Viêm gan siêu vi B
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viêm gan B | ||
---|---|---|
Mã ICD-10: | B16., B18.0-B18.1 | |
Mã ICD-9: | 070.2-070.3 |
?
Siêu vi trùng viêm gan B |
|||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Micrograph cho thấy hepatitis B
|
|||||||
Phân loại khoa học | |||||||
|
|||||||
|
Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do siêu vi trùng viêm gan B (HBV) gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.
Mục lục |
[sửa] Siêu vi trùng HBV
HBV thuộc loại siêu vi Hepadna với khả năng tồn tại cao. Nó có thể tồn tại 15 năm ở -20°C, 24 tháng ở -80°C, 6 tháng ở nhiệt độ trong phòng, và 7 ngày ở 44°C. HBV có genome gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3.2 kilo cặp base, tạo nên các antigen:
- HBsAg : thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể
- HBcAg : thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV đang phát triển
- HBeAg : nếu có trong máu bệnh nhân đang có khả năng lây rất cao
- gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan
- gen P
Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn nhiễm sẽ tạo kháng thể cho từng antigen của HBV (xem hình). Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm siêu vi trùng, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện.
Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác.
Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính.
Nếu có cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ gan và ung thư.
Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.
Ngoài ra, phòng thử nghiệm có thể dùng HBV DNA-p và HBV DNA trong máu hay trong mẫu thử lấy từ gan dùng để biết HBV đang phát triển hay không. [1]
[sửa] Dịch tễ học
Tại Hoa Kỳ: Hằng năm khoảng 200.000 người mới mắc bệnh HBV, khoảng 1-1,25 triệu người có siêu vi trùng viêm gan B trong máu. Bệnh có nhiều hơn ở dân Mỹ gốc Phi, dân Hispanic và người gốc châu Á, một số khác hay bị HBV là dân Eskimo, dân gốc đảo Thái Bình Dương và thổ dân Úc. HBV là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mạn tính và 10-15% ung thư gan. HBV làm khoảng 5,000 người chết mỗi năm, nhiều hơn ở tuổi trên 12 (lý do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc cấm chích mạch, nhiều bạn tình, ly dị, trình độ giáo dục thấp.
[sửa] Phân loại giai đoạn
[sửa] Viêm gan cấp tính
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người ghiền thuóc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể keó dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc "spider nevi" (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị trên da)
[sửa] Viêm gan mạn tính
Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan.
Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính)
[sửa] Biến chứng
- Suy gan
- Xơ gan
- Ung thư gan
[sửa] Điều trị
[sửa] Xét nghiệm máu
- Định dạng
HBsAg | HBeAg | anti-HBc IgM |
anti-HBc IgG |
anti-HBs | Trường hợp |
---|---|---|---|---|---|
+ | + | – | Đang trong giai đoạn viêm cấp | ||
+ | + | + | – | Đã qua thời kỳ viêm cấp - dễ lây nhiễm người khác | |
– | + | Đã qua thời kỳ viêm cấp, hoặc được chủng ngừa - hoàn toàn hồi phục |
- Theo dõi tình trạng của gan.
Bảng sau đây là thí dụ thử nghiệm gan của một bệnh nhân viêm gan mạn tính.
Thử nghiệm |
Bệnh nhân |
Đơn vị | Bình thường |
---|---|---|---|
T/PROTEIN: | 76 | g/L | (66 - 82) |
ALBUMIN: | 40 | g/L | (35 - 50) |
GLOBULIN: | 36 | g/L | (<35) |
T/BILIRUBIN: | 18 | umol/L | (<20) |
ALP: | 99 | IU/L | (<125) |
AST: | 146 | IU/L | (<50) |
ALT: | 93 | IU/L | (<45) |
GGT: | 52 | IU/L | (<50) |
[sửa] Sinh thiết Gan
[sửa] Tiên lượng
- Trường hợp bị HBV từ người mẹ có mầm bệnh lây qua nhau khi sanh: Phần lớn bị viêm gan mạn tính (90%) và dễ cócbiến chứng nặng như xơ gan hay ung thư gan về sau.
- Trường hợp bị HBV do lây khi đã trưởng thành: Một số ít có thể bị viêm mạn tính nhưng cơ hội bị biến chứng không nhiều. [2]
[sửa] Phòng ngừa
Lịch trình chủng ngừa tại Úc sửa
Tuổi | HBV | Tet | Diph | Pert | Polio | HIB | Pnm* | MMR | Men | Var | Flu | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Mới sanh | X | HBV: Viêm gan siêu vi B; Tet: Bệnh phong đòn gánh; Diph: Bệnh bạch hầu; Pert: Bệnh ho gà; Polio: Bệnh viêm tủy xám; HIB: Viêm màng não do Hemophilus influenzae B; Pnm* (loại 7vPCV) : Viêm màng não do Pneumococcus (trẻ em); Pnm* (loại 23vPPV): Viêm phổi do Pneumococcus (người lớn tuổi); MMR: Bệnh sởi, Quai bị và Sởi Đức; Men: Viêm màng não do Meningococcus Var: Bệnh thủy đậu; Flu: Bệnh cúm |
||||||||||
2 tháng | X | X | X | X | X | X | X | |||||
4 tháng | X | X | X | X | X | X | X | |||||
6 tháng | X | X | X | X | X | X | X | |||||
12 tháng | X | X | X | X | ||||||||
18 tháng | X | |||||||||||
4 tuổi | X | X | X | X | X | |||||||
10-13 tuổi | X | X | ||||||||||
15-17 tuổi | X | X | X | |||||||||
Trên 64 tuổi | X | X |
Nguồn: Trung tâm chủng ngừa Úc
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
- Viêm gan siêu vi B emedicine.com
- Thông tin dành cho bệnh nhân drthuthuy.com
- 50% Học Sinh Cấp 1 Và Cấp 2 Ở Việt Nam Mang Siêu Vi Gan Loại B www.vps.org
- Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B www.ykhoanet.com
- Viên gan loại B là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với người Việt www.hepb.org
- Viêm gan VIỆN THÔNG TIN THƯ VIỆN Y HỌC TRUNG ƯƠNG
[sửa] Chú thích
- ▲ Hepatitis B virus (HBV) testing - serum rcpamanual.edu.au
- ▲ Thông tin về VGSV B www.drthuthuy.com