Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Nguyễn Hữu Dật – Wikipedia tiếng Việt

Nguyễn Hữu Dật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Hữu Dật (1603–1681) là đại công thần của chúa Nguyễn tại Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Ông là người có công phó tá nhiều đời chúa Nguyễn, đánh lui nhiều cuộc nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững lãnh thổ Đàng Trong, được phong chức Chiêu Vũ hầu.

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Theo phả hệ họ Nguyễn, ông là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh và cháu 8 đời của công thần Nguyễn Trãi nhà Hậu Lê. Cũng theo phả hệ họ Nguyễn thì chi của Nguyễn Hữu Dật và chi chúa Nguyễn đều là con cháu Nguyễn Trãi và chi của ông là chi trên của chi chúa Nguyễn (Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng).

Do dòng họ Nguyễn Trãi bị tản mát sau Vụ án Lệ Chi Viên và loạn lạc thời Nam Bắc triều nên tổ tiên Nguyễn Hữu Dật đã lưu trú ở nhiều nơi: Ninh Bình, Hải Dương, Hà Đông, Thanh Hoá… Nguyễn Hữu Dật sinh tại Thăng Long, là con Triều Văn hầu Nguyễn Triều Văn và bà Trương Thị Ngọc Đình.

Nguyễn Triều Văn vào Thuận Hoá theo chúa Nguyễn Hoàng từ năm 1609 và chính thức định cư tại huyện Phong Lộc (Quảng Bình).

[sửa] Binh nghiệp

Từ nhỏ, Nguyễn Hữu Dật đã tỏ ra là người thông minh lanh lợi. Được dạy dỗ từ nhỏ, năm 16 tuổi Hữu Dật đã sớm bộc lộ tài năng cả văn lẫn võ, thi đỗ khoá thi Hoa văn do chúa Nguyễn Phúc Nguyên tổ chức, rồi được bổ vào chức Tham cơ vụ. Nguyễn Hữu Dật tỏ ra là người nhiều cơ mưu, đã dâng nhiều mẹo hay cho chúa Nguyễn đánh lui các đợt tấn công của quân Trịnh. Theo truyền thuyết địa phương, Hữu Dật là người già trước tuổi, mới ngoài 20 mà tóc đã điểm sương.

Năm 1627, chúa Trịnh Tráng mang quân nam tiến lần thứ nhất. Nguyễn Hữu Dật được làm chức Giám chiến, cùng tướng Phúc Vệ mang quân ra đóng ở nam sông Gianh. Khi hai bên đang giằng co, ông sai người phao tin phía bắc Trịnh Gia, Trịnh Nhạc sắp dấy loạn. Trịnh Tráng nghi ngờ trong họ sinh biến nên hạ lệnh rút quân về.

Năm 1631, ông theo Đào Duy Từ đắp luỹ Nhật Lệ, tục gọi là Luỹ Thày, một chiến luỹ quan trọng giúp quân Nguyễn, vốn có lực lượng mỏng hơn, cầm cự được với quân Trịnh trong các cuộc giao tranh. Năm 1635, Đào Duy Từ mất, Nguyễn Hữu Dật tiếp tục trùng tu Luỹ Thày và luỹ Trường Dục. Ông tiếp tục xây dựng thêm luỹ Động Cát (tức luỹ Trường Sa) để củng cố tuyến phòng thủ.

Trận đánh nổi tiếng nhất của Nguyễn Hữu Dật là năm 1648, cả cha con ông cùng ra quân. Nguyễn Triều Văn lĩnh quân thuỷ, Hữu Dật lĩnh quân bộ, đánh thắng quân Trịnh một trận lớn. Ông được chúa Nguyễn thăng chức cai cơ, làm Ký lục dinh Bố Chính.

Tương truyền mỗi lần được chúa Nguyễn ban thưởng, ông thường chia cho cấp dưới, nhất là những người nghèo khó, hoặc xét theo hoàn cảnh mà ban thưởng. Bởi vậy ông rất được lòng tướng sĩ và nhân dân. Không những thế, đối với tù binh, ông cũng đối xử rất nhân hậu.

Năm 1650, Nguyễn Hữu Dật định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam ông. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng.

Năm 1661, ông được thăng làm chưởng cơ, trấn thủ dinh Bố Chính. Cuối năm đó con chúa Trịnh TạcTrịnh Căn mang quân vào đánh. Ông dùng kế “vườn không nhà trống”, sai dồn hết dân vào trong luỹ nên ít bị tổn hại. Sang năm 1662, ông cùng Nguyễn Hữu Tiến lại đắp thêm luỹ Trấn Ninh và Sa Phụ, làm thế ỷ dốc cứu ứng lẫn nhau cả đường thuỷ và đường bộ. Năm 1664, Hữu Tiến bị bệnh, ông được cử làm chưởng dinh kiêm Tiết chế đạo Lưu Đồn.

Năm 1672, chúa Trịnh Tạc tấn công luỹ Trấn Ninh hàng tháng không hạ được, đành rút quân về bắc. Từ đó hai bên đình chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới.

Năm 1681, Nguyễn Hữu Dật mất tại đạo Lưu Đồn, thọ 78 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng ông là Chiêu quận công, thuỵ là Cần Tiết. Nhân dân quanh vùng cảm đức độ của ông gọi ông là Phật Bồ Tát, lập đền thờ ở Xóm Bến, Vạn Xuân (huyện Phong Lộc), gọi là đền Tĩnh Quốc công.

[sửa] Các con

Nguyễn Hữu Dật có nhiều con, nổi tiếng nhất là Nguyễn Hữu Hào và Nguyễn Hữu Kính, cùng nối chí ông làm võ tướng phò chúa Nguyễn. Cả hai người đều có công mở mang đất Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước Đại Việt (xem bài Nguyễn Hữu Kính).

[sửa] Tham khảo

  • Đại Nam thực lục, tập 1
  • Lế Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối thế kỷ XVII - Nguyễn Ngọc Hiền
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com