Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Chữ tượng hình – Wikipedia tiếng Việt

Chữ tượng hình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Chữ tượng hình là hệ thống chữ viết đối lập với chữ tượng thanh. Nếu trong hệ thống chữ tượng thanh mỗi một ký hiệu (chữ cái) tương ứng với một âm hay một tổ hợp âm, thì trong hệ thống chữ tượng hình mỗi một ký hiệu tương ứng với một từ hay một hình vị (đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa trong ngôn ngữ tương ứng). Nếu những đại diện của chữ tượng thanh là những hệ thống chữ cái như chữ cái Latin, chữ Ả Rập, chữ Hindu, cũng như hiragana và katakana của Nhật Bản, thì đại diện của chữ tượng hình gồm có chữ tượng hình Ai Cập, chữ Hán, chữ Maya.

Mục lục

[sửa] Những hệ thống chữ tượng hình

Chữ tượng hình là loại chữ được phát minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Nhiều dân tộc đầu tiên của thế giới đã sử dụng những hệ thống chữ tượng hình làm hệ thống chữ viết đầu tiên cho mình. Sau đây là một vài ví dụ của các dân tộc nguyên thủy ở những vùng Trung Cận Đông, Trung Quốc và Trung Mỹ.

  • Chữ tượng hình dựa trên âm tiết
    • Chữ tượng hình Anatolia và chữ hình nêm - các dân tộc cổ đại ở Tây Á
    • Chữ Hán - các dân tộc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều TiênViệt Nam
    • Chữ Di (cổ) - dân tộc Di ở tây nam Trung Quốc
    • Chữ Maya - các dân tộc Maya ở Trung Mỹ

Trong đó, chữ Đông Ba là chữ thuần tượng hình duy nhất còn được dùng cho đến ngày nay, và chữ Hán là chữ tượng hình duy nhất còn được dùng phổ biến trong thời hiện đại. Trong họ chữ Hán, chữ Nhật Bản hiện nay cũng được dùng phổ biến, nhưng nó bao gồm cả chữ tượng hình (chữ Hán hay kanji) và chữ tượng thanh (hiragana, katakana) dùng trộn lẫn với nhau.

[sửa] Những điều lợi và bất lợi

Những điều lợi và bất lợi liệt kê dưới đây tập trung chủ yếu vào tính "thuần tượng hình", tức khía cạnh ngữ nghĩa, chứ không phải khía cạnh ngữ âm của chữ tượng hình.

[sửa] Điều lợi

  • Tính thống nhất ý nghĩa: mỗi chữ mang một ý nghĩa thống nhất cho mọi ngôn ngữ. Đây là cái lợi lớn nhất mà người Trung Quốc đã tận dụng được để thống nhất các ngôn ngữ khác nhau (được người Trung Quốc gọi là "tiếng địa phương") trong quốc gia rộng lớn của họ. Nhờ sức mạnh biểu ý đó mà chữ Hán đã lan rộng ra các nước lân cận như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Cũng nhờ tính biểu ý đó mà các dân tộc cổ đại lưu truyền kiến thức lại được một cách dễ dàng (các nhà khảo cổ học có thể hiểu được những ký hiệu khắc trên đá, dù không biết tiếng nói thời đó ra sao).
  • Dễ dàng nhớ nghĩađoán nghĩa: nhờ vào tính tượng hình mà khi nhìn mặt chữ, người ta dễ dàng nhớ nghĩa của nó; khi gặp một chữ mới, người ta cũng dễ dàng đoán ra ý nghĩa của nó dựa vào những chữ (cơ bản hơn) đã học.

[sửa] Điều bất lợi

  • Phức tạp: số chữ trong một hệ thống chữ tượng hình của một ngôn ngữ thường lớn hơn rất nhiều so với số chữ cái trong một hê thống chữ tượng âm tương ứng; hơn nữa, những chữ tượng hình diễn ta những khái niệm cao cấp thường có cấu tạo phức tạp. Đây là bất lợi lớn nhất của chữ tượng hình khiến cho người học tốn nhiều công sức để học và nhớ hết các chữ, khiến cho quá trình tự động hóa như in ấn, truyền điện tín, lưu trữ điện tử trở nên vô cùng khó khăn (thực tế là ngày xưa, ngay cả việc khắc bản in, người ta cũng phải làm thủ công).
  • Chữ và tiếng không có liên quan: nếu không thông thạo ngôn ngữ và toàn bộ hệ thống chữ tượng hình tương ứng thì một người không thể nào phát âm được một chữ mới, và ngược lại không thể viết lại khi nghe những từ lạ.

