Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Trận chiến đảo Saipan – Wikipedia tiếng Việt

Trận chiến đảo Saipan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các LVT vào đất liền ngày 15 tháng 6 năm 1944. Tàu USS Birmingham ở đằng trước; tàu tuần tiễu đang bắn ở đằng sau là tàu Indianapolis
Các LVT vào đất liền ngày 15 tháng 6 năm 1944. Tàu USS Birmingham ở đằng trước; tàu tuần tiễu đang bắn ở đằng sau là tàu Indianapolis

Trận Saipan thuộc mặt trận Chiến tranh Thái Bình Dương của Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra trên đảo Saipan thuộc quần đảo Mariana ngày 15 tháng 6, 19449 tháng 7, 1944. Tại đây, các sư đoàn Thủy quân lục chiến số 2 và Thủy quân lục chiến số 4 cùng sư đoàn Bộ binh số 27 của Mỹ do Trung tướng Holland Smith chỉ huy đã đánh bại sư đoàn số 43 thuộc quân đội Đế chế Nhật của Trung tướng Yoshitsugu Saito.

Mục lục

[sửa] Bối cảnh

Trong những chiến dịch năm 1943 và nửa đầu 1944, quân Đồng minh đã chiếm được các quần đảo Salomon, Gilbert cũng như quần đảo Marshall và bán đảo Papuan thuộc New Guinea. Điều này đã tạo điều kiện cho quân Đồng minh tiếp tục đánh chiếm các phòng tuyến chính của quân Nhật : các quần đảo Caroline, Palau và Mariana (bị chiếm đóng bởi người Nhật từ cuối Thế chiến thứ nhất) vốn được phòng thủ rất nghiêm ngặt.

Quân đồng minh đã tiến hành hai chiến dịch để bẻ gãy phòng tuyến này : Thứ nhất, các lực lượng Tây Nam Thái Bình Dương của tướng Douglas MacArthur tiến về Philippines qua đường New Guinea và đảo Morotai. Thứ hai, đội quân Trung tâm Thái Bình Dương của Đô đốc Chester Nimitz tấn công quần đảo Mariana. Việc chọn mục tiêu là quần đảo Mariana bắt nguồn từ việc ra mắt loại máy bay ném bom tầm xa mới B-29 Superfortress. Nếu Mariana nằm trong tay quân Đồng minh, Tokyo sẽ là mục tiêu lý tưởng nằm trong tầm hoạt động 1,500 dặm (2,400km)của loại máy bay này.

Người Nhật đã sẵn sàng chờ đợi một cuộc tấn công vào nơi nào đó trên vành đai phòng thủ của họ, mặc dù một cuộc tấn công vào quần đảo Caroline được xem là có khả năng xảy ra nhất. Để tăng cường tiếp tế cho các đơi vị đồn trú trên các đảo, họ cần những lực lượng hải quân, không quân mạnh hơn. Vì thế, chiến dịch A-Go, môt cuộc tấn công bằng tàu sân bay, đã được chuẩn bị cho tháng 6, 1944.

[sửa] Trận chiến

Các cuộc oanh tạc và bắn phá hòn đảo bắt đầu ngày 13 tháng 6 năm 1944. 15 chiến hạm được điều động, 165,000 quả đạn pháo được bắn ra.

Cuộc đổ bộ bắt đầu lúc 7 giờ ngày 15 tháng 6, 1944. 8,000 lính thủy quân lục chiến trên hơn 300 tàu đổ bộ đổ bộ xuống bờ biển phía tây đảo Saipan vào khoảng 9 giờ. Các đơn vị pháo binh của Nhật chuẩn bị rất cẩn thận : họ đặt những lá cờ trên vịnh để xác định tầm bắn. Điều này cho phép họ phá hủy khoảng 20 xe tăng lội nước bên phía Mỹ. Nhưng khi trời sẩm tối, các sư đoàn lính thủy đánh bộ số 2 và sớ 4 đã đổ bộ trên một khu vực rộng gần 10km và sâu 1km vào trong đất liền. Quân Nhật phản công khi trời tối nhưng bị đẩy lùi với thương vong nặng nề. Ngày 16 tháng 6, sư đoàn bộ binh số 27 quân đội Hoa Kỳ đổ bộ và tiến về sân bay Aslito. Quân Nhật một lần nữa lại đánh trả trong đêm. Đến ngày 18 tháng 6, tướng Saito bỏ sân bay Aslito.

Cuộc tấn công làm bất ngờ quân Nhật, vốn đang chờ đợi một cuộc công kích ở hướng nam. Đô đốc Toyada Soemu, tổng tư lệnh Hải quân Nhật, nhận ra đây là thời cơ để sử dụng lực lượng A-Go để tấn công Hải quân Mỹ quanh đảo Saipan. Nhưng kết quả của Trận chiến biển Philippines là một thảm họa đối với Hải quân Đế chế Nhật-họ mất 3 tàu sân bay và hàng trăm máy bay. Không còn hy vọng cho phe phòng thủ trên đảo Saipan.

