Ebooks, Audobooks and Classical Music from Liber Liber
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z





Web - Amazon

We provide Linux to the World


We support WINRAR [What is this] - [Download .exe file(s) for Windows]

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
SITEMAP
Audiobooks by Valerio Di Stefano: Single Download - Complete Download [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Alphabetical Download  [TAR] [WIM] [ZIP] [RAR] - Download Instructions

Make a donation: IBAN: IT36M0708677020000000008016 - BIC/SWIFT:  ICRAITRRU60 - VALERIO DI STEFANO or
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Lăng kính – Wikipedia tiếng Việt

Lăng kính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 Nếu một tia sáng đi vào trong một lăng kính, với góc lăng kính hợp lý, nó sẽ tạo ra kết quả là một quang phổ
Nếu một tia sáng đi vào trong một lăng kính, với góc lăng kính hợp lý, nó sẽ tạo ra kết quả là một quang phổ

Lăng kính là một dụng cụ quang học, sử dụng để khúc xạ, phản xạtán xạ ánh sáng sang các màu quang phổ (như màu sắc của cầu vòng). Lăng kính thường được làm theo dạng kim tự tháp đứng, có đáy là hình tam giác.

Tia sáng đi từ một môi trường (như môi trường không khí) sang một môi trường khác (như thủy tinh trong lăng kính), nó sẽ bị chậm lại, và giống như kết quả, nó sẽ hoặc bị cong (khúc xạ) hoặc bị phản xạ hoặc đồng thời xảy ra cả hai hiện tượng trên. Góc mà tia sáng hợp với trục thẳng góc tại điểm mà tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là góc tới, và góc tạo ra ở đầu bên kia, qua quá trình khúc xạ được gọi là góc ló. Tương tự, tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là tia tới và tia sáng đi ra ngoài lăng kính được gọi là tia ló.

Các lăng kính phản xạ được sử dụng để phản xạ ánh sáng, ví dụ như các ống nhòm, vì, nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần, chúng dễ dàng được sử dụng hơn là các gương. Các lăng kính tán sắc được sử dụng để chia ánh sáng thành các thành phần quang phổ màu, bởi vì độ khúc xạ của chúng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng (hiện tượng tán sắc); khi một tia sáng trắng đi vào trong lăng kính, nó có một góc tới xác định, trải qua quá trình khúc xạ, và phản xạ bên trong lăng kính, dẫn đến việc tia sáng bị bẻ cong, hay gập khúc, và vì vậy, màu sắc của tia sáng ló sẽ khác nhau. Ánh sáng màu xanh có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng màu đỏ và vì vậy nó cong hơn so với ánh sáng màu đỏ. Cũng có loại lăng kính phân cực, nó có thể chia ánh sáng thành các thành phần phân cực khác nhau.

Isaac Newton là người đầu tiên cho rằng các lăng kính có thể chia ánh sáng ra các màu từ ánh sáng trắng. Newton đã đặt một lăng kính thứ hai, nơi mà các ánh sáng sau khi tán sắc sẽ đi vào trong nó, và tìm thấy rằng, các màu sắc không hề thay đổi. Ông ấy kết luận các lăng kính phân chia các màu sắc. Ông còn sử dụng một thấu tính, giống như một lăng kính thứ hai để tạo ra cầu vồng từ ánh sáng trắng.

Mục lục

[sửa] Các loại lăng kính

  • Lăng kính Abbe
  • Lăng kính Amici
  • Lăng kính Broca
  • Lăng kính Cornu
  • Lăng kính Dollond
  • Lăng kính lật hình
  • Lăng kính Littrow
  • Lăng kính năm mặt
  • Lăng kính nhìn thẳng
  • Lăng kính Porro
  • Lăng kính quay Risley
  • Lăng kính Rochon
  • Lăng kính tiêu sắc
  • Lăng kính Wads-Worth

