Kinh tế học
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kinh tế học (có nguồn gốc từ chữ oikonomostrong tiếng Hy Lạp, tức "quản lí gia đình") là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa.
Kinh tế học có hai nhánh chính: kinh tế học vi mô, nghiên cứu các hoạt động kinh tế riêng lẻ (hộ gia đình, cơ sở thương mại), và kinh tế học vĩ mô, nghiên cứu các hoạt động kinh tế trong một thể thống nhất (cung cầu, hàng hóa, tiền tệ, vốn). Mục đích chung của khoa học kinh tế là tìm ra qui luật chủ quan chung chi phối quá trình hoạt động kinh tế của xã hội.
Mục lục |
[sửa] Định nghĩa kinh tế học
Kinh tế học, nói nôm na, là một môn khoa học xã hội chủ yếu nghiên cứu hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân. Nhưng trong thực tế tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học, đặc biệt cần lưu ý là kinh tế chính trị và kinh tế học hiện đại. Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa được thừa nhận chính thức. Barbara Wootton từng viết "Nếu như sáu nhà kinh tế gặp nhau sẽ có bảy quan điểm". Tùy theo thời kì lịch sử mà môn khoa học kinh tế nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động xã hội, nhưng nhìn chung chỉ tập trung ở ba vấn đề chính: sự giàu có, sự thịnh vượng và sự khan hiếm.
[sửa] Định nghĩa sự giàu có
Đinh nghĩa "kinh tế" vào thời mới khai sinh của môn khoa học này rất đơn giản: nghiên cứu về sự giàu có. Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa từ "kinh tế" trong cuốn sách nổi tiếng Wealth of Nations (Sự giàu có của các quốc gia) của ông là: Khoa học học gắn liền với những qui luât về sản xuất, phân phối và trao đổi. Ông cho rằng "sự giàu có" chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lượng lao động và tài nguyên sẵn có.
Về định nghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh tế là người ta cố gắng thực hiện những công việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của mình (tiền, sức khoẻ, tài năng bẩm sinh, và nhiều tài nguyên khác) để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhân loại. Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình. Hoạt động Kinh tế là bất kỳ hoạt động nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ), đem trao đổi và thu được một giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra.
Sự giàu có bắt đầu từ việc con người lao động để thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của bản thân minh. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ thỏa mãn được nhiều hơn nhu cầu của mình đối với các hàng hóa và dịch vụ khi tạo ra nhiều giá trị hơn. Vì vậy sự giàu có chính là việc có khả năng thanh toán nhiều hơn các hàng hóa và dịch vụ
[sửa] Kinh tế học
Kinh tế học là ngành khoa học xã hội nghiên cứu về kinh tế. Kinh tế học quan tâm đến các vấn đề như sản xuất và tiêu thụ thông qua những biến có thể đo lường. Nó bao gồm việc phân tích quá trình sản xuất, phân phối, buôn bán và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Kinh tế học được miêu tả là thực chứng khi nó nhằm mục đích giải thích các hậu quả từ những lựa chọn khác nhau dựa trên một tập hợp các giả định hay các quan sát và được gọi là chuẩn tắc khi nó nhằm đưa ra lời khuyên cần phải làm gì. Theo cách này, kinh tế học được chia thành kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
Ngành kinh tế học được chia thành hai nhánh chính: kinh tế học vi mô đề cập tới các đối tượng riêng lẻ như hộ gia đình và doanh nghiệp và kinh tế vĩ mô, đề cập tới toàn bộ nền kinh tế trong đó nó xem xét các yếu tố tổng cung và nhu cầu tiền tệ, vốn và hàng hoá. Các khía cạnh được sự quan tâm đặc biệt trong kinh tế học là việc phân bổ nguồn lực, sản xuất, phân phối, thương mại và cạnh tranh. Kinh tế học trên nguyên tắc và ngày càng có khả năng áp dụng giải quyết bất kỳ một vấn đề nào liên quan tới việc lựa chọn trên cơ sở khan hiếm hay khi cần xác định giá trị kinh tế. Trên thực tế, việc phân bổ những gì khan hiếm được coi là nguyên tắc cơ bản trong những định nghĩa của kinh tế học.
Kinh tế học sử dụng giá cả, cung và cầu để tạo ra các mô hình kinh tế nhằm dự đoán kết quả của các quyết định hay sự kiện và nó cũng phân tích hành vi của các xã hội nói chung.
[sửa] Các phân ngành
[sửa] Kinh tế học lý luận
Kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, kinh tế chính trị, lịch sử tư tưởng kinh tế, ...
[sửa] Kinh tế học ứng dụng
Kinh tế học công cộng, kinh tế học tiền tệ, kinh tế học quốc tế, kinh tế học phát triển, kinh tế học công nghiệp, kinh tế học nông nghiệp, ...
[sửa] Địa lý kinh tế
Kinh tế thế giới, kinh tế quốc dân, kinh tế vùng, ...
[sửa] Toán và thống kê kinh tế
Toán kinh tế, lý thuyết trò chơi, thống kê, kinh tế lượng, ...