[sửa] Vấn đề về thuật ngữ

[sửa] Khía cạnh ngữ âm và ngữ nghĩa

Tuy "tượng hình" là nói về ý nghĩa, nhưng thực ra rất hiếm những hệ thống chữ viết là "thuần tượng hình", đa số đều chứa cả khía cạnh ngữ âm lẫn khía cạnh ngữ nghĩa trong cùng một một hệ thống chữ tượng hình.

[sửa] Khía cạnh ngữ âm

Trong một hệ thống chữ tượng hình, thường có những chữ mang theo một thành phần định âm hoặc có âm được suy ra từ những chữ liên quan, và cả những chữ chỉ dành để định âm.

  • Có thành phần định âm: trong chữ Hán, những chữ kiểu hình-thanh (xem Lục Thư) gồm một "phần hình" mang ý nghĩa và một "phần thanh" mang phát âm. Ví dụ: chữ 忠 (trung) gồm phần hình 心 (tâm, mang nghĩa "trái tim", "tấm lòng") và phần thanh 中 (trung, có nghĩa "ở trong", "ở giữa") hợp lại thành nghĩa "tấm lòng trung" (như trong "trung thành").
  • Có âm suy ra từ chữ liên quan: trong chữ Nôm, những chữ Nôm "giả tá âm" mượn âm Hán-Việt của một chữ Hán, nhưng được hiểu theo nghĩa tương ứng với âm Nôm (âm thuần Việt). Ví dụ: chữ 終 (Hán-Việt "chung") có nghĩa là kết thúc (như trong "chung kết") được mượn làm chữ "chung" nghĩa là "cùng nhau" (như trong "chung một giàn").
  • Chữ định âm: trong chữ hình nêm, phần lớn là những chữ chỉ dùng để chỉ một âm nào đó (giống như chữ cái trong chữ tượng thanh). Ví dụ: 𒀀="a", 𒐀="ba", 𒁕="da".

[sửa] Khía cạnh ngữ nghĩa

Trong một hệ thống chữ tượng hình, một chữ thường được cấu tạo từ (hoặc mang theo) một vài thành phần mang ý nghĩa cơ bản, như những bộ thủ trong chữ Hán, hay những định tố trong chữ tượng hình Ai Cập.

[sửa] "Tượng hình" trong chữ Hán

Trong các cách cấu tạo chữ Hán, hay còn gọi là Lục Thư, "tượng hình" còn là cách cấu tạo đơn giản nhất dùng để tạo nên các chữ Hán sơ khai nhất mang những ý nghĩa cơ bản nhất bằng cách "vẽ lại" hình dạng của những thứ thường gặp. Ví dụ: để chỉ Mặt Trăng người ta vẽ Hình:Chutuonghinh_mattrang1.jpg, sau thành chữ 月; để chỉ dòng nước, người ta vẽ Hình:Chutuong_hinhnuoc.jpg, sau thành chữ 水, v.v. Và hiển nhiên, những chữ tượng hình kiểu này là những chữ "thuần tượng hình".

[sửa] Thuật ngữ thay thế

Vì "tượng hình" là nói về ý nghĩa (như định nghĩa trên đầu bài), nhiều người chủ trương dùng "chữ biểu ý" thay cho "chữ tượng hình", và tương tự, "chữ biểu âm" thay cho "chữ tượng thanh". Cách dùng này còn tránh được nhầm lẫn với cách thứ nhất để cấu tạo chữ Hán như đã nêu trên. Tuy nhiên, "biểu ý" vẫn có thể được hiểu là cách thứ hai để cấu tạo chữ Hán, tương đương với "chỉ sự".

[sửa] Xem thêm

Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com