[sửa] Các công thức

[sửa] Trường hợp tổng quát

Khi một tia sáng đi vào trong một lăng kính, tại điểm tới I, nó sẽ tạo ra góc tới với phương pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lăng kính tại điểm tới I), gọi là i1, một phần của ánh sáng sẽ phản xạ, phần còn lại đi vào trong lăng kính, được gọi là hiện tượng khúc xạ. Tia sáng sẽ bị gập khúc, hoặc khuỳnh ra tùy theo môi trường của lăng kính, vì thế nó sẽ tạo ra một góc lệch, gọi là r1. Ánh sáng tiếp tục đi đến mặt lăng kinh bên kia, quá trình phản xạ và khúc xạ lại diễn ra tương tự, với môi trường ngược lại. Kết quả, nó sẽ tạo ra góc lệch r2 và góc ló i2. Công thức tổng quát đó là:

  • sin(i1) = nsin(r1)
  • sin(i2) = nsin(r2)
  • \hat{A} = r_1 + r_2
  • Góc lệch: \hat{D} = i_1 + i_2 - \hat{A}

Với n là chiết suất lăng kính đối với mặt ngoài.

[sửa] Trường hợp góc nhỏ

Khi góc \hat{A}i1 đều nhỏ, thì mọi góc khác r_1, r_2, i_2, \hat{D} cũng nhỏ, vì thế ta có:

  • i1 = nr1
  • i2 = nr2
  • \hat{A} = r_1 + r_2
  • \hat{D} = \hat{A}(n-1)

[sửa] Chiều lệch của tia sáng

  • n > 1: Lệch về đáy lăng kính, trường hợp này thường diễn ra.
  • n < 1: Lệch về đỉnh lăng kính, trường hợp này ít gặp hơn.

[sửa] Độ lệch cực tiểu

Điều kiện: i_1 = i_2 <=> \hat{D_{min}}

Khi ấy: \hat{A} = 2r_1\hat{D_{min}} = 2i_1 - \hat{A}

chiết suất được tính theo công thức: n = \frac{sin(\frac{D_{min} + A}{2})}{sin\frac{A}{2}}

[sửa] Điều kiện có tia ló

  • i_1 \le i_o với i0 = nsin(Ai')
  • Chỉ tính được i0 nếu \hat{A} \ge 2 i'

Khi \hat{A} > 2 i' thì mặt thứ hai của lăng kính luôn luôn phản xạ.

[sửa] Ảnh cho bởi lăng kính

Chỉ có ảnh rõ nét nếu:

  • Chùm tia tới là một chùm nhỏ đến gần đỉnh
  • Góc tới trung bình của chùm tới ứng với độ lệch cực tiểu
  • Ảnh và vật cách đều A và hợp với A góc Dmin

[sửa] Các bài toán về lăng kính

  • Vẽ đường đi của tia sáng
  • Trường hợp có góc D cực tiểu
  • Lăng kính kết hợp với một quang cụ khác
  • Lăng kính tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau


Các chủ đề chính trong quang học
Vật liệu quang học | Cách tử | Dụng cụ quang học | Giao thoa | Kính hiển vi | Khúc xạ | Lăng kính | Ma trận quang | Nhiễu xạ | Phản xạ | Phân cực | Quang học Fourier | Quang học Hamilton | Quang học phi tuyến | Quang sai | Sợi quang học | Tán xạ
Our "Network":

Project Gutenberg
https://gutenberg.classicistranieri.com

Encyclopaedia Britannica 1911
https://encyclopaediabritannica.classicistranieri.com

Librivox Audiobooks
https://librivox.classicistranieri.com

Linux Distributions
https://old.classicistranieri.com

Magnatune (MP3 Music)
https://magnatune.classicistranieri.com

Static Wikipedia (June 2008)
https://wikipedia.classicistranieri.com

Static Wikipedia (March 2008)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com/mar2008/

Static Wikipedia (2007)
https://wikipedia2007.classicistranieri.com

Static Wikipedia (2006)
https://wikipedia2006.classicistranieri.com

Liber Liber
https://liberliber.classicistranieri.com

ZIM Files for Kiwix
https://zim.classicistranieri.com


Other Websites:

Bach - Goldberg Variations
https://www.goldbergvariations.org

Lazarillo de Tormes
https://www.lazarillodetormes.org

Madame Bovary
https://www.madamebovary.org

Il Fu Mattia Pascal
https://www.mattiapascal.it

The Voice in the Desert
https://www.thevoiceinthedesert.org

Confessione d'un amore fascista
https://www.amorefascista.it

Malinverno
https://www.malinverno.org

Debito formativo
https://www.debitoformativo.it

Adina Spire
https://www.adinaspire.com