Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Hồ Quý Ly – Wikipedia tiếng Việt

Hồ Quý Ly

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; còn có tên là Lê Quý Ly 黎季犛; 1336–1407) là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại quan nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ của lịch sử Việt Nam. Trong thời gian nắm quyền hành, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng ông đã thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại nhà Minh.

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ Quý (năm 947-950), t­ương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam sang làm Thái thú Diễn Châ u và định cư ở hương Bào Đột nay là làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của Lê Huấn.[1]

Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần, do đó ông sớm được đưa vào triều đình.

[sửa] Sự nghiệp

Năm 1371, vua Trần Dụ Tông cho Lê Quý Ly làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả con gái là công chúa Huy Ninh.

Năm 1395 Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước.

Tháng 4 năm 1396[2], Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.

Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.

Chưa được một năm, Hồ Quý Ly theo cách nhà Trần, nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng Hoàng.

Năm 1403[2], ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán.

Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội.

Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v.

Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng chịu lép vế không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm nghèo: đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly giao cho con cả là Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đắp thành Đa Bang, lấy gỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc (Việt Trì) và đưa quân đóng giữ các nơi.

Trước các mũi tiến quân của địch, đội quân nhà Hồ có chặn đánh ở một vài nơi rồi rút về giữ phòng tuyến nam sông Hồng. Quân Minh thừa cơ hội đã tập trung binh lực vượt sông Hồng đánh chiếm Đa Bang. Cuối năm Bính Tuất (ngày 20 tháng 1 năm 1407) thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự của quân nhà Hồ cũng tan vỡ nhanh chóng. Từ Đa Bang ngày 22 tháng 1 năm 1407, quân nhà Minh tràn xuống chiếm kinh thành Thăng Long. Quân nhà Hồ một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa.

Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ lại một phen tan tác. Quân Minh tiếp tục đuổi theo, đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) quân Minh sắp đuổi kịp. Tướng Ngụy Thức khuyên ông nhảy vào lửa chết chứ không nên để sa vào tay quân Minh, nhưng ông không nghe, chém Ngụy Thức và cha con cùng bị quân Minh bắt. Lúc đó là tháng 6 năm Đinh Hợi (1407).

Có thuyết nói ông bị nhà Minh sát hại khi sang Yên Kinh (Bắc Kinh), có thuyết lại nói ông bị đày làm lính ở Quảng Tây.

[sửa] Nội trị

Hồ Quý Ly là một ông vua có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong các tác phẩm của ông, có những bài thơ sáng tác dùng vào việc cai trị và đối ngoại.

Khi còn là một đại quan nhà Trần, trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, Hồ Quý Ly đã cương quyết đề cao công tác giám sát, chống thói xu thời không dám can gián cái sai của nhà vua khiến quốc pháp bị xem thường. Với quan Ngự sử Trung đô úy Đỗ Tử Trừng là người có trách nhiệm, ông gửi lời trách cứ trong một bài thơ:

Ô đài cửu hỹ, cấm vô thanh
Đốn sử triều đình phong hiến khinh
Tá vấn Tử Trừng nhu Trung úy
Thư sinh hà sự phụ bình sinh
Đài gián từ lâu tiếng lặng thinh
Triều đình để phép bị coi khinh
Tử Trừng, Trung úy sao mềm yếu?
Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình!

Khi thấy nhà vua bất tài vô dụng, ông cương quyết phế bỏ, lập nên nhà Hồ thay thế nhà Trần. Ông có bài thơ Ký Nguyên quân (gửi Nguyên quân) như sau:


Tiền hữu dung ám quân
Hôn Đức cập Linh Đức
Hà bất tảo an bài
Đồ sử lao nhân lực
Được Tuấn Nghi dịch là:
Cũng một duộc vua hèn
Hôn Đức và Linh Đức
Sao chẳng sớm liệu đi?
Chỉ để người nhọc sức!

Ông là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên "Vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.

Về mặt xã hội, ông thiết lập sở Quản tế (như ty y tế ngày nay). Ở các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là Thường bình, lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.

Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế số nô tỳ trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định.

Hồ Quy Ly là người có tinh thần tự chủ cao. Khi đã bị nhà Minh bắt giữ, ông đáp lời người Trung Quốc hỏi về phong hóa nước Nam bằng một bài thơ:

欲問安南事,
安南風俗淳。
衣冠唐制度,
禮樂漢君臣。
玉瓮開新酒,
金刀斫細鱗。
年年二三月,
桃李一般春。
Dục vấn An Nam sự
An Nam phong tục thuần
Y quan Đường chế độ
Lễ nhạc Hán quân thần
Ngọc ủng khai tân tửu
Kim đao chước tế lân
Niên niên nhị tam nguyệt
Đào lý nhất ban xuân
An Nam muốn hỏi rõ
Xin đáp: phong tục thuần
Y quan chẳng kém Đường
Lễ nhạc nghiêm như Hán
Bình ngọc rượu lừng hương
Dao vàng cá nhỏ vẩy
Mỗi độ mùa xuân tới
Mận đào nở chật vườn

[sửa] Tác phẩm

Hồ Quý Ly đã viết các tác phẩm sau:

  • Quốc ngữ thi nghĩa (viết về chủ đề giáo dục, nay đã thất truyền).
  • Minh đạo lục (sách lý thuyết, 14 thiên, nay đã thất truyền).

[sửa] Nhận định

Nhìn chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần.

Hồ Quý Ly, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, là một nhà cải cách có tài nhưng không khả năng về quân sự của ông không tương đương với tài năng về văn trị. Khi còn làm tướng nhà Trần cầm quân chống Chiêm Thành, Hồ Quý Ly thường bị thua trận (thậm chí đã bị tướng dưới quyền chê là "bất tài"). Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ mong dùng lực đối lực để chống lại kẻ địch đất rộng người nhiều mà không tính tới chiến thuật. Ông than thở với các quan: Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc bắc. Về điểm này Hồ Nguyên Trừng sáng suốt hơn ông. Khi được Hồ Quý Ly giao phó việc quân sự, Hồ Nguyên Trừng nói "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi". Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly chống lại thế lực ngoại bang của nhà Minh là sự mất lòng dân.

Khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng (xem bài thơ phần Nội trị) nên không dám liều mình chết ở Kỳ La, dù lúc đó tuổi đã 70.

Hồ Quý Ly là ông vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, bất chấp sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước.

[sửa] Tham khảo

  1. Đại Việt sử ký toàn thư
  2. 2,0 2,1 Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Xem thêm

Trước:
Trần Thiếu Đế
(nhà Trần)
Vua nhà Hồ
1400
Sau:
Hồ Hán Thương
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com