Khoa học xã hội
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khoa học xã hội bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện con người của thế giới.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
[sửa] Phân ngành
[sửa] Nhân loại học
Nhân loại học (anthropology) là môn học chuyên sâu tìm hiểu những đặc tính của con người. Nhân loại học khác với những môn học khác bởi nó xoay quanh:
- Học thuyết tương đối về văn hoá (cultural relativism) – học thuyết nghiên cứu về những điều mà từng cá nhân nghĩ và làm dựa trên những quan điểm văn hoá tín ngưỡng của dân tộc họ
- Chuyên ngành nghiên cứu các hoạt động văn hoá tín ngưỡng, xây dựng các thuyết tương đối về văn hoá
- Khoa học so sánh (tìm ra điểm giống và khác nhau giữa) các nền văn hoá khác nhau
[sửa] Truyền tin học
Truyền tin học (communication studies) là môn học đào tạo khả năng truyền đạt thông tin gồm: tranh luận, diễn thuyết, hùng biện (rhetoric), giao tiếp nhóm (group communication), giao tiếp đa văn hóa (intercultural communication), đối thoại, nội tin (intrapersonal communication), thông tin trong tổ chức, thuyết thông tin (information theory), tiếp thị (marketing), thuyết phục (persuasion), tuyên truyền (propaganda), sự kiện xã hội (public affairs), quan hệ công chúng (public relations) và viễn thông (telecommunication).
[sửa] Nghiên cứu về văn hoá
Môn học nghiên cứu văn hoá (cultural studies) kết hợp xã hội học, lý thuyết về xã hội, lý thuyết về văn học (literary theory), lý thuyết về phương tiện truyền thông (media theory), điện ảnh, văn hoá nhân loại học (cultural anthropology), lịch sử nghệ thuật và phê bình nghệ thuật nhằm mục đích nghiên cứu những sự kiện văn hoá trong xã hội công nghiệp.
[sửa] Kinh tế học
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội giúp học viên phân tích và mô tả sự sản xuất, phân bố và tiêu dùng của hàng hoá và dịch vụ. Có nghĩa là, kinh tế học nghiên cứu phương cách mà cá nhân, tổ chức và xã hội tìm kiến những gì họ muốn và cần.
[sửa] Giáo dục
Giáo dục là một môn khoa học xã hội bao gồm kiến thức, niềm tin và kĩ năng về dạy và học. Những người giáo viên tốt là những người biết sử dụng tài liệu giảng dạy phong phú và vận dụng phương pháp một cách sáng tạo để truyền đạt kiên thức tới học sinh sinh viên.
[sửa] Địa lý học
Địa lý là môn khoa học về Trái Đất, những thực thể sống trên Trái Đất và sự phân bố đời sống của sinh vật. Địa lý trả lởi những câu hỏi "ở đâu" và "tại sao" những hiện tượng địa lý xảy ra.
[sửa] Sử học
Sử là một hệ thống những thông tin về quá khứ thu thập được. Sử học nghiên cứu và giải thích những ghi chép của loài người, của dòng tộc hoặc của một xã hội.
Sử học khác với tiền sử học. Kiến thức về sử học không chỉ là kiến thức về những sự kiện quá khứ mà còn là kĩ năng tư duy lịch sử.
[sửa] Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học là môn khoa học xã hội nghiên cứu ngôn ngữ - lời nói của con người.
[sửa] Khoa học chính trị
Khoa học chính trị vừa là một môn học chính qui (academic) vừa là một môn học nghiên cứu (research) (môn học dựa trên nghiên cứu là môn học mà dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu đề tài trên mạng để viết luận văn). Khoa học chính trị cung cấp kiến thức chính trị trên lý thuyết và trong thực tiễn. Đồng thời, khoa học chính trị cũng đề cập đến việc miêu tả và phân tích những hệ thống chính trị và hoạt động chính trị.
[sửa] Tâm lý học
Tâm lý học nghiên cứu suy nghĩ. cảm giác, sự sáng suốt dựa trên cử chỉ của con người, đồng thời nghiên cứu mối gắn kết của chúng với hoạt động của con người trên nhiều lãnh vực
[sửa] Chính sách xã hội
Chính sách xã hội học nghiên cứu về những đường lối chỉ đạo thay đổi hoặc duy trì những điều kiện sống theo hướng dẫn đến sự thịnh vượng cho xã hội.
[sửa] Xã hội học
Xã hội học nghiên cứu về những nhận thức của con người về xã hội.
[sửa] Phát triển (xã hội) học
Phát triển ( xã hội) học (development study) là môn khoa học xã hội gồm nhiều ngành nghiên cứu tập trung về những nước đang phát triển