Không có tiếp viện, tình hình trên đảo trở nên vô vọng, nhưng người Nhật quyết chiến đấu cho đến người cuối cùng. Saito tổ chức binh lính của ông thành những hàng, bám trụ vào núi Tapotchau trong địa hình đồi núi có thể phòng thủ ở trung tâm đảo Saipan. Những biệt danh mà lính Mỹ đặt cho các trận chiến-"Hell’s Pocket", "Purple Heart Ridge" và "Death’s Valley"-đã cho thấy tính khốc liệt của chúng. Quân Nhật sử dụng các hang động trong địa hình núi lửa để cản trở quân Mỹ bằng cách ngày nấp trong hang, đêm xông ra phá vòng vây. Người Mỹ dần dần mở các chiến dịch nhằm "dọn dẹp" các hang động này bằng cách sử dụng những đội lính súng phun lửa hỗ trợ bởi pháo binh và súng máy.

Tuy nhiên, chiến dịch bị phá hỏng bởi những cuộc tranh cãi, mâu thuẫn nội bộ khi Tướng Thủy quân lục chiến Holland "Howling Mad" Smith không hài lòng với những gì mà Sư đoàn bộ binh số 27 đã thể hiện.

Trong trận chiến trên đảo Saipan, những người đọc mã Navajo đóng một vai trò then chốt trong việc dẫn đường cho pháo hải quân bắn vào các vị trí của Nhật.

Ngày 7 tháng 7, quân Nhật không còn đường lùi. Tướng Saito ra lệnh cho những người lính lành lặn còn lại của ông-khoảng 3000 người-tự sát, sau đó ông cũng tự vẫn. Hàng trăm thường dân Nhật cũng tự sát trong những ngày cuối của trận chiến. Trong đó, một số nhảy xuống từ "Suicide Cliff" và "Banzai Cliff". Những nỗ lực của lính Mỹ nhằm thuyết phục họ đầu hàng thay vì tự sát đa số không có hiệu quả.

[sửa] Guy Gabaldon

Binh nhất Guy Gabaldon, một lính Mỹ gốc Mexico quê Los Angeles, California, được chính thức công nhận về việc bắt giữ khoảng 1000 tù binh Nhật trong suốt trận chiến. Binh nhất Gabaldon, vốn được nuôi dưỡng bởi những người Nhật gốc Mỹ, đã sử dụng vốn tiếng Nhật và mưu mẹo của mình để để thuyết phục binh lính và thường dân Nhật rằng lính Mỹ không phải là những kẻ man rợ, và họ sẽ được đối xử tử tế nếu đầu hàng. Để vinh danh lòng dũng cảm của anh, cấp trên đã trao tặng Guy Gabaldon huân chương Ngôi Sao Bạc (Silver Star)-sau này trở thành Thập tự Hải quân (Navy Cross). Chiến công của anh sau này đã được mô tả trong một bộ phim năm 1960 tựa đề Hell to Eternity do Jeffrey Hunter thủ vai chính.

Suốt cuộc chiến, các chỉ huy đã đề nghị trao tặng binh nhất Guy Gabaldon Huân chương Danh dự (Medal of Honor) vì hành động của anh. Tuy nhiên, phần thưởng lúc đầu của anh chỉ là Ngôi Sao Bạc. Năm 1998, những nỗ lực nhằm giành Huân chương Danh dự cho Guy Gabaldon được khởi xướng. Cho đến nay, nó vẫn còn đang tiếp tục.

[sửa] Kết quả

Thất bại của quân Nhật trong trận đánh Saipan đã kéo theo sự sụp đổ của Thủ tướng Nhật Hideki Tojo. Ngay sau khi tin thất trận bay về Tokyo, Tojo đuợc giải vây với tư cách là đầu não của quân đội Nhật Bản. Ngày 18 tháng 7, 1944, Tojo cùng toàn bộ chính phủ từ chức.

Sau trận chiến, đảo Saipan trở thành một căn cứ quan trọng cho các chiến dịch khác trong quần đảo Mariana, và cuộc tấn công Philippines sau này (tháng 10/1944), quần đảo Ryukyu cũng như chính Nhật Bản.

Đại úy quân Nhật Sakeo Oba không chịu đầu hàng, ẩn trốn trong những ngọn núi cùng 46 binh lính khác, cho đến khi ông phải đầu hàng ngày 1 tháng 12 năm 1945.

[sửa] Các bộ phim

Bộ phim Windtalkers năm 2002 đã mô tả lại trận đánh. Tuy nhiên, các cảnh về đảo Saipan lại được quay ở Hawaii và miền nam California.

[sửa] Tham khảo

  • Chen, C. Peter. "The Marianas and the Great Turkey Shoot". World War II Database. Retrieved on 2005-05-31.
  • Hoffman, Major Carl W., USMC (1950). Saipan: The Beginning of the End. USMC Historical Monograph. Historical Branch, United States Marine Corps. Retrieved on 2005-12-19.
  • Jones, Don. Oba, The Last Samurai, Presido Press, 1986. (ISBN 089141245X)
  • Petty, Bruce M. Saipan: Oral Histories of the Pacific War, McFarland and Company, 2001. (ISBN 0786409916)
  • U.S. Army Campaigns of World War II: Western Pacific. CMH Pub 72-29, U.S. Army Center of Military History: (2003). Retrieved on
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com