phải tuân thủ các chỉ thị của đảng. Do đó, Quốc hội Việt Nam không có được sự độc lập cần thiết khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp Việt Nam 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp Việt Nam 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, hiện do Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm.

Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO), Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Tổ chức Liên nghị viện các nước châu Á vì Hoà bình (AAPP).

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Quốc hội Việt Nam hiện nay, ra đời cùng nhà nước này sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 11 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội.

Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3, 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên.

Quốc hội khóa I đã thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959.

Ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Geneva.

  • Khóa II (1960-1964). Bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960. Gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) bầu Chủ tịch nước (Hồ Chí Minh), Phó Chủ tịch nước (Tôn Đức Thắng) và Thủ tướng (Phạm Văn Đồng).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết.

  • Khóa III (1964-1971). Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1964. Gồm 453 đại biểu (366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1964) bầu Chủ tịch nước (Hồ Chí Minh), Phó Chủ tịch nước (Tôn Đức Thắng) và Thủ tướng (Phạm Văn Đồng).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

  • Khóa IV (1971-1975). Bầu ngày 11 tháng 4 năm 1971. Bầu 420 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu Chủ tịch nước (Tôn Đức Thắng), Phó Chủ tịch nước (Nguyễn Lương Bằng) và Thủ tướng (Phạm Văn Đồng).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

  • Khóa V (1975-1976). Bầu ngày 6 tháng 4 năm 1975. Bầu 424 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu Chủ tịch nước (Tôn Đức Thắng), Phó Chủ tịch nước (Nguyễn Lương Bằng) và Thủ tướng (Phạm Văn Đồng).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

  • Khóa VI (1976-1981). Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Bầu ngày 25 tháng 4 năm 1976. Bầu 492 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) bầu Chủ tịch nước (Tôn Đức Thắng), 2 Phó Chủ tịch nước (Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ), Thủ tướng (Phạm Văn Đồng). Cũng tại kỳ họp này, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.

Thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980.

  • Khóa VII (1981-1987). Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1981. Bầu 496 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Trường Chinh) và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phạm Văn Đồng).

Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội.

  • Khóa VIII (1987-1992). Bầu ngày 19 tháng 4 năm 1987. Bầu 496 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Võ Chí Công) và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phạm Hùng).

Hội đồng Nhà nước gồm 15 thành viên.

Thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992.

  • Khóa IX (1992-1997). Bầu ngày 19 tháng 7 năm 1992. Bầu 395 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992) bầu Chủ tịch nước (Lê Đức Anh), Phó Chủ tịch nước (Nguyễn Thị Bình) và Thủ tướng (Võ Văn Kiệt).

Quay trở lại mô hình Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 13 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Vũ Mão làm trưởng đoàn.

  • Khóa X (1997-2002). Bầu ngày 20 tháng 7 năm 1997. Bầu 450 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bầu Chủ tịch nước (Trần Đức Lương), Phó Chủ tịch nước (Nguyễn Thị Bình) và Thủ tướng (Phan Văn Khải).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 8 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Vũ Mão làm trưởng đoàn.

  • Khóa XI (2002-2007). Bầu ngày 19 tháng 5 năm 2002. Bầu 498 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bầu Chủ tịch nước (Trần Đức Lương), Phó Chủ tịch nước (Trương Mỹ Hoa) và Thủ tướng (Phan Văn Khải).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 9 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Bùi Ngọc Thanh làm trưởng đoàn.

Kỳ họp thứ 9 (đến ngày 29 tháng 6 năm 2006) bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

[sửa] Danh sách các Chủ tịch Quốc hội

Thứ tự Tên Từ Đến Chức vụ
1 Nguyễn Văn Tố 2 tháng 3, 1946 8 tháng 11, 1946 Trưởng ban Thường trực Quốc hội
2 Bùi Bằng Đoàn 9 tháng 11, 1946 13 tháng 4, 1955 (mất) Trưởng ban Thường trực Quốc hội
3 Tôn Đức Thắng 20 tháng 9, 1955 15 tháng 7, 1960 Trưởng ban Thường trực Quốc hội (trước đó là Quyền Trưởng ban)
4 Trường Chinh 15 tháng 7, 1960 11 tháng 4, 1971 Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Trường Chinh 11 tháng 4, 1971 4 tháng 7, 1981 Chủ tịch Quốc hội
5 Nguyễn Hữu Thọ 4 tháng 7, 1981 18 tháng 6, 1987 Chủ tịch Quốc hội
6 Lê Quang Đạo 18 tháng 6, 1987 23 tháng 9, 1992 Chủ tịch Quốc hội
7 Nông Đức Mạnh 23 tháng 9, 1992 27 tháng 6, 2001 Chủ tịch Quốc hội
8 Nguyễn Văn An 27 tháng 6, 2001 26 tháng 6, 2006 Chủ tịch Quốc hội
9 Nguyễn Phú Trọng 26 tháng 6, 2006 (đương nhiệm) Chủ tịch Quốc hội

[sửa] Tổ chức của Quốc hội

Sơ đồ tổ chức Quốc Hội
Sơ đồ tổ chức Quốc Hội

Ðiều 3 Luật tổ chức Quốc hội quy định: Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, các Ðoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Các cơ quan của Quốc hội gồm có: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội Quốc hội quyết định số lượng Uỷ ban và bầu các thành viên của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

Ngôn ngữ khác
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com