Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Nam Tuyền Phổ Nguyện – Wikipedia tiếng Việt

Nam Tuyền Phổ Nguyện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư Trung Quốc

Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng

Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư

Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng

Lâm Tế tông

  • Huệ Nhiên, Hưng Hoá
    Định Thượng Toạ, Đồng Phong Am Chủ
  • Nam Viện Huệ Ngung
  • Phong Huyệt Diên Chiểu
  • Thủ Sơn Tỉnh Niệm
  • Thiện Chiêu, Quy Tỉnh
  • Thạch Sương, Huệ Giác
  • Hoàng Long, Dương Kì
  • Tổ Tâm, Thủ Đoan
  • Ngộ Tân, Pháp Diễn
  • Huệ Khai, Viên Ngộ
  • Đại Huệ, Thiệu Long

Tào Động tông

  • Động Sơn, Tào Sơn, Long Nha
  • Đạo Ưng, Nghĩa Thanh
  • Đạo Khải, Tử Thuần, Chính Giác
  • Như Tịnh

Quy Ngưỡng tông

Vân Môn tông

  • Trừng Viễn, Trí Môn, Tuyết Đậu
  • Thảo Đường, Chính Thụ

Pháp Nhãn tông

  • Pháp Nhãn, Đức Thiều
  • Diên Thọ, Đạo Nguyên

Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. nánquán pǔyuàn 南泉普願, ja. nansen fugan), 738-835, là Thiền sư Trung Quốc, một trong những môn đệ lừng danh của Mã Tổ Đạo Nhất và là thầy của một học trò không kém uy dũng là Triệu Châu Tòng Thẩm. Ngoài Triệu Châu ra, Sư còn 17 đệ tử nối pháp nhưng không ai vượt qua pháp lực của hai vị Triệu Châu và Trường Sa Cảnh Sầm. Sư được nhắc đến nhiều trong các tập công án như Bích nham lục (Công án 28, 31, 40, 63, 64) và Vô môn quan (14, 19, 27, 34).

[sửa] Cơ duyên

Sư họ Vương, quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, xuất gia từ nhỏ. Trước khi đến tham vấn Mã Tổ, mong đạt được yếu chỉ “giáo ngoại biệt truyền”, Sư đã học kĩ giáo lí của Pháp tướng, Tam luậnHoa Nghiêm tông. Đến Mã Tổ, Sư bỗng dưng đại ngộ, “được cá quên nơm”.

Một hôm, Sư bưng cháo cho chúng, Mã Tổ hỏi: “Trong thùng này, thông là cái gì?” Sư đáp: “Ông già nên ngậm miệng, nói năng làm gì?” Mã Tổ nghe vậy bèn thôi.

[sửa] Pháp ngữ

Rời Mã Tổ, Sư đến núi Nam Tuyền cất am ở ẩn, hơn 30 năm không xuống núi. Sau đó, một vị quan lên thỉnh Sư xuống dạy pháp và từ đây, học giả bốn phương đua nhau đến. Những lời dạy hùng dũng, có lúc lại “ngược”, mâu thuẫn với lời của những vị Thiền sư khác của Sư được nhiều người trong giới thiền hâm mộ và lấy đó làm Thoại đầu.

Sư thượng đường:

“Các ông, Lão tăng lúc mười tuổi đã biết kế sống, có ai biết kế sống ra trình, sẽ cùng người ấy thương lượng, người ấy mới đáng ở núi.”
Sư lặng thinh giây lâu nói: “Vô sự! Trân trọng! Mỗi người đều tu hành.”

Đại chúng vẫn ngồi yên, Sư bảo:

“Huynh đệ người thời nay gánh Phật để trên vai mà đi, nghe Lão tăng nói ‘Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo’ bèn hội họp suy nghĩ. Lão tăng không có chỗ để các ngươi suy nghĩ. Nếu các ngươi trói hư không lấy gậy đập được, Lão tăng sẽ cho suy nghĩ.”
Có vị tăng hỏi Sư: “Trong hư không có một hạt châu là sao lấy được?”
Sư bảo: “Chặt tre làm thang bắc trong hư không lấy.”
Tăng hỏi: “Trong hư không làm sao bắc thang?”
Sư hỏi lại: “Ngươi nghĩ thế nào lấy?”

Sư sắp tịch, một vị tăng hỏi:

“Sau khi Hoà thượng trăm tuổi đi về chỗ nào?”
Sư bảo: “Làm con trâu dưới núi.”
Tăng hỏi: “Con theo Hoà thượng được chăng?”
Sư đáp: “Nếu ngươi muốn theo ta phải ngậm theo một bó cỏ.”

Niên hiệu Thái Hoà thứ tám, ngày rằm tháng hai, Sư có chút bệnh bảo chúng: “Sao che đèn huyễn lâu vậy, chớ bảo ta có đi lại!” Nói xong, Sư viên tịch, thọ 87 tuổi. Những lời dạy của Sư được ghi lại trong Trịnh Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền sư quảng lục.

[sửa] Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Ngôn ngữ khác
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com